Nhỏ Bình thường Lớn

Đầu tư du lịch - Giải pháp phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn

Baoquocte.vn. Chỉ cách Hà Nội hơn 200km, có hồ Ba Bể là di tích quốc gia đặc biệt, nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được lưu giữ… nhưng Bắc Kạn vẫn là vùng trũng của du lịch cả nước, kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn.
Đầu tư du lịch - Giải pháp phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn
Hồ Ba Bể (Bắc Kạn). (Nguồn: Du lịch Việt Nam)

Du lịch chưa được đánh thức

Là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 88%, gồm 7 dân tộc chính là Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, Hoa và Sán Chay, nhưng chính điều này mang lại cho Bắc Kạn cả kho báu tài nguyên du lịch. Có thể nhắc đến như khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn, điểm Bác Hồ dừng chân Nà Tu, khu du lịch hồ Ba Bể…

Điều đáng nói, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số đến nay vẫn còn giữ được như lễ hội Lồng tồng Ba Bể, chợ tình Xuân Dương, lễ hội Mù Là Pác Nặm…

Thế nhưng vào thời điểm du lịch cả nước trên đà phát triển mạnh nhất (năm 2019) thì nơi đây cũng chỉ đón được hơn 500.000 khách/năm. Tính chung cả giai đoạn 2016-2019, Bắc Kạn mới đón được hơn 1,8 triệu lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch đạt hơn 980 tỷ đồng, đóng góp của du lịch đạt khoảng 1,7% GRDP toàn tỉnh.

Theo giới chuyên gia, con số hơn 500.000 khách/năm mà Bắc Kạn đón được trong năm 2019 là vô cùng thấp so với nguồn tài nguyên vốn có. Và sở dĩ Bắc Kạn lâu nay luôn nằm trong số những tỉnh có số khách du lịch thấp nhất của cả nước là do chưa làm tốt việc biến tài nguyên du lịch giàu có thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, ông Nguyễn Đăng Bình cũng thừa nhận: Mặc dù sở hữu nhiều lợi thế, nhưng du lịch Bắc Kạn lại chưa có điều kiện phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Trong đó, dòng khách du lịch cao cấp và khách du lịch nước ngoài dường như chưa dành nhiều sự quan tâm với điểm đến này.

Rào cản chủ yếu đến từ việc thiếu cơ sở hạ tầng chất lượng phục vụ khách du lịch và thiếu những sản phẩm mang tính chiến lược. Bắc Kạn đang nỗ lực kêu gọi nhà đầu tư trên cả nước cùng đến với địa phương nghiên cứu, đầu tư, khai thác, phát huy các tiềm năng du lịch.

Thu hút nhà đầu tư chiến lược

Điểm nghẽn lớn nhất cho phát triển du lịch ở Bắc Kạn là kết cấu hạ tầng giao thông không đồng bộ. Khoảng cách từ Thủ đô Hà Nội tới Bắc Kạn 200 km không phải là xa nhưng vẫn mất khá nhiều thời gian di chuyển. Trong khi đường từ TP. Bắc Kạn tới Khu du lịch Ba Bể thì khá quanh co, xuống cấp, khiến việc đi lại rất khó khăn.

Để khắc phục rào cản này, Bắc Kạn đang quyết tâm hoàn thiện đường từ Chợ Mới qua TP. Bắc Kạn đến hồ Ba Bể để nối thẳng tuyến du lịch từ Hà Nội đến hồ; đồng thời xây dựng nhiều tuyến đường phát triển du lịch nội tỉnh và kết nối sang khu du lịch Na Hang (Tuyên Quang).

Đầu tư du lịch - Giải pháp phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn
Hội nghị xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch Bắc Kạn được tổ chức chiều 1/4. (Nguồn: Tạp chí Thi đua Khen thưởng)
Tin liên quan
Phát triển du lịch bền vững, Tây Bắc trở thành “hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc” Phát triển du lịch bền vững, Tây Bắc trở thành “hòn ngọc ngày mai của Tổ quốc”

Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025, Bắc Kạn dự kiến đầu tư công khoảng hơn 7.000 tỷ đồng cho lĩnh vực giao thông, trong đó, trọng điểm là đường cao tốc từ Chợ Mới tới TP. Bắc Kạn và đường du lịch từ TP. Bắc Kạn đi hồ Ba Bể, kết nối sang Na Hang (Tuyên Quang).

Khi hai tuyến đường này hoàn thành, lưu thông từ Hà Nội tới hồ Ba Bể sẽ chỉ còn khoảng ba giờ đồng hồ. Cùng với đó, tỉnh sẽ kiến nghị Trung ương đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc Kạn đi Cao Bằng.

Bên cạnh đó, địa phương cũng chú trọng “Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch” với trọng tâm thu hút nhà đầu tư chiến lược, doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm đầu tư các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng cao cấp, phù hợp nhu cầu và xu hướng du lịch mới; khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch, kinh doanh du lịch phù hợp với thế mạnh của địa phương.

Hiện tại, Bắc Kạn đang tập trung chỉ đạo lập quy hoạch xây dựng các khu du lịch trọng điểm phù hợp quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, làm cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư phát triển du lịch. Đồng thời, tập trung lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn; quy hoạch Di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt hồ Ba Bể và vùng phụ cận.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Kạn cam kết sẽ không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường du lịch, xây dựng dịch vụ du lịch thông minh, đẩy mạnh liên kết trong việc phát triển quy hoạch, kết nối hạ tầng; phát huy giá trị văn hóa di sản, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến và quảng bá du lịch.

Tỉnh Bắc Kạn đặt mục tiêu đến năm 2025, Khu du lịch Ba Bể trở thành khu du lịch quốc gia, đón ít nhất 32 nghìn lượt khách quốc tế và 1 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

Đến năm 2030, du lịch Bắc Kạn cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; thu hút khoảng 50 nghìn lượt khách quốc tế và 1,7 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 2.500 tỷ đồng.

Thái Nguyên hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống

Thái Nguyên hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống

Với nhiều chương trình, giải pháp thiết thực đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), vấn đề phát triển kinh tế - ...

Mở cửa du lịch: Kinh nghiệm nhìn từ thế giới

Mở cửa du lịch: Kinh nghiệm nhìn từ thế giới

Các quốc gia lần lượt mở cửa du lịch - một lĩnh vực được ưu tiên trong chiến lược phục hồi kinh tế và đang ...