Dấu ấn của đối ngoại Trung Quốc sau Đại hội XX

Anh Thơ
Đại hội XX đã trở thành tiền đề thúc đẩy ngoại giao Trung Quốc thêm phần tự tin với vai trò của nước lớn trên trường quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đối ngoại Trung Quốc sau Đại hội XX có một số chuyển biến đáng chú ý. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Trong bối cảnh quốc tế “cam go, phức tạp, nhanh chóng và đầy thách thức”, việc “thúc đẩy hoà bình và phát triển của thế giới, thúc đẩy xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại” là mục tiêu cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã nêu bật nội dung này trong Toàn văn Báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX, với cụm từ “hòa bình” và sáng kiến “Cộng đồng chung vận mệnh” lần lượt xuất hiện 23 và 6 lần.

Năm 2023 đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển Trung Quốc khi nước này chính thức bước vào giai đoạn phấn đấu thực hiện mục tiêu Một trăm năm lần thứ hai. Việc Trung Quốc hoàn tất kiện toàn các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị sau Đại hội XX và kỳ họp Lưỡng hội khóa XIV đã chủ động mở đường cho hàng loạt hoạt động xúc tiến, kết nối ngoại giao từ lục địa Á - Âu sang đến Vùng Vịnh, trong đó có các “điểm nóng” xung đột trên thế giới. Sau Đại hội lần thứ XX, Trung Quốc bắt đầu chuyển sang cách thức “tấn công quyến rũ” trong ứng xử các vấn đề quốc tế.

Trong bối cảnh đó, có thể thấy dấu ấn đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội XX bao gồm ba đặc điểm nổi bật như sau.

Chủ động trong song phương

Thứ nhất, Trung Quốc đang ngày một chủ động hơn trong các hoạt động ngoại giao song phương.

Từ cuối tháng 12/2022 - 3/2023, hoạt động ngoại giao của Trung Quốc “bùng nổ” về số lượng những chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo trong và ngoài khu vực. Có thể kể tới nỗ lực ngoại giao với hàng loạt quốc gia gồm Việt Nam, Đức, Saudi Arabia, Philippines, Iran, Belarus, các nước châu Phi cùng một số diễn đàn, tổ chức như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị An ninh Munich 2023, Liên minh châu Âu (EU) của Ngoại trưởng Tần Cương và mới đây nhất, chuyến thăm Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình. Những tiếp xúc này phản ánh rằng Bắc Kinh đang thực hiện sự đa dạng trong các bước đi ngoại giao.

Một mặt, Bắc Kinh tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao truyền thống láng giềng, đẩy mạnh quan hệ với các quốc gia đang phát triển tại Đông Nam Á thông qua việc tái khởi động các dự án thuộc khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI). Mặt khác, qua chuyến thăm châu Âu của ông Tần Cương và hoạt động tiếp xúc gần đây, các nhà ngoại giao Trung Quốc cho thấy ý định hàn gắn, tranh thủ lợi ích về kinh tế với các nước ngoài khu vực, đặc biệt là châu Âu, trong bối cảnh cuộc đua về kinh tế, công nghệ giữa nước này và Mỹ còn chưa ngã ngũ.

Trong bối cảnh quốc tế “cam go, phức tạp, nhanh chóng và đầy thách thức”, việc “thúc đẩy hoà bình và phát triển của thế giới, thúc đẩy xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại” là mục tiêu cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Ngoại giao trung gian hòa giải

Thứ hai, đó là nỗ lực bắc cầu làm trung gian hòa giải của Trung Quốc.

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa có hồi kết, việc Bắc Kinh công bố lập trường về vấn đề này tháng 2/2023 đã trở thành dấu ấn của ngoại giao Trung Quốc thời gian qua. Trái với các cuộc đàm phán trước đó của Ankara, đề xuất và mong muốn của Bắc Kinh về sẵn sàng tham gia xây dựng, thúc đẩy tiến trình hòa bình tại Ukraine đã thu hút được sự chú ý của cả Moscow và Kiev. Thậm chí, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, sáng kiến hòa bình của Trung Quốc phù hợp với những quan điểm của xứ bạch dương.

Theo một số chuyên gia, đề xuất của Trung Quốc “hấp dẫn” cả Nga lẫn Ukraine là bởi Bắc Kinh đã xây dựng được quan hệ thân thiết với Moscow khi xứ bạch dương bị cô lập trên trường quốc tế. Trong khi đó, Kiev cũng cần phải tính toán đến những tổn thất nước này sẽ phải hứng chịu nếu tiếp tục kéo dài xung đột hiện nay. Đồng thời, Ukraine đang bị “mắc kẹt” trong những thủ tục gia nhập các liên minh của phương Tây. Do vậy, một giải pháp hòa bình được dẫn dắt bởi một quốc gia vừa “trung gian”, vừa “trung lập” sẽ có thể là gợi ý cho cả hai bên.

Một trong những điểm sáng của ngoại giao trung gian hòa giải đó chính là Trung Quốc đã thúc đẩy thành công khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Iran và Saudi Arabia. Điều này đặt ra dấu hỏi về vai trò và tầm ảnh hưởng của xứ cờ hoa tại Trung Đông khi hiện nay, Bắc Kinh đang thay thế Washington vươn lên như người hòa giải tích cực tại khu vực có chính sách “thân Mỹ”. Theo tờ Asia Times (Trung Quốc), “không ai ở phương Tây từng dự đoán Trung Quốc sẽ làm trung gian cho Iran và Saudi Arabia”.

