Nhỏ Bình thường Lớn
KỶ NIỆM 77 NĂM QUỐC KHÁNH 2/9 VÀ NGÀY THÀNH LẬP NGÀNH NGOẠI GIAO 28/8:

Đại sứ Palestine: "Việt Nam có một nền ngoại giao thành công"

Tôi luôn khâm phục và theo dõi những bước đi của Việt Nam từ những năm 1973 đến nay. Tôi muốn khẳng định rằng, Việt Nam đã có một nền ngoại giao thành công, đặc biệt trong từng giai đoạn, từ cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm đến thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Đại sứ Saadi Salama
Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama.

Ngành Ngoại giao đã nỗ lực góp phần trong thành công chung, giúp Việt Nam đạt được nhiều thành quả quan trọng để trở thành một thành viên tích cực, có uy tín trên trường quốc tế.

Việt Nam đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiều lần là Chủ tịch ASEAN, tham gia tích cực vào Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đồng thời tham gia nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương khu vực và thế giới.

Việt Nam coi trọng cả ngoại giao song phương và đa phương, thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia khác về hình ảnh một quốc gia đang phát triển, đóng góp cho an ninh lương thực, cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phồn vinh của khu vực và thế giới.

Vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong bài phát biểu tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc đã nhắc đến khái niệm “ngoại giao cây tre Việt Nam”, Việt Nam đã xây dựng nên trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh.

Tôi cho rằng “ngoại giao cây tre Việt Nam” rất tuyệt vời, thể hiện sự tích cực, chủ động của Việt Nam trên trường quốc tế nhưng vẫn giữ vững nguyên tắc của mình, tôn trọng luật pháp quốc tế, cùng hợp tác để phát triển, cùng hợp tác để gìn giữ hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp mà nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hòa bình. Chính sách ngoại giao thể hiện sự thông suốt, kiên trì của Việt Nam.

Gần ba năm qua, cả thế giới đã cùng phải trải qua đại dịch Covid-19 với mức ảnh hưởng sâu rộng và nghiêm trọng. Việt Nam là quốc gia đóng góp rất tích cực cùng các quốc gia khác ứng phó với đại dịch. Những chính sách mà Việt Nam áp dụng đã thành công rực rỡ khiến Việt Nam trở thành một hình mẫu thành công với nhiều nước trên thế giới. Điều khiến tôi vô cùng ngưỡng mộ là Việt Nam đã chia sẻ với nhiều quốc gia trong công cuộc ứng phó với dịch bệnh thông qua việc tặng khẩu trang y tế, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với bạn bè, đối tác.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, cũng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh đại dịch nhưng vẫn có thể góp sức mình vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, giúp đỡ và chia sẻ với các quốc gia khác vượt qua những giai đoạn khó khăn của đại dịch. Tôi cũng vô cùng ấn tượng với chiến dịch “ngoại giao vaccine” của Việt Nam, điều tưởng chừng vô cùng khó khăn nhưng Việt Nam đã làm rất tốt trong một thời gian ngắn, trở thành một trong những quốc gia có độ phủ vaccine Covid-19 hàng đầu thế giới.

Có thể khẳng định, Việt Nam có nền ngoại giao kiên cường và sự kiên cường đó được hình thành trong suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Việt Nam đã nhận thức rằng, cần phải có được vai trò và vị thế trong khu vực và trên thế giới, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Tôi nhận thấy rằng các chính sách của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề khu vực và thế giới phản ánh quyết tâm và chiến lược mà Việt Nam đã áp dụng từ trước đến nay, đó là luôn luôn coi trọng luật pháp quốc tế, xem luật pháp quốc tế là cơ sở để giải quyết các vấn đề; cùng hợp tác với các quốc gia để phát triển, để gìn giữ, xây dựng nền hòa bình lâu dài.

Tôi biết Việt Nam là đất nước trải qua nhiều thăng trầm của chiến tranh, hiểu rõ cái giá phải trả của chiến tranh, vì vậy, Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình và luôn nỗ lực giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Những nỗ lực của Việt Nam đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới là không thể phủ nhận.

Chúng ta vẫn còn nhớ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều được tổ chức tại Hà Nội. Việt Nam sẵn sàng tận dụng mối quan hệ tốt đẹp của mình với các quốc gia trên thế giới để làm cầu nối cho hòa bình. Việt Nam là quốc gia có chính sách đối ngoại cân bằng, do vậy, có thể có mối quan hệ tốt đẹp với cả những quốc gia mà họ cạnh tranh hay đối lập nhau. Với tất cả những điều đó, theo tôi, Việt Nam là trường học về ngoại giao.

Việt Nam ủng hộ nhất quán cuộc đấu tranh chính nghĩa, các quyền chính đáng và bất khả xâm phạm của nhân dân Palestine. Chúng tôi biết ơn và đánh giá cao lập trường của Việt Nam. Với chúng tôi, điều đó có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, bởi lẽ Việt Nam đã ghi những chương vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc, điều này đã thắp sáng trong người dân Palestine một niềm tin về con đường mình đã lựa chọn, đó là con đường của độc lập và tự do!

Chính sách đối ngoại của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở độc lập, tự cường, Việt Nam không tham gia vào bất kỳ liên minh nào, không can thiệp công việc nội bộ của các quốc gia khác, chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế. Chính vì vậy, Việt Nam luôn luôn đứng bên cạnh sự nghiệp chính nghĩa của các dân tộc trên thế giới, trong đó có cả vấn đề Palestine.

Tuổi trẻ Ngoại giao: Giữ gìn, kế thừa giá trị cao đẹp của Ngành, không ngừng trau dồi bản thân

Tuổi trẻ Ngoại giao: Giữ gìn, kế thừa giá trị cao đẹp của Ngành, không ngừng trau dồi bản thân

Báo TG&VN đã trao đổi với các thanh niên, đặc biệt là các công chức mới được tuyển dụng, để hiểu hơn về tâm tư, ...

Ngoại giao hòa hiếu, hữu nghị trong phát triển đất nước (kỳ cuối)

Ngoại giao hòa hiếu, hữu nghị trong phát triển đất nước (kỳ cuối)

Trong hơn 30 năm Đổi mới, tinh thần hòa hiếu, hữu nghị tiếp tục là tư tưởng nổi bật của ngoại giao Việt Nam, đóng ...

Kim chỉ nam để triển khai các nhiệm vụ đối ngoại

Kim chỉ nam để triển khai các nhiệm vụ đối ngoại

Ngày 22/8, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ, Bộ ...

Tự hào 'truyền thống' ngoại giao Việt Nam tại Liên hợp quốc

Tự hào 'truyền thống' ngoại giao Việt Nam tại Liên hợp quốc

Nhân dịp Ngày thành lập Ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2022), Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) Đặng Hoàng Giang đã ...

Ngành Ngoại giao cùng khát vọng phát triển của các địa phương

Ngành Ngoại giao cùng khát vọng phát triển của các địa phương

Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc khẳng định, với phương châm tiên phong, tư duy phục vụ, tập trung thúc đẩy phát triển, Bộ ...