Đại sứ Nhật Bản: Nếu cao nhất là bầu trời, còn nơi nào cao hơn?

Hà Phương
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki chia sẻ với báo chí về những dấu ấn nổi bật trong quan hệ hợp tác hai nước một năm qua và triển vọng phát triển trong thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Những ngày này, Việt Nam và Nhật Bản cùng kỷ niệm một năm tầng nấc hợp tác mới - "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới" (27/11/2023-27/11/2024).

Trước mốc dấu ý nghĩa đó, chia sẻ với báo chí (ngày 26/11), Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki vui mừng trước những thành quả sớm của khuôn khổ Đối tác chiến toàn diện và tự tin khẳng định với chiều rộng và tầm sâu của quan hệ song phương, Nhật Bản có thể đồng hành cùng Việt Nam trong “kỷ nguyên vươn mình”.

Nếu cao nhất là bầu trời, còn nơi nào cao hơn?
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki đến chào Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, ngày 3/7 nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam. (Nguồn: VPCTN)

Một năm thoi đưa, “cơn mưa” thành quả

Điều khiến Đại sứ Ito Naoki cảm thấy vô cùng tự hào là đối thoại và giao lưu cấp cao giữa hai nước trong năm qua được tiếp diễn nhằm cụ thể hóa mối quan hệ đối tác mới. Tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 10, hội đàm với Chủ tịch nước Lương Cường bên lề Hội nghị APEC và hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính bên lề Hội nghị G20 vừa mới diễn ra. Trước đó, vào tháng Chín, Thủ tướng Nhật Bản khi đó Kishida Fumio và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng đã có cuộc điện đàm. Từ cuối năm nay sang năm sau, Đại sứ Ito Naoki kỳ vọng có nhiều hơn nữa hoạt động tiếp xúc cấp cao song phương.

Nhìn lại năm thoi đưa trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản, theo Đại sứ Ito Naoki, quan hệ song phương phát triển trên nhiều lĩnh vực, không chỉ kinh tế, thương mại, đầu tư mà cả an ninh quốc phòng và giao lưu nhân dân.

Mặc dù mới đảm nhận cương vị Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam từ tháng Năm nhưng ông Ito Naoki gần như thuộc lòng những dấu ấn hợp tác giữa hai nước. Ông say sưa chia sẻ với phóng viên về các thành tựu quan trọng với niềm vui và sự hãnh diện trên khuôn mặt.

Trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, Đại sứ Ito Naoki cho biết vào tháng Ba vừa qua, hai nước đã nhất trí khởi động “Sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam trong kỷ nguyên mới”, mở ra những cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực như năng lượng, đổi mới, tăng cường chuỗi cung ứng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và hoàn thiện môi trường đầu tư.

Với lĩnh vực bán dẫn, các doanh nghiệp Nhật Bản đang ngày càng quan tâm đến Việt Nam và đây sẽ trở thành lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong kỷ nguyên mới. Trong tháng Tám, công ty Tokuyama đã thành lập công ty con tại Việt Nam để sản xuất và bán silicon đa tinh thể dùng cho chất bán dẫn. Dự án đã được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chọn vào danh mục Dự án đồng sáng tạo hướng tới tương lai Global South (Phương Nam toàn cầu) và đang nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản.

Ngoài ra, tháng 10 năm nay, công ty RORZE ROBOTECH đã quyết định xây dựng thêm một nhà máy mới tại một khu công nghiệp ở Hải Phòng, mở rộng nhà máy chế tạo robot sử dụng trong thiết bị sản xuất chất bán dẫn.

“Khi Việt Nam thực hiện hiệu quả những đường lối do Tổng Bí thư Tô Lâm và các nhà lãnh đạo đất nước đã đặt ra, tôi kỳ vọng và tin rằng Việt Nam sẽ tiến gần tới mục tiêu quốc gia, là trở thành nước phát triển và có thu nhập cao vào năm 2045”. Đại sứ Ito Naoki

Đại sứ Ito Naoki háo hức chia sẻ về dự án tàu điện ngầm đầu tiên của Việt Nam sẽ bắt đầu vận hành tại TP Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm nay. Dự án được thực hiện với sự hợp tác của JICA Nhật Bản và đã mất một khoảng thời gian chờ đợi, nhưng khi đi vào hoạt động, tuyến tàu điện ngầm này sẽ trở thành một dự án giao thông đô thị biểu trưng cho sự hợp tác giữa hai nước, góp phần thay đổi đáng kể cuộc sống của người dân TP. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Đại sứ Nhật Bản cũng nhấn mạnh nhiều thành quả hợp tác liên quan đến giáo dục với điểm nhấn là kỷ niệm 10 năm trường Đại học Việt-Nhật, một số tiến triển trong triển khai vốn ODA, nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG, tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ với sự mở rộng của Aeon Mall hay Uniqlo, hỗ trợ Việt Nam trở thành quốc gia có năng lực ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu…

Đặc biệt, hiện tại người Việt Nam chiếm một nửa lao động nước ngoài ở Nhật, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước sở tại. Đại sứ Ito Naoki cho biết, Nhật Bản mong muốn tạo ra môi trường tốt hơn để người lao động Việt Nam ở xứ sở Mặt trời mọc không chỉ làm việc mà thực sự sống có cuộc sống hạnh phúc.