Dù chỉ mới nối lại cánh cửa đối thoại trong thời gian ngắn, ngoại giao Trung Quốc đã bắt đầu ghi dấu ấn trong “phát huy vai trò mang tính xây dựng cho bảo vệ hòa bình thế giới” như Đại hội XX đã đề ra.

Sau Đại hội XX, đối ngoại Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy đề xuất sáng kiến quản trị toàn cầu - Ảnh: Diễn đàn Kinh tế Bác Ngao năm 2023, tổ chức tại tỉnh Hải Nam từ ngày 28-31/3, sẽ có sự góp mặt của nhiều nguyên thủ, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, kinh tế lớn trên thế giới (Nguồn: CNS)
Sau Đại hội XX, Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy sự hiện diện trong các cơ chế đa phương và đề xuất sáng kiến quản trị toàn cầu. - Ảnh: Diễn đàn Kinh tế Bác Ngao năm 2023, tổ chức tại tỉnh Hải Nam từ ngày 28-31/3, có sự góp mặt của nhiều nguyên thủ, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, kinh tế lớn trên thế giới (Nguồn: CNS)

Quản trị toàn cầu

Thứ ba, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy đề xuất sáng kiến quản trị toàn cầu.

Vấn đề Trung Quốc “quản trị” xuất hiện với tần suất lớn trong phát biểu của Chủ tịch Tập tại Đại hội XX. Trong đó, ba sáng kiến quan trọng nhất gồm Cộng đồng chung vận mệnh (GCI), Sáng kiến Phát triển toàn cầu (GDI) và Sáng kiến An ninh toàn cầu (GSI) đều được Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy trong tiếp xúc ngoại giao.

Đặc biệt, GCI được Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố là “đóng góp trí tuệ Trung Quốc và phương án Trung Quốc cho giải quyết các vấn đề của nhân loại”. Để thực hiện hiện hóa ý tưởng này, Bắc Kinh đã lấy BRI làm trọng điểm để phát huy trách nhiệm và chủ nghĩa quốc tế Trung Quốc qua việc kết nối mạng lưới Á-Âu. Điều này thể hiện rõ khi đầu năm 2023, Trung Quốc tái khởi động thúc đẩy hợp tác, kết nối mạng lưới đường sắt xuyên quốc gia với các nước ASEAN.

Quy chiếu với nội dung trong Kế hoạch 12 điểm Hòa bình của Trung Quốc về vấn đề Ukraine, có thể thấy những giải pháp Bắc Kinh đề xuất đều có một số nội dung trùng khớp với quan điểm trong sáng kiến GCI và tuyên bố của ông Tập Cận Bình tại Đại hội XX, trong đó có “phản đối tư duy Chiến tranh lạnh”. Như vậy, bên cạnh thúc đẩy tiếp xúc song phương và ngoại giao hòa giải, Trung Quốc đang nỗ lực thể hiện vai trò tích cực của ngoại giao nước lớn, đóng góp vào giải quyết các vấn đề toàn cầu của thế giới.

Tổng thống Mỹ thăm Canada: Là chiến thắng, một 'màn trình diễn thân mật và chân thực'

Tổng thống Mỹ thăm Canada: Là chiến thắng, một 'màn trình diễn thân mật và chân thực'

Ngày 26/3, đánh giá về chuyến thăm Canada của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Đại sứ Mỹ tại Ottawa David Cohen cho rằng, đây là ...

Cựu lãnh đạo Đài Loan tới Trung Quốc trong chuyến thăm chưa từng có, bày tỏ 'hạnh phúc' khi làm một việc

Cựu lãnh đạo Đài Loan tới Trung Quốc trong chuyến thăm chưa từng có, bày tỏ 'hạnh phúc' khi làm một việc

Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu ngày 27/3 đã tới Trung Quốc và bày tỏ hy vọng sẽ mang lại hòa bình cũng ...

WB: Kinh tế Trung Quốc sẽ giúp giữ cho toàn cầu không rơi vào suy thoái trong năm 2023

WB: Kinh tế Trung Quốc sẽ giúp giữ cho toàn cầu không rơi vào suy thoái trong năm 2023

WB nhận định, kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng 1,7% trong năm nay và trung bình 2,2% trong thập niên này.

Giữa làn sóng cấm cửa, TikTok nhận tin vui từ láng giềng của Mỹ

Giữa làn sóng cấm cửa, TikTok nhận tin vui từ láng giềng của Mỹ

Ngày 27/3, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador tuyên bố, ứng dụng chia sẻ video TikTok thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung ...

Chuyển hướng sang Ấn Độ, 'gã khổng lồ' điện tử Foxconn quyết 'dứt tình' với Trung Quốc?

Chuyển hướng sang Ấn Độ, 'gã khổng lồ' điện tử Foxconn quyết 'dứt tình' với Trung Quốc?

Với sự hậu thuẫn của chính phủ Ấn Độ, hoạt động của Foxconn còn mở rộng, vượt cả ra ngoài lĩnh vực điện thoại thông ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động