'Đàm phán với kẻ thù không có nghĩa là đầu hàng', Iran hy vọng 'cái kết đẹp' tại Vienna

Vy Anh
Các nhà đàm phán hạt nhân Iran cần đạt được thỏa thuận với phương Tây trong vài tuần còn lại ở Vienna, trước khi Mỹ và châu Âu mất kiên nhẫn và thay đổi chiến lược.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ván cược của Iran tại Vienna
Chỉ còn vài tuần nữa để Iran và phương Tây cứu vãn JCPOA. (Nguồn: Iran Press)

Nhu cầu "nghỉ ngơi" sau các lệnh trừng phạt

Thời gian đang cạn dần với các nhà lãnh đạo Iran trong các cuộc đàm phán tại Thủ đô Vienna của Áo, nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015-Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

Phía Mỹ chưa cho thấy sự cấp bách cần thiết. Nước Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đã đơn phương rút khỏi JCPOA vào năm 2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Iran. Bất luận đòn giáng đó, Iran vẫn tham gia thỏa thuận trong 14 tháng trước khi nâng mức độ làm giàu hạt nhân vượt giới hạn do JCPOA đặt ra.

Sau 6 tuần đàm phán ở Vienna, thậm chí cả những thông tin về sự tiến triển chậm chạp trong các cuộc đàm phán cũng giúp tăng 10% giá trị đồng Rial của Iran, vốn đã giảm xuống mức thấp mới vào cuối năm ngoái, khi đàm phán bắt đầu xấu đi. Tuy nhiên, triển vọng các bên sẽ đạt được một thỏa thuận trước khi Mỹ và châu Âu mất kiên nhẫn trước tiến độ làm giàu hạt nhân nhanh chóng của Iran là rất mong manh.

Phía Iran có nhu cầu “nghỉ ngơi” sau các lệnh trừng phạt, vì Tổng thống bảo thủ của Iran Ebrahim Raisi phải thực hiện lời hứa tăng trưởng kinh tế. Lạm phát đã lên mức 44% kể từ khi ông Raisi lên làm tổng thống hồi tháng 6/2021. Người dân Iran, vốn đang chứng kiến mức sống của họ giảm xuống như thời cách đây 20 năm, đang chờ đợi tin vui từ Vienna.

Đặc biệt, hiện có nguy cơ Liên hợp quốc (LHQ) tái áp dụng các lệnh trừng phạt Iran trước thời điểm JCPOA ra đời, dẫn tới thắt chặt vòng vây kinh tế đối với quốc gia Trung Đông này. Điều này là một nỗi lo rất lớn của Tổng thống Raisi.

Tuy nhiên, vì lý do thực tế và ý thức hệ, phái đoàn Iran đặt ra những yêu cầu mới trong các cuộc đàm phán ở Vienna, loại bỏ những khuôn khổ do Tổng thống tiền nhiệm Hassan Rouhani đã đồng ý vào tháng 6/2021, trước khi đàm phán bị đình trệ.

Những người theo đường lối cứng rắn tại Iran tin rằng thỏa thuận năm 2015 có hai khiếm khuyết cơ bản. Điều đầu tiên là sự không cân xứng giữa Iran và Mỹ khi trả giá cho việc Mỹ từ bỏ thỏa thuận. Mỹ từ chối cam kết sẽ không rời bỏ thỏa thuận lần nữa. Việc giới chức Mỹ lặp lại danh sách dài các lý do để trừng phạt Iran cũng khiến cho việc thỏa hiệp càng trở nên khó khăn hơn.

Khiếm khuyết thứ hai được biểu hiện rõ trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Barack Obama, người đã ký kết JCPOA. Nhiều công ty nước ngoài đã do dự trong việc giao dịch, đầu tư vào Iran vì lo ngại Mỹ vẫn có thể truy tố và phạt họ theo các lệnh trừng phạt không liên quan đến hạt nhân.

