Đằng sau việc Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa từ chức trước thềm Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ

Hạ Vy
TGVN. Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Chad Wolf bất ngờ tuyên bố từ chức trong bối cảnh nguy cơ bạo lực sẽ leo thang tại lễ nhậm chức sắp tới của ông Joe Biden.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Trump bổ nhiệm ông Wolf là Quyền Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ từ tháng 11/2019. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Trump bổ nhiệm ông Wolf làm Quyền Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ từ tháng 11/2019. (Nguồn: AFP)

Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Chad Wolf với tư cách người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm an ninh cho sự kiện ngày 20/1 tới, đã quyết định rời nhiệm sở chỉ 5 ngày sau khi những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đổ bộ vào Điện Capitol nhằm ngăn chặn ông Joe Biden được Quốc hội Mỹ công nhận chiến thắng.

Thời điểm từ chức “đầy nghi vấn”

Quyết định từ chức gây bất ngờ vì cách đây chưa đầy một tuần ông đã cam kết ở lại nhiệm sở và chỉ 10 ngày trước lễ nhậm chức của Joe Biden. Ông Wolf đề cập tới lý do pháp lý là nguyên nhân của việc ông từ chức, tuy nhiên vấn đề đã nổi lên từ nhiều tháng trước đây.

Bàn về quyết định của ông Wolf, đảng viên Cộng hòa Bennie Thompson, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa của Hạ viện, nói: “Chúng ta đã biết Chad Wolf đang giữ vị trí này một cách không hợp pháp suốt nhiều tháng qua, bởi vậy thời điểm từ chức của ông hiện nay là đầy nghi vấn. Ông quyết định rút lui giữa lúc quốc gia khủng hoảng và những kẻ khủng bố trong nước có thể đang lên kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công khác nhằm vào chính phủ”.

Ông Wolf làm việc với vai trò Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ từ tháng 11/2019 nhưng chưa được Thượng viện Mỹ phê chuẩn. Trong một thông báo gửi tới các nhân viên của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, ông Wolf viết: “Tôi rời đi khi biết rõ Bộ đã chuẩn bị sẵn sàng để chuyển giao quyền lực một cách trật tự và suôn sẻ cho nhóm làm việc của ông Biden. Đây là thời điểm đầy thách thức và cũng đầy cơ hội để chúng ta cho công chúng Mỹ thấy giá trị của Bộ An ninh Nội địa và tại sao Bộ xứng đáng được đầu tư”.

Quyết định từ chức của Wolf được đưa ra chỉ một ngày trước khi ông Trump chuẩn bị đi thăm bức tường biên giới Mỹ-Mexico và không lâu sau quyết định từ chức đột ngột của các nhân viên nội các khác, những người đã phẫn nộ vì vai trò của ông Trump trong việc kích động đám đông tấn công Điện Capitol vào ngày 6/1.

Trước đó, ông Wolf lên án việc tấn công Điện Capitol của những người ủng hộ ông Trump và gọi đó là “bi kịch và kinh tởm”. Ông cũng khẳng định sẽ ở lại Bộ An ninh Nội địa cho tới khi chính quyền ông Trump mãn nhiệm để đảm bảo việc chuyển giao quyền lực được suôn sẻ và giúp Bộ tập trung vào giải quyết các rủi ro mà quốc gia đang đối mặt. Không rõ lý do gì đã khiến ông thay đổi quyết định trong bối cảnh quốc gia đang có nguy cơ đối mặt với bạo lực leo thang vào trước lễ nhậm chức 20/1.

Ông Wolf rời bỏ Bộ An ninh Nội địa trong bối cảnh Bộ này chỉ thực thi các mục tiêu của chính quyền ông Trump về vấn đề nhập cư và thực thi pháp luật. Điều này khiến ông Wolf vấp phải chỉ trích rằng ông đã chính trị hóa một Bộ vốn được tạo ra để bảo vệ quốc gia tốt hơn sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001.

