TIN LIÊN QUAN | |
Nhân tố Trung Quốc trong quyết định của Ấn Độ về RCEP | |
Đàm phán RCEP - Phép thử quan trọng đối với năng lực quy tụ của ASEAN |
Sau RCEP, ASEAN đang chuyển sang chương trình nghị sự thương mại tiếp theo với các đối tác thương mại khác như EU hay Canada. (Nguồn: The Jakarta Post) |
Tiếp tục theo đuổi thương mại tự do
Tuyên bố trên được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 diễn ra vào đầu tháng 11/2019 tại Bangkok, Thái Lan, trong bối cảnh căng thẳng thương mại và chính trị đang bao trùm kinh tế toàn cầu.
RCEP là hiệp định thương mại hiện đại, 20 chương với phạm vi bao gồm các vấn đề như thương mại điện tử hay hợp tác kinh tế kỹ thuật, bên cạnh các chủ đề về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Đàm phán RCEP gặp nhiều khó khăn, vì các nhà đàm phán phải cân bằng lợi ích của tất cả các đối tác thương mại để tìm tiếng nói chung. Trong các cuộc họp ở Bangkok, Ấn Độ đã quyết định không tham gia RCEP do những vấn đề của họ không được giải quyết.
Nếu không có Ấn Độ, RCEP không thể được coi đã hoàn thành. Tuy nhiên, việc gần như có thể kết thúc các cuộc đàm phán RCEP vào thời điểm này là kết quả đáng được hoan nghênh của các nhà đàm phán RCEP. Đây cũng là một thành tựu lớn cho Indonesia, nước đầu tiên khởi xướng các cuộc thảo luận về RCEP trong Hội nghị Cấp cao ASEAN vào năm 2011 và có vai trò là nước đàm phán chính.
Kết quả đạt được tại Bangkok cũng gửi đi thông điệp cho thấy ASEAN và các đối tác đang thúc đẩy thương mại tự do vì triển vọng tăng trưởng của khu vực và đóng góp tích cực cho nền kinh tế toàn cầu thay vì chọn con đường dựng lên các rào cản thương mại.
Sau RCEP, giờ đây các quốc gia phải chuyển sang chương trình nghị sự thương mại tiếp theo của ASEAN với các đối tác thương mại khác, song các cuộc đàm phán này cũng gặp nhiều thách thức.
Đối tác thương mại đầu tiên trong chương trình nghị sự về hiệp định thương mại tự do (FTA) của ASEAN là Liên minh châu Âu (EU). Hai bên từ lâu đã thể hiện mong muốn đạt được một FTA vì cả hai đều là đối tác thương mại quan trọng của nhau. EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN và ASEAN là đối tác lớn thứ ba của EU.
Kim ngạch thương mại hàng hóa song phương lên đến hơn 237,3 tỷ Euro (260,9 tỷ USD) trong năm 2018 và thương mại dịch vụ song phương lên tới 85,5 tỷ Euro trong năm 2017.
Cho đến nay, EU cũng đã tham gia vào các FTA song phương với các nước ASEAN riêng lẻ. EU đã hoàn tất đàm phán với Singapore và Việt Nam, hiện đang trong quá trình đàm phán FTA song phương với Indonesia và trước đó đã cam kết với Thái Lan, Malaysia và Philippines về khả năng đàm phán FTA.
Một đối tác thương mại tiềm năng đáng chú ý khác là Canada. Canada là đối tác thương mại lớn thứ 9 của ASEAN, trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Canada. FTA ASEAN-Canada dự kiến sẽ tăng gấp đôi thương mại hai chiều giữa hai bên, từ mức 11 tỷ USD được báo cáo vào năm 2017.
Năm 2017, ASEAN và Canada đã đưa ra các cuộc thảo luận thăm dò về một FTA Canada-ASEAN. Kể từ đó, cả hai bên đã trao đổi thông tin về cách tiếp cận của nhau đối với các cuộc đàm phán FTA và các khung điều tiết trong nước tương ứng, để tìm hiểu về tiềm năng của FTA Canada-ASEAN.
Thách thức từ các FTA song phương
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán nghiêm túc với EU dường như chưa thể bắt đầu nếu EU yêu cầu cần có một chương liên quan đến phát triển bền vững, vì EU đã đưa một chương như vậy vào FTA song phương với Việt Nam.
Đánh giá theo lập trường của EU về việc sử dụng các FTA song phương với các quốc gia thành viên ASEAN riêng lẻ làm khuôn mẫu cho FTA ASEAN-EU trong tương lai, EU nhấn mạnh vấn đề này có thể trở thành vật cản cho bất kỳ FTA ASEAN-EU nào trong tương lai.
Thông báo của EU về việc cấm sử dụng dầu cọ trong nhiên liệu sinh học đã khiến Indonesia và Malaysia không hài lòng. Đây là hai nhà xuất khẩu dầu cọ hàng đầu thế giới. Quan chức cấp cao của Malaysia đã nói rằng ASEAN sẽ không ký thỏa thuận hợp tác với EU trừ khi dầu cọ được cấp phép trở lại.
Ngoài ra, EU đã đưa vào tất cả các FTA gần đây của mình một hệ thống duy nhất để giải quyết tranh chấp đầu tư, được đặt tên là Hệ thống tòa án đầu tư. Phương pháp này đi lệch khỏi cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư truyền thống thường thấy trong các FTA khác, mà theo các chuyên gia có những ưu và nhược điểm riêng.
Phương pháp này đã được khen ngợi vì đảm bảo tính minh bạch và độc lập khi các thành viên của tòa án được giao nhiệm vụ giải quyết tranh chấp không được chỉ định bởi các bên tranh chấp. Tuy nhiên, cũng có những câu hỏi được đặt ra về các điều khoản cho phép giải quyết thách thức về ưu đãi, vấn đề tài phán... Các nhà đàm phán sẽ cần thời gian để phân tích những ưu và nhược điểm của cách giải quyết tranh chấp mới này.
Đối với Canada, đánh giá theo cách tiếp cận của Canada trong đàm phán FTA với các đối tác thương mại khác, Canada đã áp dụng nguyên tắc được sử dụng để đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA - hiện được đổi tên thành Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada hoặc USMCA).
Đó là cách tiếp cận danh sách phủ định, trong đó chỉ có các lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài được liệt kê và tự do hóa tất cả các lĩnh vực khác không được liệt kê. Cách tiếp cận tự do hóa thương mại dịch vụ này sẽ tạo ra những thách thức với một số nước bởi chỉ các quốc gia ASEAN là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã quen thuộc với phương pháp này.
| Chủ tịch ASEAN 2020: Dành thêm thời gian cho COC, nỗ lực ký RCEP TGVN. Trả lời phóng viên tại buổi họp báo quốc tế về Năm Chủ tịch ASEAN 2020, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Tổng Thư ... |
| RCEP - Ngọn hải đăng khu vực trong một thế giới rạn nứt TGVN. Bài bình luận mới đây trên East Asia Forum nhận định, RCEP là một “chồi xanh giữa hoang mạc”. Khi thế giới chia rẽ, ... |
| Rút khỏi RCEP, Ấn Độ xem xét thỏa thuận thương mại với Mỹ TGVN. Ngày 5/11, Chính phủ Ấn Độ cho biết đang nghiên cứu một thỏa thuận với Mỹ, một ngày sau khi tuyên bố rút khỏi ... |