Đầu tư lớn vào Trung Đông, Thủ tướng Ấn Độ tái đắc cử Narendra Modi thu trái ngọt?

Việc Thủ tướng Narendra Modi tái đắc cử sau chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua là điềm lành cho các mối quan hệ của Ấn Độ với các quốc gia Trung Đông. Liệu trong nhiệm kỳ mới này, ông Modi có thu được trái ngọt?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tai dac cu thu tuong an do narendra modi se lam gi voi trung dong 5 điều rút ra sau chiến thắng của Thủ tướng Narendra Modi
tai dac cu thu tuong an do narendra modi se lam gi voi trung dong Bầu cử tại Ấn Độ: Thời đại Modi bước sang chương mới
tai dac cu thu tuong an do narendra modi se lam gi voi trung dong
Tái đắc cử, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ làm gì với Trung Đông? (Nguồn: PTI)
tai dac cu thu tuong an do narendra modi se lam gi voi trung dong Nhân định được thời. Ba nguyên nhân khiến ông Modi thắng cuộc bầu cử Ấn Độ

TGVN. Biến cuộc bầu cử quốc hội thành cuộc "bầu cử tổng thống", dẫn dắt và thao túng tiến trình vận động tranh cử, tận ...

Muốn có thành quả cần đầu tư nhiều 'vốn'

Do bà Sushma Swaraj không ra tranh cử lần này, Ấn Độ sẽ tìm kiếm một ngoại trưởng mới, nhưng những ảnh hưởng của ông Modi sẽ rõ ràng hơn trước.

Trong nhiệm kỳ đầu, ông Modi đã đầu tư đáng kể vốn liếng chính trị, thời gian và các nguồn lực vào việc nuôi dưỡng những "bạn bè" chủ chốt ở Trung Đông, cụ thể là Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar và Iran ở khu vực Vùng Vịnh, Israel ở vùng Levant.

Thông qua sự tham gia mang tính cá nhân và những tính toán dựa trên lợi ích kinh tế không khoan nhượng, ông đã nỗ lực kết bạn với các nhà lãnh đạo của các quốc gia này, những người đôi khi không nói chuyện với nhau.

Nhiệm kỳ hai sẽ cho phép Thủ tướng Modi gặt hái thành quả từ các khoản đầu tư chính trị và nâng cấp mức độ can dự của mình lên tầm cao hơn.

Kế hoạch 2.0 của Thủ tướng Modi

Tuy nhiên, cùng với những "trái ngọt", Thủ tướng Modi sẽ không thể thoát khỏi một số vấn đề cấp bách và nhiều thách thức.

Đầu tiên và quan trọng nhất, sẽ là quan hệ với Iran, vốn là một thách thức chính sách đối ngoại lớn kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Thành công vang dội trong cuộc bầu cử sẽ không đủ để Thủ tướng Modi gạt sang một bên quyết tâm của Chính quyền Tổng thống Trump, chấm dứt hoàn toàn hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran.

Mỹ đã từ chối gia hạn miễn trừ lệnh cấm vận nhập khẩu dầu mỏ từ Iran hồi tháng 11 năm ngoái, theo đó Ấn Độ vẫn được phép nhập 200.000 thùng dầu/ngày từ nước Cộng hòa Hồi giáo này. Điều này có nghĩa là, Ấn Độ sẽ không thể nhập khẩu dầu thô từ Iran kể từ ngày 2/5/2019 mà không gây ra sự bất bình và thậm chí là tức giận của Mỹ.

Một bộ phận tầng lớp chính trị, phần lớn không tham gia Hạ viện khóa mới, có thể ủng hộ lập trường công khai phản đối việc thể hiện "quyền tự trị" chiến lược của Ấn Độ. Do đó, ông Modi sẽ phải đưa ra một cách tiếp cận cân bằng đối với Mỹ và các đòi hỏi của nước này với Iran.

Cùng với việc miễn trừ lệnh cấm vận dầu mỏ từ Iran hồi tháng 11/2018, Chính quyền Tổng thống Trump đã loại cảng Chabahar khỏi danh sách trừng phạt. Điều này trao cho ông Modi một cơ hội vàng để làm hài lòng cả Mỹ và Iran.