Bộ An ninh Nội địa giám sát một số cơ quan thực thi pháp luật, kể cả Cơ quan Mật vụ, tổ chức mũi nhọn về an ninh của Nhà Trắng và của tổng thống Mỹ.

Được biết, ông Biden đã chỉ định ông Alejandro Mayorkas, cựu quan chức thuộc Bộ An ninh Nội địa, làm lãnh đạo cơ quan này sau khi ông Biden nhậm chức.

Tổng thống Trump bổ nhiệm ông Wolf là Quyền Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ từ tháng 11/2019 sau khi ông Kevin McAleenan từ chức. Ông Trump nói rằng ông thích sự “linh hoạt” trong việc bổ nhiệm các quan chức cấp cao vào các vị trí tạm quyền, tuy nhiên nhiều người chỉ trích việc làm này sẽ khiến các quan chức không thể đưa ra các kế hoạch dài hạn, điều giúp đảm bảo sự “ổn định” của cơ quan.

Tổng thống Trump sau đó đã đệ trình việc bổ nhiệm ông Wolf lên Thượng viện sau khi Cơ quan Thẩm định Trách nhiệm Chính phủ Mỹ cho rằng cả ông Chad Wolf và cấp phó Ken Cuccinelli đều không thể điều hành Bộ An ninh Nội địa do vi phạm các quy tắc kế nhiệm. Kết luận này khiến những thay đổi chính sách dưới nhiệm kỳ của ông Wolf và ông Cuccinelli, đặc biệt là chính sách liên quan tới nhập cư, có nguy cơ xóa sổ do các thách thức pháp lý, trong đó có phán quyết hôm 8/1 vừa qua của thẩm phán liên bang (thẩm phán liên bang vô hiệu hóa quyết định gỡ bỏ các hạn chế tị nạn của chính quyền ông Trump).

Thắt chặt an ninh cho lễ nhậm chức

Những động thái trên không giúp trả lời câu hỏi liệu thủ đô của nước Mỹ có được đảm bảo an ninh trong tuần tới. Theo truyền thông Mỹ, một tài liệu nội bộ của FBI cảnh báo về khả năng những người ủng hộ Trump có vũ trang sẽ tổ chức biểu tình trên khắp 50 bang vào thời điểm từ cuối tuần này đến ngày 20/1.

Nhà Trắng đã phát đi thông cáo báo chí khẳng định rằng Tổng thống Trump đã “tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Washington và yêu cầu sự hỗ trợ liên bang để phối hợp phản ứng trong tình trạng khẩn cấp được áp dụng từ ngày 11/1 đến ngày 24/1/2021 cho Lễ nhậm chức tổng thống thứ 46 của Mỹ”.

Chỉ thị của vị Tổng thống sắp mãn nhiệm cho phép Bộ An ninh Nội địa hành động để “cứu người và bảo vệ tài sản, y tế và an ninh công cộng, cũng như làm giảm nhẹ hoặc ngăn chặn nguy cơ thảm họa tại Washington, D.C.”.

Lầu Năm Góc hôm 11/1 khẳng định cơ quan này đã chỉ đạo triển khai 15.000 vệ binh quốc gia sẵn sàng bảo vệ lễ nhậm chức của ông Biden. Theo Tướng Daniel Hokanson, người đứng đầu Cục Bảo vệ Quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, 6.200 binh sỹ đã được bố trí tại Washington, và tổng số khoảng 10.000 binh sỹ dự kiến sẽ được điều động vào cuối tuần này. Khoảng 5.000 binh sỹ có thể được triển khai thêm vào ngày nhậm chức.

Tướng Hokanson khẳng định lực lượng này sẽ được trang bị thiết bị chống bạo động và vũ khí, tuy nhiên lúc này họ chưa được phép tự vũ trang khi đi trên đường phố ở Washington, D.C.

Trước khi tuyên bố từ chức, ông Wolf cũng đã ra lệnh đẩy nhanh quá trình chuẩn bị của Cơ quan Mật vụ, nhấn mạnh nguy cơ từ "các sự cố trong tuần qua và bối cảnh an ninh ngày càng phức tạp".

