Back to E-magazine
e magazine
07:19 | 13/06/2023
Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

07:19 | 13/06/2023

“Luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết! là cách mà các cán bộ thuộc Vụ Tổng hợp Kinh tế Bộ Ngoại giao đối mặt với cuộc chiến không tiếng súng, tiếng bom, nhưng thách thức và hậu quả cũng nặng nề không kém chiến tranh của đại dịch Covid-19.

“Luôn đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết! là cách mà các cán bộ thuộc Vụ Tổng hợp Kinh tế Bộ Ngoại giao đối mặt với cuộc chiến không tiếng súng, tiếng bom, nhưng thách thức và hậu quả cũng nặng nề không kém chiến tranh của đại dịch Covid-19.

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Từ chiến dịch ngoại giao vaccine thần tốc, thành công vượt kỳ vọng tới việc chuyển trọng tâm sang ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước, Ngành Ngoại giao đã có những đóng góp xuất sắc, được đất nước và nhân dân ghi nhận”. Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Nguyễn Minh Hằng chia sẻ.

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Xin chúc mừng Vụ Tổng hợp Kinh tế được lựa chọn tôn vinh là 1 trong 16 tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trên toàn quốc trong Chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ XVIII – năm 2023. Xin Bà chia sẻ cảm xúc khi đón nhận tin vui đối với ngành Ngoại giao và đơn vị của mình?

Vinh dự và tự hào khi chúng tôi đã may mắn được thừa hưởng và phát huy truyền thống của Ngành Ngoại giao – với ý chí quyết tâm, tinh thần trách nhiệm đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết – tập thể cán bộ, nhân viên Vụ Tổng hợp kinh tế đã vượt qua mọi khó khăn, vất vả, làm việc không quản ngày đêm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Chính phủ và Bộ Ngoại giao giao phó, đóng góp quan trọng vào công cuộc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Chúng tôi tự hào khi chính sách và những chỉ đạo đúng đắn của của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ được hiện thực hóa qua những đóng góp của mình, đưa đất nước từ tiếp cận vaccine Covid-19 chậm, tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong khu vực, trở thành nước có số lượng tiêm và tốc độ tiêm chủng nhanh hàng đầu thế giới. Thực sự là một sự xoay chuyển tình thế, “đi sau về trước”!

Chúng tôi hiểu rằng, đây không phải là sự tôn vinh dành cho một tập thể riêng lẻ mà là sự ghi nhận đối với chiến dịch ngoại giao vaccine và công tác NGKT, do tất cả các đơn vị của Bộ Ngoại giao và 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng chung tay thực hiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trên cương vị Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine.

Đây cũng là sự ghi nhận về những nỗ lực của ngành Ngoại giao trong việc kịp thời chuyển trọng tâm từ ngoại giao phục vụ phòng chống dịch, ngoại giao vaccine sang NGKT phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đất nước ngay khi chúng ta chuyển chiến lược sang thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Vinh dự và tự hào rất lớn nhưng chúng tôi cảm thấy trách nhiệm còn lớn hơn. Trách nhiệm đối với ngành Ngoại giao nói chung và Vụ Tổng hợp Kinh tế nói riêng trong việc tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, tiếp tục hun đúc nhiệt huyết, ý chí quyết tâm như chủ đề “Ý chí Việt Nam” của Chương trình, để đóng góp ngày càng tốt hơn, xuất sắc hơn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Vụ Tổng hợp Kinh tế là đơn vị đầu mối của Bộ Ngoại giao, cơ quan thường trực của Nhóm giúp việc cho Tổ công tác của Chính phủ về Ngoại giao vaccine. Bà có thể chia sẻ suy nghĩ của mình khi được giao phó một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và chưa từng có tiền lệ như vậy?

Ngày 13/8/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1399/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine, với sứ mệnh đưa nguồn vaccine và thuốc điều trị quý giá về trong nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết trong ứng phó dịch bệnh Covid-19.

Trong sứ mệnh cấp bách và khó khăn này, Vụ Tổng hợp Kinh tế là đơn vị đầu mối của Bộ Ngoại giao, là cơ quan thường trực của Nhóm giúp việc cho Tổ công tác, chịu trách nhiệm tham mưu, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ của Tổ công tác.

Ngoại giao vaccine là chiến dịch liên quan trực tiếp đến sinh mạng người dân, sự ổn định kinh tế - xã hội của đất nước, do đó đã đặt ra rất nhiều yêu cầu chưa có tiền lệ. Công tác vận động, thúc đẩy ngoại giao vaccine phải được triển khai quyết liệt, thực hiện trên phạm vi toàn cầu với áp lực rất lớn để đưa những lá chắn bảo vệ sự sống cho cả đất nước về nước sớm nhất, nhiều nhất có thể.

