Back to E-magazine
e magazine
20:00 | 26/04/2022
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!

20:00 | 26/04/2022

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là nhà ngoại giao và chuyên gia pháp lý kỳ cựu của Việt Nam, được giới luật quốc tế đánh giá cao. Thật giản đơn, điều đưa ông đến và gắn bó với sự nghiệp này chính là tình yêu biển cả và khát vọng được cống hiến cho Tổ quốc!
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!

Nhìn lại nhiệm kỳ vừa qua tại Ủy ban Luật pháp quốc tế, những điều Đại sứ tâm đắc nhất là?

Nhờ sự giúp đỡ, ủng hộ của Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành và cả người dân Việt Nam, tôi đã hoàn thành nhiệm kỳ đầu tiên của tôi (2017-2022) tại Ủy ban Luật pháp quốc tế của Liên hợp quốc (ILC).

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!
Một cuộc họp của ILC.

Là người có kiến thức, mạnh về thực tiễn ngoại giao, giải quyết các tranh chấp thực sự, nhiều năm là Trưởng đoàn và cố vấn đàm phán chuyên viên về biên giới lãnh thổ, đại diện cho các nước đang phát triển, tôi đã có những đóng góp nhất định cho công việc của Ủy ban.

Với vai trò đoàn kết, hòa đồng và đóng góp tích cực cho công việc của Ủy ban nên năm 2018, kỷ niệm 70 năm thành lập Ủy ban, tôi đã được các đồng nghiệp bầu vào vị trí Phó Chủ tịch thứ hai, một vị trí không phải ai ở nhiệm kỳ đầu tiên cũng có được. Đây là sự ghi nhận những nỗ lực của cá nhân tôi trong công việc của Ủy ban, pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật quốc tế. Đó cũng là niềm tự hào góp phần đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ căn dặn.

Tôi đã tham gia vào hai chủ đề mới nảy sinh và đang được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, đánh dấu sự phát triển mới của luật quốc tế, là ảnh hưởng của nước biển dâng và vai trò của luật quốc tế trong phòng chống đại dịch. Tôi đã có một báo cáo về tình hình thực thi và quan điểm của các nước trong khu vực Tây-Thái Bình Dương (khoảng 50 nước) đối với ảnh hưởng của nước biển dâng lên hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển cũng như các ranh giới phân định biển đã ký.

Báo cáo này đã được ghi nhận trong Báo cáo của nhóm nghiên cứu về “Nước biển dâng liên quan đến luật quốc tế” và được các đồng nghiệp đánh giá cao. Nó góp phần thể hiện quan điểm của các nước đang phát triển, trong đó có các quốc gia đảo nhỏ và các nước có châu thổ thấp như Việt Nam, Bangladesh về khả năng công nhận và đông cứng các đường cơ sở và ranh giới biển đã được thỏa thuận phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) bất kể các tác động của nước biển dâng.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!

Tôi là đồng tác giả đệ trình một chủ đề cho Chương trình làm việc dài hạn của Ủy ban vào năm 2021 về bảo vệ con người trong các đại dịch. Chúng tôi tham vọng sẽ đánh giá toàn diện việc thực thi Quy chế y tế 2005 của WHO, các văn bản và thực tiễn quốc gia hợp tác cùng phòng chống các đại dịch tương tự như Covid-19.

Lần thứ hai là thành viên ILC, Đại sứ có kỳ vọng, mục tiêu như thế nào?

ILC gồm 34 thành viên do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu ra, được công nhận có thẩm quyền về luật quốc tế, đại diện cho các trường phái luật trên thế giới.

Các sản phẩm cuối cùng đều là sản phẩm tập thể của Ủy ban. Quan hệ giữa các ủy viên dựa trên các yếu tố khách quan, hợp tác, tôn trọng và bổ sung cho nhau. Đây là diễn đàn tranh luận khoa học, cho nên không thể tránh khỏi “cãi nhau” căng thẳng nhưng đích đến đều dựa trên cơ sở khoa học và sự tôn trọng.

