Back to E-magazine
e magazine
13:50 | 10/01/2022
DAV Open MUN 2021: Gặp gỡ 5 chủ tọa các phiên họp mô phỏng Liên hợp quốc

13:50 | 10/01/2022

Sau sự thành công vang dội trong các kỳ họp trước, Hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc Học viện Ngoại giao Mở rộng - DAV Open MUN 2021 đã chính thức quay trở lại ở mùa thứ 7 với chủ đề 'Qui Vivra Verra'.

DAV OPEN MUN 2021:

GẶP GỠ 5 SINH VIÊN HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
CHỦ TỌA PHIÊN HỌP MÔ PHỎNG LIÊN HỢP QUỐC

Sau thành công vang dội trong các kỳ họp trước, Hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc Học viện Ngoại giao Mở rộng - DAV Open MUN 2021 đã chính thức quay trở lại ở mùa thứ 7 với chủ đề “Qui Vivra Verra”

Thông qua cơ hội trực tiếp “nhập vai” vào các vị trí Chủ tọa điều hành phiên họp, Đại biểu đại diện các quốc gia cùng nhau bàn thảo và tìm giải pháp cho các vấn đề quốc tế nóng bỏng hay ở vai trò Quan sát viên, Hội nghị hứa hẹn sẽ mang lại cho người tham gia những trải nghiệm chân thực nhất về Liên hợp quốc nói riêng và quan hệ quốc tế nói chung.

DAV OPEN MUN 2021: GẶP GỠ 5 CHỦ TỌA PHIÊN HỌP MÔ PHỎNG LÀ SINH VIÊN HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

Hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc Học viện Ngoại giao Mở rộng - DAV Open MUN là sự kiện thường niên do CLB Hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc Học viện Ngoại giao (DAVMUN) tổ chức, dưới sự bảo trợ của Khoa Chính trị quốc tế & Ngoại giao, Học viện Ngoại giao.

Với định hướng mở rộng (open), hằng năm, DAV Open MUN chào mừng tất cả các đối tượng, bất kể độ tuổi hay nghề nghiệp, cùng tham gia đóng vai trò các nhà ngoại giao đại diện cho quốc gia, đưa ra những phát biểu dựa trên lập trường quốc gia – dân tộc về các vấn đề toàn cầu được đưa ra trong chương trình nghị sự của Hội nghị. Nguyên tắc chính trong cuộc họp là đạt được sự đồng thuận của số đông các đại biểu, đồng thời phải đảm bảo được lợi ích riêng, tối cao của mỗi quốc gia.

Sau quãng thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, phiên họp thứ 7 DAV Open MUN đã chính thức quay lại với 5 Hội đồng, bao gồm Ủy ban Đặc trách các Chiến dịch Gìn giữ hòa bình (C-34), Hội nghị Cấp cao ASEAN và 8 đối tác (ASEAN+8), Liên đoàn Arab, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Hội đồng lịch sử: Hòa ước Westphalia.

5 Hội đồng sẽ được tham gia chủ trì bởi 5 Chủ tọa là các sinh viên Học viện Ngoại giao, sở hữu kỹ năng xuất sắc, kinh nghiệm dày dặn và quyết tâm đem lại một mùa Hội nghị bổ ích và đáng nhớ nhất cho toàn thể người tham dự.

Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ từ 5 Chủ tọa tài năng về hành trình tham gia các Hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc (MUN) của mình để hiểu thêm về sức hút của hoạt động này nhé!

PHẠM ĐỨC MINH

Chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN và 8 đối tác (ASEAN+8)

Sinh viên Khoa Tiếng Anh – Lớp TA45C

DAV OPEN MUN 2021: GẶP GỠ 5 CHỦ TỌA PHIÊN HỌP MÔ PHỎNG LÀ SINH VIÊN HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

“Hành trình MUN của mình tình cờ bắt đầu vào 2015 khi một người bạn giới thiệu mình đến với một CLB MUN trong trường khi chúng mình đang tập dượt cho một vở kịch. Ban đầu, mình đã đăng ký chỉ vì muốn thử một cái gì đó mới nhưng ngay sau đó nhận ra rằng, mình thực sự muốn gắn bó với mô hình này một cách lâu dài.