Quá trình chuẩn bị cho sự kiện 20/1 đang được đẩy nhanh. Một hàng rào an ninh đã được dựng lên bao quanh toàn bộ Điện Capitol. Đây sẽ là nơi Biden tuyên thệ nhậm chức.

Ông Donald Trump vẫy tay chào đám đông trước khi phát biểu nhậm chức năm 2017. (Nguồn: Reuters)
Ông Donald Trump trong lễ nhậm chức tổng thống Mỹ năm 2017. (Nguồn: Reuters)

Nên tránh xa lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ?

Lo ngại tình trạng bao động như sự kiện ở Điện Capitol, Thị trưởng Washington Muriel Bowser kêu gọi những người ủng hộ Biden tránh xa thủ đô Washington vào ngày 20/1 tới.

Thông thường, sự kiện 4 năm một lần này khiến hàng trăm nghìn người Mỹ (đôi khi lên tới hàng triệu) đổ xô tới Washington. Bà Bowser nói: “Chúng tôi yêu cầu người dân Mỹ không tới Washington, D.C. vào lễ nhậm chức ngày 20/1, thay vào đó hãy tham dự trực tuyến”.

Ban tổ chức nói rằng vị Tổng thống đắc cử thuộc đảng Dân chủ muốn nhân sự kiện này để hàn gắn đất nước, một quốc gia vốn bị chia rẽ nghiêm trọng về chính trị và bị tàn phá bởi đại dịch Covid-19.

Ông Biden sẽ tuyên thệ tại Điện Capital, đối diện Công viên National Mall được phủ kín cờ hoa thay vì hàng trăm nghìn khán giả. Sau đó, ông cùng 3 cựu tổng thống khác (ông Trump sẽ không tới dự) sẽ đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, nơi chôn cất hàng nghìn binh sĩ Mỹ tử trận.

Quá trình chuẩn bị được lên kế hoạch trong bối cảnh đảng Dân chủ buộc tội ông Trump kích động và cổ vũ cái mà họ gọi là nỗ lực “nổi dậy” và “đảo chính” vào tuần trước, đồng thời đang tìm cách buộc ông Trump rời nhiệm sở vĩnh viễn. Điều này, theo FBI, có thể kích động bạo lực leo thang hơn nữa.

Theo truyền thông Mỹ, tài liệu của FBI cho rằng các nhóm cực hữu như Boogaloo Boys đang lên kế hoạch biểu tình trên khắp cả nước vào thời điểm lễ nhậm chức. Một nhóm trong số này “cảnh báo rằng nếu Quốc hội cố gắng phế truất ông Trump thông qua Tu chính án thứ 25, một cuộc nổi loạn lớn sẽ bùng nổ”.

Cộng đồng người Việt tại Nga 'gồng mình' đối phó đại dịch Covid-19

Cộng đồng người Việt tại Nga 'gồng mình' đối phó đại dịch Covid-19

TGVN. Du lịch đóng băng, buôn bán ở các chợ, nhà hàng, trung tâm thương mại vắng khách, ế ẩm là tình trạng chung của ...

Chính sách Nam Á của Mỹ: Lần hiếm hoi ông Biden cùng phe với ông Trump

Chính sách Nam Á của Mỹ: Lần hiếm hoi ông Biden cùng phe với ông Trump

TGVN. Chiến lược Nam Á của Mỹ dưới chính quyền ông Joe Biden sắp tới có thể sẽ nối tiếp đáng kể những chính sách ...

Bạo loạn ở Mỹ phơi bày lỗ hổng an ninh, hồi chuông cảnh báo cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden

Bạo loạn ở Mỹ phơi bày lỗ hổng an ninh, hồi chuông cảnh báo cho lễ nhậm chức của ông Joe Biden

TGVN. Bạo loạn tại Điện Capitol Mỹ đã phơi bày lỗ hổng an ninh nghiêm trọng, là bài học đắt giá cho sự chuẩn bị ...

(theo AFP, AP)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Xem nhiều

Đọc thêm

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động