Tôi vinh dự được tái đắc cử vào vị trí thành viên ILC nhiệm kỳ 2023-2027. Trong nhiệm kỳ thứ hai, tôi tiếp tục phát triển, xây dựng dự thảo công ước quốc tế về phòng chống đại dịch cũng như tham gia vào các đề tài nóng khác mà thế giới đang phải đối mặt.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!

Việc tham gia ILC có ý nghĩa như thế nào với cá nhân Đại sứ và Việt Nam?

Việc tham gia ILC cho tôi cơ hội để đưa các thực tiễn Việt Nam vào các báo cáo của ILC về các vấn đề luật pháp như bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang, tội ác chống lại loài người, áp dụng tạm thời điều ước quốc tế, kế thừa quốc gia về trách nhiệm pháp lý quốc tế…

Các báo cáo hàng năm nay của ILC đều là tài liệu được các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa án quốc tế, Trọng tài quốc tế, các tòa án quốc gia và thực tiễn quốc gia trích dẫn nên rất có giá trị khi thực tiễn Việt Nam và khu vực được phổ biến.

Ví dụ, tôi đã trao đổi và đấu tranh để đưa vấn đề bộ đội tình nguyện Việt Nam vào Campuchia để cứu giúp nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng, một tội ác quốc tế, và góp phần bảo đảm an ninh hòa bình khu vực và thế giới.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!

Tôi đã tranh luận để trong báo cáo đưa vào kết luận 002/02 của Tòa án hình sự Campuchia về tội ác diệt chủng của các lãnh đạo Campuchia Dân chủ chống lại người Campuchia, người Chăm, người Việt và Đạo Phật. Khi đưa được vào tài liệu dự thảo Công ước chống tội ác diệt chủng có thể được thông qua trong tương lai thì ý nghĩa của nó rất lớn, vì đó là tài liệu tổng kết thực tiễn và lý luận của cả thế giới, đóng góp vào khẳng định các cống hiến của các nước, trong đó có Việt Nam đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!

Từng tham gia các đoàn đàm phán quan trọng về vấn đề biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia, từng giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia… nhìn lại Đại sứ gắn bó phần lớn với các hoạt động luật pháp, đây là cơ duyên hay là lựa chọn lý trí trong cuộc đời, thưa Đại sứ?

Như bao thanh niên khác thời chống Mỹ, tôi sinh ra trong thời loạn lạc nên ước mong duy nhất là đi bộ đội góp phần vào cuộc kháng chiến giành độc lập.

Trong quá trình tham gia quân đội, tôi trưởng thành từ Lữ đoàn 125 vận tải quân sự Trường Sa với truyền thống Đoàn tàu không số. Tình yêu biển cả và nghĩa vụ công dân bảo vệ Tổ quốc giúp tôi hiểu rằng đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo và các quyền tài phán trên biển của đất nước rất cần đến lĩnh vực pháp lý nhất là khi chúng ta tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Khi tôi có cơ hội học tập ở Pháp, tôi đã quyết định gắn bó với luật quốc tế. Tôi tự hào bảo vệ luận án tiến sĩ về luật biển tại Đại học Paris I Pantheon – Sorbone và có tác phẩm duy nhất đến nay về các vấn đề của luật Biển Việt Nam được giải thưởng quốc tế.

Tôi có cơ hội cùng đồng nghiệp vận dụng luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp của Việt Nam, không chỉ trên biển, còn trên đất liền, trên vùng trời, trong hoạt động thương mại, môi trường, y tế, quyền con người…

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!

Có lẽ chính cuộc sống chọn nghề cho tôi và tôi có quyết tâm gắn bó, đồng cam cộng khổ với nghề để vươn tới các mục tiêu.

Xuyên suốt hành trình “đồng cam cộng khổ” với nghề ấy, kim chỉ nam làm việc của Đại sứ là gì?

Phương châm làm việc của tôi rất đơn giản hãy say mê, sáng tạo và tự tin trong công việc của bạn rồi cuộc đời sẽ trả công bạn bằng cơ hội và may mắn.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!