Dù không thể không lo lắng, nhưng tôi đã cảm nhận sâu sắc tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm, niềm hứng khởi, đam mê và nỗ lực hết mình của tập thể anh chị em cán bộ trong đơn vị. Ai ai cũng sẵn sàng xông pha, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Đơn giản bởi chúng tôi cảm nhận được ý nghĩa lớn lao của công việc mà mình đang được tham gia đóng góp.

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của chiến dịch, với tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tất cả cán bộ Vụ Tổng hợp Kinh tế đều tham gia với tinh thần trách nhiệm cao nhất, nỗ lực tối đa, làm việc bất kể ngày nghỉ, không quản ngày đêm để có thể hoàn thành tốt công việc.

Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các cán bộ ngoại giao, nhất là các cán bộ trẻ, trưởng thành, rèn luyện những kỹ năng quan trọng của ngành ngoại giao, từ công tác hồ sơ, sự ký, tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình, xây dựng lập luận vận động, thu xếp các hoạt động đối ngoại Cấp cao... Điều này càng có ý nghĩa hơn khi độ tuổi trung bình của đơn vị chỉ là 32 tuổi, các em còn cả chặng đường dài để đóng góp, cống hiến cho ngành.

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết! Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Mỗi đợt hàng trăm nghìn liều vaccine “cập bến” Việt Nam đều là niềm vui, là nguồn động viên cho các cán bộ trong Vụ. Để họ, cùng anh em các đơn vị trong Bộ và anh em làm việc ở nước ngoài tiếp tục tham gia “mặt trận ngoại giao” trong cuộc chiến không tiếng súng nhưng không kém phần cam go.

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Đâu là những khó khăn và thuận lợi trong quá trình Vụ Tổng hợp Kinh tế triển khai các nhiệm vụ ngoại giao vaccine?

Ngay khi nhận nhiệm vụ chúng tôi khá lo lắng, ý nghĩa công việc quá lớn lao, cấp bách, khối lượng công việc quá lớn lại chưa có tiền lệ, trong khi lực lượng của đơn vị khá mỏng - với số lượng công chức, viên chức thấp hơn định biên (tính đến ngày 29/5/2023, Vụ có biên chế 23 người - dưới định biên 14 người) - tập trung ưu tiên triển khai công tác ngoại giao vaccine đồng thời tiếp tục đảm nhiệm công việc hàng ngày.

Việc tiếp cận các nguồn vaccine thời điểm đầu là vô cùng khó khăn. Khó khăn lớn nhất là dịch bệnh hết sức phức tạp, làn sóng dịch lần thứ 4 với biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ tử vong cao hơn, khiến áp lực tiếp cận vaccine vô cùng cấp bách, cần có nhanh hơn, nhiều hơn, sớm hơn ngày nào là giảm các ca tử vong ngày đó.

Trong khi đó, nguồn cung vaccine trên toàn cầu đã khan hiếm lại càng khan hiếm do các nước tăng mua và tích trữ vaccine; nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh kéo dài tại các nước sản xuất vaccine; bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine chưa được cải thiện.

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước thành công trong phòng chống dịch Covid-19 trong năm 2020 nên không thuộc các quốc gia được ưu tiên viện trợ vaccine, trang thiết bị y tế để phòng chống dịch. Các nước đang phát triển cũng tích cực đẩy mạnh ngoại giao vaccine, khiến tình hình vaccine càng trở nên khan hiếm hơn, việc tiếp cận các đối tác để vận động vaccine trở nên khó khăn hơn.

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Ngoài ra, khi đó, thông tin về các nguồn vaccine rất nhiều, kể cả thông tin giả mạo, gây rất nhiều khó khăn, tạo áp lực lớn trong công tác thẩm tra, xác minh thông tin.

Tuy nhiên, trong rất nhiều khó khăn ta nhận được sự ủng hộ tích cực của nhiều bạn bè quốc tế, là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, bạn bè truyền thống của Việt Nam. Đây là thành quả của việc Việt Nam đã kiên trì triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, qua đó tạo dựng được các khuôn khổ quan hệ tốt đẹp, tin cậy và ủng hộ lẫn nhau.

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Với việc triển khai hiệu quả và sâu rộng chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam thiết lập được một mạng lưới liên kết kinh tế sâu rộng, đan xen lợi ích kinh tế, xác lập vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất toàn cầu, là cơ sở để bạn bè quốc tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài ủng hộ và hỗ trợ chúng ta sớm vượt qua đại dịch, vì lợi ích của cả hai bên nhằm bảo đảm chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam đã phát huy tốt những giá trị cao đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, trong giai đoạn đầu dịch, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khẩu trang, vật tư y tế, trang thiết bị phòng chống dịch trong khả năng và nguồn lực của chúng ta, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, trân trọng và cảm kích.

Trên cơ sở thành công vượt kỳ vọng của Chiến dịch ngoại giao vaccine, trong bối cảnh mới và trước những khó khăn mới của tình hình quốc tế, với vai trò là đơn vị thường trực của Ban Chỉ đạo Ngoại giao kinh tế của Bộ Ngoại giao, Vụ Tổng hợp Kinh tế đã tham mưu Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Chính phủ như thế nào, công tác ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh triển khai ra sao và đến nay đã đạt được các kết quả gì nổi bật?