Đầu tư của Ấn Độ vào cảng của Iran này trên thực tế thấp hơn nhiều so với con số 500 triệu USD theo cam kết đầu tư ban đầu. Bằng cách tăng cường các cam kết tài chính vào dự án Cảng Chabahar, Ấn Độ có thể xoa dịu sự bất bình của Iran đối với việc ngừng nhập khẩu dầu thô.

Nói cách khác, điều Ấn Độ cần làm là ngừng nhập khẩu dầu thô của Iran để thỏa mãn Mỹ và mở rộng các cam kết tài chính đối với dự án Chabahar để giữ cho Iran vui vẻ!

tai dac cu thu tuong an do narendra modi se lam gi voi trung dong Nương theo dòng nước

Căng thẳng bùng phát và leo thang giữa New Delhi và Islamabad sẽ chỉ có thể hạ nhiệt nếu Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ...

Thứ hai, Thủ tướng Modi nên giảm bớt hệ thống quan liêu và cho phép dòng vốn đầu tư từ UAE và Saudi Arabia, hai quốc gia đã cam kết đầu tư lần lượt tới 75 tỷ USD và 100 tỷ USD vào Ấn Độ.

Nếu dự án nhà máy lọc dầu Ratnagiri không được triển khai do vấn đề đất đai, ông Modi nên thăm dò các quốc gia ven biển phía Tây khác để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của Saudi Arabia và UAE vào dự án nhà máy lọc dầu khổng lồ này.

Nếu Hãng hàng không Etihad của UAE rời khỏi liên danh với Hãng hàng không Jet Air đang gặp khó khăn của Ấn Độ, chính sách duy trì quan hệ cân bằng của Thủ tướng Modi với ban lãnh đạo UAE có thể sẽ hữu ích trong việc tư nhân hóa hãng hàng không Ấn Độ.

Thứ ba, cuộc khủng hoảng nội bộ Vùng Vịnh đang diễn ra liên quan đến Qatar không phục vụ cho lợi ích của Ấn Độ. Căn cứ vào những liên kết kinh tế, chính trị, năng lượng và công dân định cư ở nước ngoài, một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề bế tắc giữa Saudi Arabia và Qatar là mối quan tâm của Ấn Độ.

Hòa giải thường đi kèm với những "phần thưởng" và "thiệt hại" không thỏa đáng. Ấn Độ đã tránh, một cách chính đáng, bị lôi cuốn vào việc làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột Arab - Israel hay cuộc đối đầu giữa Saudi Arabia và Iran. Tuy nhiên, bên trong cộng đồng Arab vùng Vịnh lại khác và "miếng bánh" của Ấn Độ ở đây rất lớn.

Hơn nữa, trong nhiệm kỳ đầu tiên, Thủ tướng Modi đã thiết lập mối quan hệ cá nhân với tất cả các nhà lãnh đạo chủ chốt liên quan đến cuộc khủng hoảng, cụ thể là Thái tử Saudi Arabia Mohammed Bin-Salman, Thái tử UAE Mohammed al-Nahyan và Quốc vương Qatar Tamim al-Thani. Ông Modi cũng đã gặp họ nhiều lần.

Thủ tướng Modi nên sử dụng quyền lực lớn mà Hiến pháp Ấn Độ trao cho một Thủ tướng cũng như các mối quan hệ cá nhân của mình với các nhà lãnh đạo này để bắt đầu tiến trình đối thoại. Cả hai là đề xuất khả thi và quan trọng mà ông Modi có thể xem xét đóng vai trò bắc cầu, hoặc hàn gắn sự rạn nứt giữa các Vương quốc Arab vùng Vịnh.

Thứ tư, Trung Quốc đã tìm cách lôi kéo các nước Arab vùng Vịnh công nhận và tham gia sáng kiến "Vành đai và Con đường" đầy tham vọng của họ. Là những quốc gia giàu có và nhiều tài nguyên, các nước Arab là "nơi đặt cược" tốt hơn với Trung Quốc so với các nền kinh tế nghèo ở châu Á và châu Phi.