“Dịp gần đây, tôi vẫn thường chia sẻ trăn trở của mình với nhiều người bạn, đối tác Việt Nam. Đó là điều quan trọng nhất trong hợp tác hai nước và vượt qua giới hạn. Hợp tác Nhật – Việt đã ở tầm mức rất cao và làm thế nào để bứt phá cao hơn nữa. Nếu như quan hệ hai nước đang ở điểm cao nhất - như bầu trời, thì liệu còn nơi nào cao hơn?”, Đại sứ Ito Naoki nêu câu hỏi.

Nếu cao nhất là bầu trời, còn nơi nào cao hơn?
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki chia sẻ với báo chí.

Đồng hành trong kỷ nguyên vươn mình

Thời gian qua, Đại sứ Ito Naoki miệt mài tìm hiểu những định hướng phát triển quan trọng của Việt Nam được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra và cả hệ thống chính trị đang tích cực triển khai. Đại sứ Ito Naoki tự tin cho rằng với mối quan hệ đã phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, chiếu theo những ưu tiên lớn của Việt Nam, Nhật Bản mong muốn tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình.

“Dưới sự dẫn dắt của Đảng, Nhà nước Việt Nam do Tổng Bí thư Tô Lâm đứng đầu, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình - của Việt Nam sẽ là cơ hội tuyệt vời để phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam”, Đại sứ Ito Naoki nhấn mạnh.

Nghiên cứu ba lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam xác định sẽ tập trung trong thời gian tới là hạ tầng giao thông (bao gồm đường sắt tốc độ cao), năng lượng và chuyển đổi số, Đại sứ Ito Naoki khẳng định Nhật Bản hoàn toàn có thể góp sức để tạo nên những thành quả hợp tác cụ thể. Trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, Nhật Bản sẽ sử dụng công nghệ và tài chính của mình nhằm hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu giảm phát thải vào năm 2050 bằng cách xây dựng cơ chế hợp tác trong nhiều lĩnh vực sâu rộng như năng lượng điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo hoặc LNG để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng.

“Nhật Bản có kinh nghiệm xây dựng đường sắt tốc độ cao, chúng tôi đã phát triển đường sắt tốc độ cao được 60 năm và rất muốn hỗ tợ Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cần biết nhu cầu cụ thể và nguyện vọng của Việt Nam, hy vọng Việt Nam sớm có những đề xuất cụ thể về vấn đề này”.

Ngoài ra, Đại sứ Ito Naoki rất lưu tâm tới việc Tổng Bí thư Tô Lâm “gióng trống lệnh” phòng, chống lãng phí. Việc đạt được những kết quả cụ thể như đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch và đẩy nhanh quá trình ra quyết định sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư và thu hút doanh nghiệp nước ngoài bỏ vốn vào thị trường Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản. Một khảo sát của JETRO cho thấy trong bảy năm liền, Việt Nam luôn là điểm đến đầu tư hứa hẹn thứ hai đối với các công ty Nhật Bản. Nhờ lĩnh vực thương mại và đầu tư được đẩy mạnh, kim ngạch thương mại của hai nước đã tăng 1,8 lần trong 10 năm qua. Nếu tiếp tục với tốc độ đó thì có khả năng trong 10 năm tới, con số này sẽ là 90 tỷ đến 100 tỷ USD.

Không chỉ ở cấp độ song phương, theo Đại sứ Ito Naoki, hợp tác trong các khuôn khổ đa phương giữa hai nước cũng sẽ đứng trước nhiều cơ hội mới khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình. Tổng Bí thư Tô Lâm nhiều lần nhấn mạnh Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực, chủ động và có trách nhiệm hơn nữa cho cộng đồng quốc tế.

“Chúng tôi tin tưởng rằng lập trường ngoại giao tích cực như vậy của Việt Nam sẽ càng làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản trên các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc hay ASEAN. Năm tới, Nhật Bản cùng với Việt Nam đồng chủ trì khuôn khổ hợp tác Mekong-Nhật Bản”. Đại sứ Ito Naoki hy vọng, vai trò tích cực của Việt Nam cũng như hợp tác của Nhật Bản với khu vực Mekong sẽ mang lại thành quả tốt đẹp.