Trong bối cảnh vẫn chưa có giải pháp rõ ràng cho vấn đề nêu trên, Iran đã cố gắng gia tăng phí tổn đối với bất kỳ việc rút lui nào của Mỹ trong tương lai. Tehran chống lại các nhà đàm phán Mỹ bằng cách "câu giờ" 5 tháng (từ tháng 6-11/2021) trước khi bắt đầu vòng đàm phán hiện tại ở Vienna, và rồi từ chối ngồi chung một phòng đàm phán với người Mỹ. Iran cũng tiếp tục tăng cường chương trình làm giàu hạt nhân, giảm thời gian chế tạo bom từ một năm, theo quy định trong JCPOA, xuống còn vài tuần như hiện nay. Liệu các bước này có dẫn đến một thỏa thuận có lợi hơn cho Iran hay không vẫn là điều chưa rõ ràng.

Bất ổn kinh tế của Iran về cơ bản là do vấn đề trong nước và có thể được xử lí bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ vẫn đang được áp dụng. Iran nên khắc phục sự phụ thuộc vào nhập khẩu và khủng hoảng ngân hàng trước khi bước vào các cuộc đàm phán hạt nhân, vì phục hồi kinh tế sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho Iran so với một thỏa thuận đạt được từ một vị thế yếu.

Những người theo chủ nghĩa cứng rắn khác của Iran lại coi bế tắc trong đàm phán hạt nhân hiện tại là cơ hội để chuyển hướng nền kinh tế của Iran về phía Đông, bao gồm cả việc thông qua các thỏa thuận đối tác lâu dài với Trung Quốc và Nga.

Nỗi sợ lịch sử lặp lại

Tuy nhiên, Tổng thống Raisi sẽ khó thực hiện được những lời hứa đầy tham vọng về việc làm và nhà ở, nếu nền kinh tế không phục hồi. Tình trạng khó khăn này được phản ánh trong ngân sách đề xuất cho giai đoạn 2022-2023 với giả định các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ tiếp diễn.

Tổng chi tiêu chính phủ dự kiến tăng 9,6%, song lạm phát năm 2022 có thể lên tới 40%. Trong bối cảnh tiền lương và tiền công dự kiến sẽ tăng 10%, mức lạm phát này dẫn tới giảm 30% thu nhập thực tế của hơn 3 triệu lao động trong khu vực công.

Với các quỹ hưu trí chính của Iran đang trong tình trạng báo động đỏ và phải sử dụng tiền công để duy trì hoạt động, 6 triệu người về hưu khác cũng có thể phải đối mặt với việc mất thu nhập thực tế.

Có lẽ nỗi sợ hãi sâu sắc nhất của Tổng thống Raisi là lặp lại thất bại của cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, một người theo đường lối bảo thủ và cứng rắn, người đã mắc sơ suất khiến LHQ áp đặt các lệnh trừng phạt Iran vào năm 2010.

Động lực mạnh nhất của Tổng thống Raisi để đạt được một thỏa hiệp ở Vienna là nhằm tránh lịch sử lặp lại. Trong bối cảnh đó, tuyên bố của nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei rằng “đàm phán với kẻ thù không có nghĩa là đầu hàng” có thể là tín hiệu cho thấy các nhà đàm phán hạt nhân Iran cần đạt được thỏa thuận trong vài tuần còn lại trước khi "tiếng còi kết thúc trận đấu” vang lên.

Nhắm thẳng Iran, Israel tuyên bố nhiệm vụ chính là 'tấn công chính quyền' ở Tehran

Nhắm thẳng Iran, Israel tuyên bố nhiệm vụ chính là 'tấn công chính quyền' ở Tehran

Ngày 20/1, Thủ tướng Israel Naftali Bennett nhấn mạnh, nhiệm vụ chính của Nhà nước Do Thái là "tấn công mạnh mẽ chính quyền Iran" ...

Tổng thống Iran tuyên bố không có giới hạn trong phát triển quan hệ với Nga

Tổng thống Iran tuyên bố không có giới hạn trong phát triển quan hệ với Nga

Ngày 19/1, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nga, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và người đồng cấp nước chủ nhà Vladimir ...

(theo aspistrategist.org.au)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết U23 châu Á bằng màn thi đấu với U23 Iraq ở tứ kết.
Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Dầu Nga đang được bán cho các nước đồng minh với Moscow để chế biến, trước khi xuất khẩu sang Anh.
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Xin cho tôi hỏi hành vi sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào? - Độc giả Nhật Nam
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động