Nhỏ Bình thường Lớn

ADB cảnh báo triển vọng ảm đạm của kinh tế châu Á trong 2 năm tới

Báo cáo kinh tế mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy đà tăng trưởng của châu lục này trong năm 2019 có thể “giảm tốc” năm thứ hai liên tiếp và mất đà hơn nữa vào năm 2020, một phần do những rủi ro gia tăng từ tranh chấp thương mại Mỹ - Trung.    
TIN LIÊN QUAN
adb canh bao trien vong am dam cua kinh te chau a trong hai nam 2019 2020 IABD hủy hội nghị tại Trung Quốc vì phe đối lập Venezuela không được vào dự họp
adb canh bao trien vong am dam cua kinh te chau a trong hai nam 2019 2020 Cơ hội cho các nhà thầu muốn nhận dự án từ ADB và WB

Theo dự báo của ADB, 45 quốc gia thành viên của ngân hàng này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ có mức tăng trưởng kinh tế trung bình 5,7% trong năm nay. Con số trên thấp hơn mức tăng ước tính 5,9% của năm 2018 và 6,2% trong năm 2017.

Mức dự báo mới nhất của ADB cho năm 2019 đã giảm nhẹ so với con số đưa ra hồi tháng 12/2018 là 5,8%. Trong năm 2020, nhóm các nước này được dự báo sẽ tăng trung bình 5,6%, mức chậm nhất kể từ năm 2001.

Theo dự báo của ADB, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 6,3% trong năm nay, thấp hơn so với mức 6,6% trong năm 2018. Nền kinh tế lớn nhất châu Á sau đó sẽ giảm tốc xuống 6,1% trong năm 2020 do những ảnh hưởng từ sự thắt chặt quản lý trên thị trường bất động sản, hoạt động ngân hàng ngầm và tranh chấp thương mại với Mỹ khiến xuất khẩu của nước này suy yếu.

adb canh bao trien vong am dam cua kinh te chau a trong hai nam 2019 2020
Khu thương mại trung tâm Bắc Kinh (CBD). (Nguồn: Wikipedia)

Ấn Độ dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2019 với mức tăng 7,2%, sau khi “hạ nhiệt” từ mức 7,2% hồi năm 2017 xuống còn 7,0% trong năm 2018. Sang năm 2020, con số trên sẽ nhích lên 7,3% khi lãi suất được cắt giảm và nông dân Ấn Độ nhận được hỗ trợ thu nhập, qua đó củng cố nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Khu vực Đông Nam Á sẽ duy trì tăng trưởng ở mức khoảng 5% trong năm nay và năm tới, nhờ nhu cầu trong nước mạnh lên bù đắp cho tăng trưởng xuất khẩu yếu đi. Sức tiêu thụ mạnh mẽ của khu vực này được hỗ trợ bởi thu nhập tăng lên, lạm phát ở mức thấp và kiều hối gia tăng mạnh, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế tại đây. Mặt khác, nhu cầu xuất khẩu có thể sẽ giảm trong năm 2019 do thị trường toàn cầu yếu hơn, trước khi tăng nhẹ vào năm 2020.

Đối với Việt Nam, ADB dự báo tình hình tăng trưởng sẽ ở mức vừa phải nhưng vẫn ổn định, ước tính đạt 6,8% trong năm 2019 và 6,7% vào năm 2020. Đà tăng trưởng của Việt Nam sẽ tiếp tục được mở rộng và củng cố bởi nền sản xuất định hướng xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhu cầu nội địa bền vững. Việc Chính phủ Việt Nam thực hiện những cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh, bên cạnh những nỗ lực thúc đẩy quan hệ sâu sắc hơn với các đối tác trên khắp thế giới thông qua các hiệp định thương mại sẽ khuyến khích đầu tư tư nhân.

adb canh bao trien vong am dam cua kinh te chau a trong hai nam 2019 2020
ADB dự báo tình hình tăng trưởng của Việt Nam sẽ ở mức vừa phải nhưng vẫn ổn định. (Nguồn: UBND Thành phố Hồ Chí Minh)

Trong một tuyên bố, nhà kinh tế trưởng Yasuyuki Sawada của ADB cho biết cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, dù tiếp tục được kéo dài hay kết thúc, cũng sẽ ảnh hưởng tới đầu tư và tăng trưởng của các quốc gia châu Á.

Quá trình đàm phán chưa có nhiều tiến triển cùng những biến động trong quan điểm về việc liệu một thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có đạt thành hay không đã khiến các doanh nghiệp ngày càng cảm thấy bất ổn, đặc biệt là những doanh nghiệp trực tiếp tham gia lĩnh vực thương mại.

Với khả năng đàm phán kéo dài và việc thắt chặt các quy định quản lý đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, tình trạng bất ổn có thể trở nên sâu sắc hơn và lan sang các lĩnh vực khác ngoài những lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp.

Tuy nhiên, vẫn có khả năng các cuộc đàm phán kết thúc sớm hơn và mang lại một thỏa thuận giúp cắt giảm thuế quan hiện có. Các thông báo gần đây có thể coi là những cử chỉ thiện chí của cả Trung Quốc và Mỹ, giúp tăng khả năng hai bên đạt được thỏa thuận và giảm bớt các rào cản thương mại và đầu tư.

Báo cáo của ADB cũng đề cập đến việc rủi ro lãi suất của Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến đã giảm bớt so với bản báo cáo trước đó. Sự suy yếu trong hoạt động kinh tế ở Mỹ và trên toàn cầu vào cuối năm 2018 và đầu năm 2019 đã thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm dừng thắt chặt chính sách tiền tệ. Những đồn đoán rằng Fed sẽ tăng lãi suất ba hoặc bốn lần nữa trong năm 2019 đã không còn.

Mặc dù vậy, vẫn tồn tại những rủi ro biến động tài chính. Những bất ổn xung quanh chính sách tiền tệ của Mỹ đã lớn hơn và các ước tính của ADB cho thấy điều này có thể dẫn tới biến động tỷ giá hối đoái lớn hơn đối với các đồng tiền của châu Á.

Ngoài ra, dù những biến động ở các thị trường mới nổi trong năm 2018 đã giảm đi vào đầu năm 2019 tới nay, diễn biến này hoàn toàn có thể trở lại và dẫn theo những hậu quả cho điều kiện tài chính của các nền kinh tế châu Á.

adb canh bao trien vong am dam cua kinh te chau a trong hai nam 2019 2020 Khởi động vòng đàm phán thương mại mới: Trung Quốc đưa ra các đề xuất cụ thể hơn

Vòng cuộc đàm phán kéo dài hai ngày giữa Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin với Phó ...

adb canh bao trien vong am dam cua kinh te chau a trong hai nam 2019 2020 Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không làm "tổn thương" châu Á

Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương đang vượt qua những thách thức bên ngoài nhờ vào nhu ...

adb canh bao trien vong am dam cua kinh te chau a trong hai nam 2019 2020 300 triệu USD "tiếp sức" các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt ...

(theo Reuters)

Tin cũ hơn

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?
Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường
Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn
G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên