Đàm phán Mỹ-Iran là 'tiệc cafe' không hồi kết, các nước Trung Đông tìm 'lối rẽ' riêng

Vy An
Các kế hoạch của Mỹ nhằm khôi phục đàm phán hạt nhân với Iran được đưa ra tương đối muộn và cho thấy kém hiệu quả trong việc giải quyết mối đe dọa của Teheran đối với các nước Trung Đông khác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phương án B cho Thỏa thuận hạt nhân Iran
Chính quyền Mỹ đang thử nghiệm mọi phương án có thể để khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran, tuy nhiên vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển. (Nguồn: inss)

Gần đây khi được hỏi khi nào Iran có thể quay trở lại đàm phán hạt nhân với Mỹ, Tân Ngoại trưởng Hossein Amir Abdollahian đã trả lời rằng: "Các cuộc đàm phán chỉ dẫn đến chuyện uống cà phê và không đem lại lợi ích gì cho chúng tôi”.

Ngoại trưởng Abdollahian rõ ràng ngụ ý rằng, các cuộc đàm phán không thực chất?

Thỏa thuận hạt nhân thiếu sót

Thỏa thuận hạt nhân mà Chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ký kết với Iran vào năm 2015 còn nhiều thiếu sót lớn.

Mặc dù thỏa thuận này hứa hẹn sẽ bãi bỏ một số lệnh trừng phạt tài chính đối với Iran, nhưng nó lại không dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt.

Chính cái tên của thỏa thuận-Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) cũng cho thấy tình trạng pháp lý mơ hồ của nó. Thỏa thuận được mô tả như một hiệp ước nhưng trên thực tế chưa bao giờ được đệ trình lên Thượng viện Mỹ để được phê chuẩn.

Vì vậy, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân chỉ trong "nháy mắt". Dù nhìn theo cách nào thì JCPOA cũng không phải là trụ cột của an ninh ở Trung Đông như một số người ủng hộ nó tuyên bố.

Tuy nhiên, quyết định rút khỏi JCPOA năm 2018 của cựu Tổng thống Trump chắc chắn là một tính toán chiến lược chưa chắc chắn.

Việc Mỹ rút khỏi JCPOA khiến Iran ngừng tuân thủ một số điều khoản của thỏa thuận, đặc biệt là những điều khoản hạn chế khả năng của Iran làm giàu urani và các nghĩa vụ mà nước này phải thực hiện để cho phép thanh sát viên quốc tế đến kiểm tra các cơ sở hạt nhân của mình.

Do đó, Chính quyền Tổng thống Biden đã hoàn toàn đúng khi xác định việc Mỹ trở lại tham gia JCPOA là một trong những mục tiêu chính của Washington. Và nước này cũng đầu tư đáng kể cho nỗ lực đó.

Mỹ đã sử dụng tất cả các kênh ngoại giao, cả chính thức và không chính thức để nói với Iran về mong muốn khôi phục thỏa thuận hạt nhân.

Thế nhưng, thay vì đạt được tiến triển, cho đến nay đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran vẫn bế tắc. Iran đã từ chối gặp mặt trực tiếp với đại diện phía Mỹ. Sáu vòng đàm phán đã diễn ra nhưng không đạt được kết quả.

Lý do dẫn đến tình thế bế tắc này là sự khác biệt giữa hai bên về cách thức khôi phục JCPOA. Mỹ đã đề nghị sẽ quay trở lại thỏa thuận, trong khi yêu cầu Iran từ bỏ bất kỳ động thái hạt nhân nào mà nước này đã thực hiện, được gọi là phương pháp tiếp cận “tuân thủ đổi lấy tuân thủ”.

Nhưng theo tuyên bố của Iran, Mỹ không giữ lời hứa khi rút khỏi thỏa thuận, nên nước này không thể mong đợi mọi việc sẽ quay trở lại trạng thái ban đầu như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Do đó, Iran đang yêu cầu Mỹ quay trở lại JCPOA mà không nhận được bất kỳ nhượng bộ tương ứng nào từ họ.

Tin liên quan
Thỏa thuận hạt nhân Iran: Nga ra tay, Mỹ xác nhận muốn quay lại JCPOA Thỏa thuận hạt nhân Iran: Nga ra tay, Mỹ xác nhận muốn quay lại JCPOA

"Kế hoạch B"

Chính quyền Tổng thống Biden đang thử nghiệm mọi phương án có thể để khôi phục JCPOA. Tuy nhiên, cho dù họ có thành công hay không thì điều đó cũng là không đủ vì tình hình chiến lược hiện nay khác với năm 2018, khi cựu Tổng thống Trump từ bỏ thỏa thuận.

Trong vài tháng qua, Israel đã thúc giục Nhà Trắng nghĩ đến “Kế hoạch B”-một chính sách thay thế trong trường hợp nỗ lực hồi sinh JCPOA thất bại.

Thế nhưng, khi tiếp Tổng thống Israel tới thăm Mỹ tháng 6 vừa qua, tất cả những gì Tổng thống Biden muốn nói là: “Iran sẽ không bao giờ có được vũ khí hạt nhân khi ông còn đương nhiệm”. Tuy nhiên, câu nói này dường như không có sức nặng, bởi vì, ông Biden đã tuyên bố giảm bớt các cam kết quân sự của Mỹ đối với Trung Đông.

Kết quả là, thay vì Mỹ, chính nhiều nước khu vực Trung Đông lại đang bận rộn thiết lập “Kế hoạch B” của riêng mình để tránh sự trỗi dậy của một cường quốc hạt nhân Iran.

Nhiều nước trong khu vực Trung Đông đang tìm cách đưa Iran vào các cấu trúc hợp tác khu vực để giảm thiểu căng thẳng. Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đã xây dựng các cảng tự do để giúp Iran tránh được các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế.

Trong khi đó, một số nước khác lại có kế hoạch chiến lược nhằm kiềm chế Iran. Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran gần đây đột ngột đi xuống, chủ yếu là do Thổ Nhĩ Kỳ bất mãn trước ảnh hưởng ngày càng lớn và cách hành xử ngày càng cứng rắn của Iran ở Syria và Iraq, nơi Thổ Nhĩ Kỳ có những lợi ích quốc gia quan trọng.

Israel cũng đang cùng với các quốc gia lớn ở vùng Vịnh phát triển kế hoạch kiềm chế Iran. Một số quan chức Israel từng phát biểu thẳng thắn trước truyền thông rằng, Trung Đông sẽ lên kế hoạch kiềm chế Iran cho dù Mỹ nghĩ gì đi chăng nữa.

Thậm chí, một số nước Trung Đông cho rằng, dù có khôi phục được JCPOA cũng sẽ không thay đổi được tham vọng quân sự của Iran.

Giới quan sát cho rằng, trong khi chính quyền Tổng thống Biden vẫn tiếp tục loay hoay tìm cách khôi phục một thỏa thuận hạt nhân không còn phù hợp, sẽ có nhiều diễn biến ở Trung Đông khiến Washington phải bất ngờ. Rất có thể, Mỹ sẽ vẫn bị lôi kéo vào các cuộc xung đột trong tương lai tại khu vực có nhiều bất ổn này.

Đàm phán hạt nhân Iran: Mỹ nhắc nhở, Tehran khẳng định không lãng phí, Pháp đặt niềm tin nơi Trung Quốc

Đàm phán hạt nhân Iran: Mỹ nhắc nhở, Tehran khẳng định không lãng phí, Pháp đặt niềm tin nơi Trung Quốc

Ngày 30/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiếp tục cảnh báo sắp hết thời gian để Iran quay trở lại thỏa thuận hạt nhân, đồng ...

Khôi phục thỏa thuận hạt nhân: Nga 'khuyên' Mỹ tích cực hơn, Iran phàn nàn - nước thì thiếu cam kết, nơi thì do dự

Khôi phục thỏa thuận hạt nhân: Nga 'khuyên' Mỹ tích cực hơn, Iran phàn nàn - nước thì thiếu cam kết, nơi thì do dự

Mới đây, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov kêu gọi Mỹ có cách tiếp cận tích cực hơn để giúp nối lại các cuộc đàm phán ...

(theo The Straits Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Hồi 7h ngày 14/11, vị trí tâm bão số 8 vào khoảng 21,0 độ vĩ Bắc; 114,1 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển ...
Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông vẫn nóng ran với các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng ở Lebanon, trong khi chưa có được lệnh ngừng bắn cuối cùng ở Gaza.
Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 (15/10) Âm lịch năm Giáp Thìn 2024 với ước mong cho các thành viên trong gia đình luôn bình an, khỏe mạnh, nhiều may mắn.
Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Nằm bên vịnh Ngòi Hoa và những tán rừng nguyên sinh thăm thẳm, thiên nhiên còn 'trao tặng' bản Ngòi Hoa (Hoà Bình) bầu không khí mát dịu, trong lành.
Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

'Ngọc Điệp Kỳ Nam' sẽ được Hoa hậu Kỳ Duyên trình diễn trong phần thi trang phục dân tộc (National Costume) ở bán kết Miss Universe 2024.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/11/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/11/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 15/11. Lịch âm 15/11/2024? Âm lịch hôm nay 15/11. Lịch vạn niên 15/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông vẫn nóng ran với các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng ở Lebanon, trong khi chưa có được lệnh ngừng bắn cuối cùng ở Gaza.
Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Mỹ tố Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông, xác nhận sẽ gặp thượng đỉnh tại Peru

Cục Điều tra Liên bang và Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Cơ sở Hạ tầng ra tuyên bố cáo buộc Trung Quốc tấn công các cơ sở hạ tầng viễn thông của ...
Ukraine 'lạc quan thận trọng' sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev 'hãy tin tưởng'

Ukraine 'lạc quan thận trọng' sau khi bàn tính với Mỹ việc tấn công Nga, Đức trấn an Kiev 'hãy tin tưởng'

Các ngoại trưởng Mỹ và Ukraine đã thảo luận về những chủ đề như tấn công tầm xa và hội nhập châu Âu-Đại Tây Dương.
Ông Trump chính thức đề cử Ngoại trưởng Mỹ, sắp có cuộc 'thay máu' lịch sử ở Lầu Năm Góc?

Ông Trump chính thức đề cử Ngoại trưởng Mỹ, sắp có cuộc 'thay máu' lịch sử ở Lầu Năm Góc?

Ông Trump tuyên bố, Thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc đảng Cộng hòa đã được để cử đảm nhiệm vị trí Ngoại trưởng trong chính quyền mới.
Hezbollah tấn công loạt căn cứ đầu não của quân đội Israel

Hezbollah tấn công loạt căn cứ đầu não của quân đội Israel

Hezbollah tuyên bố lần đầu tiên sử dụng UAV và tên lửa đạn đạo tấn công trụ sở Bộ Tổng tham mưu quân đội Israel ở thành phố Tel Aviv trong ngày 13/11.
Điểm tin thế giới sáng 14/11: Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Điểm tin thế giới sáng 14/11: Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động