Sau "cuộc săn lùng vaccine trên khắp thế giới”, tỉ lệ bao phủ tiêm vaccine tăng nhanh, đó là kết quả vượt kỳ vọng của chiến dịch ngoại giao vaccine, góp phần quyết định triển khai thành công Chiến lược vaccine thần tốc với quy mô lớn nhất trong lịch sử do Chính phủ đề ra, giúp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân.

Trên cơ sở đánh giá, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phòng chống dịch bệnh và căn cứ khoa học, Vụ Tổng hợp Kinh tế đã phối hợp với các đơn vị trong Bộ Ngoại giao kịp thời có báo cáo tham mưu cho Lãnh đạo Đảng và Chính phủ chuyển trạng thái đất nước sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Ngay từ tháng 10/2021, Việt Nam đã chủ động chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Bối cảnh mới lại đặt ra thêm nhiều nhiệm vụ mới cho Vụ Tổng hợp Kinh tế - đơn vị lá cờ đầu trong công tác ngoại giao kinh tế - với khối lượng nhiệm vụ phải xử lý trong năm 2022 lên tới gần 1000 nhiệm vụ, nhiều nhất trong Bộ Ngoại giao và tăng đột biến 66% so với trước đại dịch.

Với vai trò thường trực Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế của Bộ Ngoại giao, Vụ Tổng hợp kinh tế đã phối hợp với các Vụ, Cục liên quan và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham mưu để ban hành và ngay sau đó, triển khai nhanh chóng, quyết liệt, hiệu quả Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác NGKT phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 và Chương trình hành động của Chính phủ để cụ thể hóa Chỉ thị 15.

Những đóng góp quan trọng của Ngành Ngoại giao, trong đó có vai trò của Vụ Tổng hợp Kinh tế, trong công tác nghiên cứu, tham mưu về các vấn đề kinh tế quốc tế, các xu hướng phát triển trên thế giới, triển khai các hoạt động ngoại giao kinh tế song phương, đa phương, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp đã góp phần tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước, đóng góp vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời gian qua.

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Xin Bà chia sẻ về những định hướng, kế hoạch triển khai công tác ngoại giao kinh tế thời gian tới nhằm tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước?

Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra chủ trương xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư đã xác định ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam, là động lực để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao là đầu mối chính trong triển khai, đôn đốc thực hiện Chương trình hành động về NGKT, chúng tôi xác định Ngoại giao phải là cơ quan tiên phong, đi đầu và tích cực đồng hành cùng các bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong triển khai các nhiệm vụ NGKT.

Trên cơ sở bám sát quan điểm chỉ đạo của Chỉ thị 15 và cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Chỉ thị 15, chúng tôi xác định năm nhiệm vụ chính trong thời gian tới:

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiếp tục tạo dựng, củng cố cục diện đối ngoại hoà bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tăng cường các nội dung hợp tác kinh tế trong xây dựng và triển khai các đề án, kế hoạch phát triển quan hệ với các đối tác cũng như trong các chuyến thăm, tiếp xúc đối ngoại, nhất là đối ngoại Cấp cao. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ thúc đẩy thiết lập các khuôn khổ hợp tác trong những lĩnh vực mới, thực chất, có tính đột phá.

Hai là, tiếp tục đồng hành, thực hiện chức năng đột phá, mở đường hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp trên tinh thần ngoại giao kinh tế lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Tiếp tục tăng cường công tác thông tin kinh tế cho các địa phương, doanh nghiệp, nhất là về các xu hướng kinh tế thế giới có tác động sâu rộng đến các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp trong nước.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu kinh tế; theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, chủ động, nhanh nhạy phát hiện những diễn biến quan trọng, các vấn đề nổi, dự báo các xu hướng mới, rủi ro kinh tế và điều chỉnh chính sách của các nước để kịp thời tham mưu, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh ngiệp ứng xử phù hợp.

Bốn là, tích cực đóng góp thúc đẩy hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế nhằm mở rộng không gian kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư chất lượng cao, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội và quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết!

Năm là, đẩy mạnh đào tạo, nâng cao năng lực triển khai ngoại giao kinh tế cho đội ngũ cán bộ các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại.

Phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành Ngoại giao, từ những bài học thành công và kinh nghiệm quý giá của chiến dịch Ngoại giao vaccine, tập thể Vụ Tổng hợp kinh tế sẽ tiếp tục cố gắng hết sức mình, cùng các đơn vị trong Bộ và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, triển khai hiệu quả công tác Ngoại giao kinh tế, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò, vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Xin trân trọng cảm ơn Trợ lý Bộ trưởng!

Thực hiện: MINH ANH | đồ họa: Lim Dim | ảnh: TGVN, TTX...

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.