Khi được giao nhiệm vụ gì tôi đều cố gắng hoàn thành. Tôi tự đặt cho mình các đích tiến lên để đi đến mục tiêu cao nhất. Không kiêu ngạo, không nản chí, chỉ có các tiêu chí và vẻ đẹp lấp lánh của luật pháp, của công lý vẫy gọi.

Trong lĩnh vực pháp luật, chỉ có sự phấn đấu, sáng tạo, hợp tác tốt với các đồng nghiệp, với bạn bè quốc tế, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và vì một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mới có thể đưa chúng ta đến những thành công không ngờ đến nhất.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!

Việt Nam đã và đang tích cực, trách nhiệm đóng góp cho Liên hợp quốc. Đại sứ đánh giá như thế nào về ngoại giao đa phương của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay?

Ngoại giao đa phương đóng vai trò rất quan trọng, là cầu nối để thiết lập quan hệ hữu nghị và bạn bè với các nước trên thế giới. Việc tham gia vào các thiết chế đa phương góp phần mang tiếng nói, hình ảnh của Việt Nam đến bạn bè quốc tế và ngược lại mang sự ủng hộ, tiếng nói, hình ảnh của bạn bè quốc tế đến với Việt Nam, từ đó nhân dân Việt Nam có thể hiểu hơn và thiết chặt tình cảm quốc tế.

Đồng thời, những nỗ lực tham gia vào các cơ chế đa phương cũng thúc đẩy giải quyết các vấn đề toàn cầu. Việc xử lý vấn đề toàn cầu nhất thiết cần phải có các thiết chế đa phương.

Năm vừa qua là năm thắng lợi của ngoại giao đa phương của Việt Nam khi chúng ta hoàn thành tốt vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; ký được thỏa thuận thành lập văn phòng đại diện Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế (PCA) tại Việt Nam; đại diện Việt Nam tái đắc cử vào ILC với số phiếu cao hơn lần trước, chứng tỏ cộng đồng quốc tế ngày càng tin tưởng vào vai trò của Việt Nam, năng lực của cán bộ ngoại giao Việt Nam.

Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã từng nói, năng lực của cán bộ ngoại giao Việt Nam hiện nay không còn giới hạn trong tầm khu vực mà phải vươn lên tầm quốc tế và tham gia sâu sắc hơn vào tất cả các tổ chức quốc tế.

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!

Ấn tượng lớn nhất của Đại sứ về những đóng góp của Việt Nam trong hai năm đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là gì?

Ở nhiệm kỳ trước (2008-2009), có thể nói Việt Nam đang trong giai đoạn khẳng định vị trí của mình trong Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, lần thứ hai đảm nhiệm vai trò này, Việt Nam đã thể hiện sự chủ động.

Đóng góp lớn nhất của Việt Nam, theo tôi, là trong các vấn đề về hòa bình. Việt Nam đã thúc đẩy tiến trình xây dựng lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Đây là nỗ lực tất cả chúng ta đều nhìn thấy rất rõ. Liên hợp quốc hiện nay cũng đang yêu cầu Việt Nam tăng cường thêm lực lượng để đóng góp cho lực lượng gìn giữ hòa bình.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã nói lên tiếng nói của các nước đang phát triển, giải quyết những điểm nóng ở một số nơi trên thế giới. Việt Nam đã liên kết giữa Liên hợp quốc với ASEAN, tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc với tổ chức khu vực.

Việt Nam cũng lần đầu tiên có sáng kiến đối với Đại hội đồng Liên hợp quốc để lấy ngày 27/12 là Ngày quốc tế về Phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng sâu sắc tới các nước trên thế giới; sáng kiến thành lập Câu lạc bộ của các nước UNCLOS 1982.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao: Cuộc sống chọn nghề cho tôi, tôi quyết tâm 'đồng cam cộng khổ' với nghề!
Thực hiện: Hà Phương

Thiết kế: Nguyễn Giang, Kim Liên

Nguồn ảnh: Báo TG&VN, TTXVN…

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.