Đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết

Lợi ích quốc gia dân tộc đang và sẽ là kim chỉ nam cho chính sách và công tác đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ảnh minh họa.

Trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, khi nhìn lại 30 năm đổi mới (1986–2016), Đảng ta đã rút ra năm bài học kinh nghiệm, trong đó bài học thứ tư nhấn mạnh “phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN”.

Đây là bài học rất quan trọng, một nội dung mới, được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn trong 30 năm đổi mới và đưa vào dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc sắp tới. Nhưng hiểu về bài học này như thế nào cho đúng và đầy đủ trong bối cảnh đất nước hiện nay thực sự là vấn đề không đơn giản. Từ góc độ của nhà nghiên cứu về đối ngoại, tôi cho rằng để hiểu đúng, đầy đủ và có thể ứng dụng thành công bài học này trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần nắm vững những nội dung sau:

Thứ nhất, về nội hàm lợi ích quốc gia – dân tộc của Việt Nam hiện nay. Trước đây, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, ưu tiên cao nhất và lợi ích cao nhất của Việt Nam lúc đó là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trong 30 năm đổi mới vừa qua, chúng ta đặt ra hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó nhiệm vụ xây dựng đất nước được ưu tiên đặt lên trên, nhưng về cơ bản lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam vẫn là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng và bảo vệ sự ổn định của hệ thống chính trị. Đây là nhân tố bất biến trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực lúc đó không ngừng biến động, các thế lực thù địch thường xuyên có nhiều âm mưu và hành động nhằm thay đổi, chuyển hóa chế độ ở Việt Nam.

Hiện nay, nội hàm của lợi ích quốc gia dân tộc vẫn bao gồm những yếu tố như trên, nhưng không chỉ có vậy, Việt Nam cũng có lợi ích to lớn trong việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đi cùng với tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện. Yếu tố phát triển, nhất là phát triển bền vững, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, được đề cao hơn trước. Đây là khía cạnh mới, ngày càng quan trọng trong tổng thể các lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam. Nội hàm của khái niệm lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam hiện nay rộng lớn và phức tạp hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước đây. Có thể nói lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam hiện nay là tổng hòa giữa lợi ích cơ bản và lợi ích phát triển. Lợi ích cơ bản là tiền đề không thể thiếu để hiện thực hóa lợi ích phát triển. Còn lợi ích phát triển sẽ góp phần củng cố vững chắc hơn lợi ích cơ bản.

Thứ hai, riêng trong công tác đối ngoại, lợi ích quốc gia dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay. Lợi ích quốc gia dân tộc đang và sẽ là kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại của Việt Nam. Suy cho cùng, chính sách đối ngoại là sự kéo dài của chính sách đối nội, phục vụ các mục tiêu bên trong của mỗi quốc gia dân tộc. Với Việt Nam, đó là an ninh, phát triển và vị thế quốc tế ở khu vực và trên thế giới.

Nhiệm vụ của công tác đối ngoại đã được xác định rất rõ: Một là, góp phần duy trì và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định ở bên ngoài để tạo thuận lợi cho tiến trình phát triển trong nước. Hai là, không ngừng nâng cao vị thế đất nước, góp phần xây dựng thế giới ngày càng tiến bộ hơn, công bằng và dân chủ hơn. Ba là, tranh thủ mọi điều kiện quốc tế thuận lợi để đưa đất nước tiến lên, từ vốn, kinh nghiệm quản lý, khoa học công nghệ, thị trường, viện trợ… Đó chính là tranh thủ và kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.

Nhìn lại 30 năm đổi mới vừa qua, chính nhờ đi đúng xu thế của thế giới, tranh thủ tốt các sức mạnh từ bên ngoài, công cuộc đổi mới của đất nước ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong những năm tới, tình hình sẽ còn diễn biến rất phức tạp, nhiều nguy cơ và thách thức to lớn đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải kiên định hơn nữa con đường đi lên CNXH của Đảng, của đất nước, kiên định độc lập, tự chủ và lợi ích quốc gia dân tộc để xử lý thành công các quan hệ đối ngoại rất phức tạp, nhất là với các nước lớn.