Điều này có nghĩa là Ấn Độ sẽ phải mở rộng "rổ giao dịch" của mình và chuyển sang các dự án đầu tư với các nước Arab vùng Vịnh. Công ty liên doanh phân bón Ấn Độ - Oman ở Sur và quan hệ đối tác kinh tế giữa Ấn Độ với Jordan là một mô hình và tiền lệ cho Ấn Độ gia tăng mạnh đầu tư hơn nữa vào các nền kinh tế ở nơi đây.

Chính phủ của Thủ tướng Modi cũng nên khuyến khích khu vực tư nhân tăng cường sự hiện diện của mình tại các nền kinh tế Trung Đông, đặc biệt là khu vực Vùng Vịnh.

Thứ năm, Ấn Độ nên mở rộng sự hiện diện của mình sang nền kinh tế và thị trường công nghệ Israel thông qua các khoản đầu tư có chọn lọc nhưng táo bạo, nhằm mục đích mua lại công nghệ của nước này.

Thúc đẩy hợp tác an ninh mạng với Israel sẽ đòi hỏi phải xác định các lĩnh vực chủ chốt và các cam kết tài chính đáng kể. Các tuyên bố và bản ghi nhớ đơn thuần sẽ không giúp Ấn Độ trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực công nghệ.

Cuối cùng, những cam kết chính trị ngày càng gia tăng của Ấn Độ với Trung Đông phải được phổ biến công khai rộng rãi hơn ở trong nước.

Do tập trung mổ xẻ mối quan hệ với Pakistan, nhiều nhà bình luận đã bỏ qua các mối quan hệ Ấn Độ - Vùng Vịnh và Ấn Độ - Trung Đông hoặc đã đi đến kết luận sai lầm rằng, dưới triều đại Modi, các quan hệ của Ấn Độ với thế giới Hồi giáo đã xấu đi. Không gì có thể vượt quá sự thật.

Thủ tướng Modi đã khéo léo cân bằng các mối quan hệ với Israel và Palestine, với Saudi Arabia và Iran, với Saudi Arabia và Qatar đồng thời thúc đẩy các lợi ích của Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo của Saudi Arabia và UAE đã trao tặng các danh hiệu cao quý nhất của họ cho Thủ tướng Modi chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ, qua đó có thể thấy được hiện trạng mối quan hệ của Ấn Độ với thế giới Hồi giáo dưới thời Modi.

Một nhận thức đúng đắn về chính sách Trung Đông của Thủ tướng Modi kể từ năm 2014 sẽ không chỉ tạo ra sự ủng hộ rộng rãi hơn ở trong nước đối với chính sách đó, mà còn gia tăng ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực. Nếu câu thần chú của thời đại Modi 1.0 là tham gia tích cực, thì giờ là lúc để hành động.

tai dac cu thu tuong an do narendra modi se lam gi voi trung dong Thủ tướng Modi tuyên bố, thế giới sẽ phải chú ý đến Ấn Độ như một siêu cường

Phát biểu của ông Modi trước các thành viên của BJP tại trụ sở đảng này tuyên bố, thế giới này sẽ phải chú ý ...

tai dac cu thu tuong an do narendra modi se lam gi voi trung dong Mạnh tay chi tiền quảng cáo, Thủ tướng Ấn Độ Modi nắm chắc phần thắng

Giai đoạn then chốt nhất của cuộc tổng tuyển cử Ấn Độ cho thấy Đảng Nhân dân do Thủ tướng Nadendra Modi dẫn dắt đang ...

tai dac cu thu tuong an do narendra modi se lam gi voi trung dong Thủ tướng Modi: Ấn Độ không còn bị thế giới phớt lờ

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố, quyết định của Liên hợp quốc (LHQ) liệt thủ lĩnh nhóm Hồi giáo cực đoan Jaish-e-Mohammed (JeM) ...

(theo Eurasia Review)

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 27/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 27/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 27/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 27/4 - Vietlott Power 27/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 27/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 27/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 27/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 27 ...
XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 27/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay - XSLA 27/4/2024. ket qua xo so Long An. KQXSLA thứ 7. kết quả xổ số Long ...
XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 27/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 27/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 27/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. KQXSBP thứ 7. xổ số Bình Phước ngày ...
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động