Đến nay đã là năm thứ 7 mình tham gia MUN với tư cách là Chủ tọa, Đại biểu và Ban tổ chức, nhưng dù có tham dự vào bao nhiêu Hội nghị khác nhau ở cả trong và ngoài nước đi chăng nữa, đối với mình, từng Hội nghị MUN đều độc đáo theo cách riêng của nó.

Mình hiểu rằng đối với nhiều bạn, MUN có thể là một mô hình học thuật mới mẻ, khó hiểu hay khó vận dụng. Vì vậy, mình chỉ có một lời khuyên đơn giản cho các bạn: Đừng sợ gì cả. Đừng sợ phải nói, phải viết, phải đứng dậy và lên tiếng về những vấn đề toàn cầu quan trọng mà bạn đang quan tâm, trong bối cảnh thế giới quanh ta luôn biến động không ngừng.

Mình đã từng là một học sinh trung học e dè khi đứng lên phát biểu trong phiên họp MUN đầu tiên, nhưng một khi bạn dám cất cất tiếng nói, bạn sẽ thấy rằng ngay lập tức, các kỹ năng của bản thân sẽ được tạo cơ hội để cải thiện.

Mình cũng muốn gửi gắm một trích dẫn từ tác phẩm “Tội ác và trừng phạt’’ của Fyodor Dostoevsky đến các “newbie” trong cộng đồng MUN: "Đi sai theo cách của mình vẫn tốt hơn là đi đúng theo cách của người khác".

Sẽ luôn luôn có một hành trình của riêng bạn, tạo cho bạn cơ hội mở mang đầu óc theo cách riêng của mình. Vậy nên, đừng ngần ngại thử và kể có vấp ngã, bạn vẫn sẽ được gặp gỡ những người bạn mới, học hỏi những bài học mới và hoàn thiện các kỹ năng mới’.

LÊ MINH ANH

Chủ tọa Hội đồng lịch sử: Hòa ước Westphalia

Sinh viên Khoa Chính trị quốc tế & Ngoại giao – Lớp CT46C

DAV OPEN MUN 2021: GẶP GỠ 5 CHỦ TỌA PHIÊN HỌP MÔ PHỎNG LÀ SINH VIÊN HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

“Mình bắt đầu tham gia MUN vào cuối năm 2019 khi đang là sinh viên năm nhất. Nhìn lại hành trình 2 năm gắn bó với hoạt động này, mình nhận thấy bản thân đã có những thay đổi rõ rệt trong cách nhìn nhận vấn đề và tư duy.

MUN đã không chỉ giúp mình có được những góc nhìn đa chiều và bớt cứng nhắc hơn về những vấn đề trước đây mình chưa hiểu rõ, mà còn mở ra một cánh cửa mới giúp mình tiếp cận các khía cạnh và lĩnh vực khác trong cuộc sống theo hướng thú vị và cởi mở hơn.

Từ trải nghiệm của bản thân, mình thực sự tin rằng MUN là một hoạt động mà bất kỳ sinh viên nào, đặc biệt là sinh viên Học viện Ngoại giao, cũng có thể và nên thử. Ở MUN, ngoài việc có thể rèn luyện tư duy nghiên cứu, bạn cũng sẽ có cơ hội trực tiếp áp dụng những kiến thức tưởng như xa vời, khô khan được học trên lớp và trau dồi kỹ năng giao tiếp và đàm phán - những kỹ năng rất cần thiết đối với sinh viên Học viện Ngoại giao.