Thứ ba, tình hình thế giới và khu vực hiện nay không ngừng diễn biến phức tạp và rất khó lường. Tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc với sự đan xen phức tạp về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Trong đối tác có đối tượng, trong đối tượng có đối tác. Tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế ngày nay diễn ra rất linh hoạt, thay đổi rất nhanh chóng. Vai trò của yếu tố ý thức hệ ngày càng giảm. Lợi ích quốc gia dân tộc là tối cao. Việc xử lý hài hòa lợi ích của các bên tham gia cuộc chơi là điều kiện đảm bảo thành công của hợp tác. Hợp tác và đấu tranh đan xen, tạo thành sự tùy thuộc lẫn nhau vô cùng sâu sắc. Sự phát triển của các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, nước biển dâng, biến đổi khí hậu… đã buộc tất cả các quốc gia phải hợp tác để giải quyết.

Trong bối cảnh đó, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác lớn, các nước quan trọng. Chủ trương xây dựng các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trong thế giới ngày nay, các quốc gia không thể tùy tiện sử dụng vũ lực, mà phải căn cứ vào luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Do vậy, chủ động, tích cực đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế chính là cách tốt nhất để chúng ta vừa xây dựng đất nước, vừa bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Cuối cùng, việc nêu bật bài học về đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết cũng chuyển đi thông điệp mạnh mẽ về đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Với hàng chục FTA đã và đang được ký kết, triển khai, Việt Nam được dự báo trong những năm tới sẽ có nhiều biến đổi sâu sắc. Việt Nam sẽ ngày càng cởi mở hơn, phát triển hơn, hội nhập hơn với các chuẩn mực và hệ thống kinh tế, xã hội, pháp lý… trên thế giới, nhưng cũng đa dạng và phức tạp hơn. Thách thức sẽ đi liền với cơ hội. Mỗi chủ thể trong xã hội, từ chính quyền tới các doanh nghiệp và các đoàn thể xã hội và các địa phương cần quán triệt sâu sắc bài học đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, biết đoàn kết, biết đặt cái chung lên trên cái riêng, thì dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thành công, tiến trình hội nhập quốc tế nhất định sẽ thắng lợi.

TS. Trần Việt Thái

Xem nhiều

Đọc thêm

APEC 2024: Chủ tịch nước đề xuất 3 nguyên tắc và 4 giải pháp chính để xây dựng các liên kết kinh tế khu vực hiệu quả

APEC 2024: Chủ tịch nước đề xuất 3 nguyên tắc và 4 giải pháp chính để xây dựng các liên kết kinh tế khu vực hiệu quả

Sáng 15/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và phát biểu tại Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC với các khách mời.
Điện Kremlin: Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại?

Điện Kremlin: Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại?

Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại? - Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov lạc quan thận trọng về triển vọng này?.
Microsoft sẽ dừng hỗ trợ Mail và Calendar vào cuối năm nay

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ Mail và Calendar vào cuối năm nay

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ hai ứng dụng Mail và Calendar của Windows 11 sau ngày 31/12. Người dùng sẽ phải chuyển sang ứng dụng Outlook trên web.
Apple sửa lỗi khó chịu trong ứng dụng Ảnh

Apple sửa lỗi khó chịu trong ứng dụng Ảnh

Người dùng iPhone đã có thể "thở phào nhẹ nhõm" khi Apple cuối cùng cũng chịu khắc phục lỗi giao diện xem video khó chịu trên ứng dụng Ảnh.
Google tiếp tục mang tin vui đến cho người dùng Android

Google tiếp tục mang tin vui đến cho người dùng Android

Gã khổng lồ tìm kiếm Google vừa bổ sung hai tính năng bảo mật mới cho Android, nhằm tăng cường bảo vệ người dùng khỏi những cuộc gọi lừa đảo ...
C asean Vietnam tổ chức Workshop dành cho Nhiếp ảnh gia tự do

C asean Vietnam tổ chức Workshop dành cho Nhiếp ảnh gia tự do

Trong thời đại số hóa, nhiếp ảnh không chỉ đơn thuần là ghi lại khoảnh khắc, mà còn là cách thể hiện góc nhìn độc đáo và sáng tạo. Những ...
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Khi người trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Khi người trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và Môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Phiên bản di động