Không phải đến hiện tại mới có thể thấy rõ những cam kết đồng hành của Nhật Bản. Từ hơn 30 năm trước trong giai đoạn đầu của mở cửa và hội nhập, Nhật Bản đã có chiến lược tổng thể trong hợp tác, giúp Việt Nam hiểu rõ hơn về nền kinh tế thị trường, phát triển các ngành công nghiệp. Trước nay và bây giờ, Nhật Bản - đất nước có tinh thần “thép” vươn mình trong gian khó, tạo nên những biểu tượng của sự phi thường, vẫn luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và song hành cùng Việt Nam.

Có lẽ, với sự gắn kết chặt chẽ đó, khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới cũng là khi, cùng nhau, chúng ta tìm được lời đáp cho trăn trở của Đại sứ Ito Naoki “nếu bầu trời là cao nhất, thì còn có nơi nào cao hơn” trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Nhật Bản

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Nhật Bản

Chiều 3/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Gunma của Nhật Bản

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thống đốc tỉnh Gunma của Nhật Bản

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị chính quyền tỉnh Gunma và Thống đốc Yamamoto Ichita tiếp tục cụ thể hóa và thúc đẩy hợp ...

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Iwaya Takeshi

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Iwaya Takeshi

Ngày 22/10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao ...

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Ngày 22/11, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng ...

Từ biểu tượng văn hóa tới 'ngoại giao hoa anh đào' Nhật Bản

Từ biểu tượng văn hóa tới 'ngoại giao hoa anh đào' Nhật Bản

Với vẻ đẹp mê hoặc lòng người, hoa anh đào không chỉ là biểu tượng của đất nước Nhật Bản mà còn trở thành một ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới ...
Xe mô tô cỡ nhỏ CFMoto Papio XO1 Racer cập bến thị trường Việt Nam

Xe mô tô cỡ nhỏ CFMoto Papio XO1 Racer cập bến thị trường Việt Nam

Mẫu xe mô tô cỡ nhỏ CFMoto Papio XO1 Racer chính thức cập bến thị trường Việt Nam thông qua các đại lý tư nhân, với mức giá từ 78 ...
Cập nhật lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại vòng bảng ASEAN Cup 2024

Cập nhật lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại vòng bảng ASEAN Cup 2024

Hiện, đội tuyển Việt Nam đang có những buổi tập trong đợt tập huấn tại Hàn Quốc, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á 2024 - ASEAN Cup ...
Rộ tin Mitsubishi Xpander sắp được trang bị công nghệ an toàn chủ động ADAS

Rộ tin Mitsubishi Xpander sắp được trang bị công nghệ an toàn chủ động ADAS

Nhiều khả năng tương lai gần mẫu xe MPV Mitsubishi Xpander sẽ được bổ sung gói công nghệ án toàn chủ động ADAS, tương tự mẫu như Xforce.
Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài rạng rỡ trong bộ ảnh cưới phong cách Đoàn viên thanh niên

Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài rạng rỡ trong bộ ảnh cưới phong cách Đoàn viên thanh niên

Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài gây bất ngờ khi diện trang phục Đoàn viên thanh niên trong bộ ảnh cưới.
Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển đó.
Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng trình bản sao Thư ủy nhiệm tới Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Áo

Đại sứ Vũ Lê Thái Hoàng trình bản sao Thư ủy nhiệm tới Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Áo

Thứ trưởng Nikolaus Marschik khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để Đại sứ hoàn thành nhiệm vụ, góp phần tăng cường quan hệ Việt Nam-Áo.
Việt Nam hoan nghênh thoả thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah

Việt Nam hoan nghênh thoả thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Israel và Hezbollah vừa đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
35 năm Báo Thế giới và Việt Nam: Về với nơi ghi dấu ấn ngoại giao và cái nôi của báo chí cách mạng

35 năm Báo Thế giới và Việt Nam: Về với nơi ghi dấu ấn ngoại giao và cái nôi của báo chí cách mạng

Nhân kỷ niệm 35 năm ngày ra số báo đầu tiên (29/11/1989 - 29/11/2024), Báo Thế giới và Việt Nam sẽ tổ chức chương trình Về nguồn tại Thái Nguyên.
Trao quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh và Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ

Trao quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh và Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ

Ngày 28/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trao quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Thúc đẩy quảng bá du lịch Việt Nam tại Hội chợ Du lịch quốc tế Qatar 2024

Thúc đẩy quảng bá du lịch Việt Nam tại Hội chợ Du lịch quốc tế Qatar 2024

Đại sứ quán Việt Nam tham dự Hội chợ Du lịch quốc tế Qatar lần thứ 3 nhằm quảng bá về tiềm năng du lịch của Việt Nam với du khách Qatar và vùng Vịnh.
Hợp tác giáo dục, đào tạo là một trong các lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ Việt Nam-Australia

Hợp tác giáo dục, đào tạo là một trong các lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ Việt Nam-Australia

Đại sứ Phạm Hùng Tâm chia sẻ các lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác giáo dục giữa hai nước về nông nghiệp phát thải carbon thấp, khoa học công nghệ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động