Đối với những bạn đang có hứng thú những vẫn còn e ngại trong việc tham gia MUN, mình muốn nhắn nhủ rằng mình rất đỗi thấu hiểu tâm lý này bởi trước đây, MUN cũng từng có cảm giác như một “tòa tháp ngà” mà mình nghĩ sẽ chẳng bao giờ có thể đặt chân đến. Mình nhớ ở MUN đầu mình đã sợ lắm, vì mình không tự tin vào khả năng của mình, mà mọi người ai cũng giỏi giang và hiểu rõ họ đang làm gì.

Thế nhưng, mình đã nghĩ là nếu mình không thử những thứ mình thích thì sẽ sau này mình sẽ rất hối hận, và thế là có mình hôm nay. Vì chúng mình đều còn là học sinh, sinh viên, nên mình nghĩ chỉ cần có sự hứng thú là đã quá đủ để tham gia bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào rồi.

Tại sao lại lãng phí điều đó? Với mình thì mọi trải nghiệm đều đáng quý, không phải vì nó tốt đẹp hay xấu xí, mà vì nó tạo nên bản thân mình.”

NGUYỄN KHÁNH NAM

Chủ tọa Liên đoàn Arab

Sinh viên Khoa Chính trị quốc tế & Ngoại giao – Lớp CT46C

DAV OPEN MUN 2021: GẶP GỠ 5 CHỦ TỌA PHIÊN HỌP MÔ PHỎNG LÀ SINH VIÊN HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

“Mình bắt đầu làm quen với MUN vào đầu năm 2021 sau khi trở thành thành viên chính thức của CLB Hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc Học viện Ngoại giao (DAVMUN).

Mặc dù hành trình MUN của mình đã gặp phải nhiều trắc trở vì khởi đầu muộn màng và ảnh hưởng của những yếu tố khác như chuyện học hành, công việc và đại dịch Covid-19, mình luôn giữ một tâm thế tương đối thoải mái ở mỗi Hội nghị mình tham gia, bởi mình đơn giản muốn được trải nghiệm nhiều nhất có thể trong những năm tháng trên giảng đường đại học.

Chính tâm thế thoải mái đó đã giúp mình thực sự cảm nhận được những giá trị mà MUN mang lại. Đó là kiến thức, bạn bè và nhiều điều ý nghĩa khác.

Tuy nhiên, thoải mái không có nghĩa là sơ sài.

Để có màn thể hiện tốt nhất, khâu chuẩn bị trước Hội nghị là vô cùng quan trọng. Nhưng kể cả khi có sai sót ngoài mong muốn, mình luôn tự nhủ với bản thân rằng cũng không nên quá để tâm đến nó.

Đối với mình, tham gia MUN không phải là để gặt hái giải thưởng, mà là để học hỏi, và mình luôn giữ vững ý niệm này kể từ khi bắt đầu.

Tại DAV Open MUN 2021, mình vô cùng vui mừng xen lẫn hồi hộp khi được giao phó vị trí Chủ tọa của Liên đoàn Arab, bởi mình biết rằng mình sẽ được đồng hành cùng những con người giỏi nhất. Để có được một sự chuẩn bị tốt nhất cho Hội nghị, một lời khuyên của mình là hãy bắt đầu bằng việc nghiên cứu một cách tổng thể về vấn đề trong chương trình nghị sự, sau đó tiếp cận các chi tiết khác.

Một điều mình học được khi tham gia MUN là luôn cập nhật các tin tức, thời sự quốc tế, và tìm hiểu một cách khái quát những thông tin đó. Điều này sẽ giúp các bạn làm quen với nhiều chủ đề khác nhau và giữ thế chủ động thay vì chỉ bắt đầu tiếp cận những chủ đề đó khi chúng được Ban tổ chức của Hội nghị MUN công bố. Ngoài ra, hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế thoải mái và sẵn sàng học hỏi!”

LÊ NGUYỄN VÂN TRANG

Chủ tọa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

Sinh viên Khoa Tiếng Anh - Lớp TA46B

DAV OPEN MUN 2021: GẶP GỠ 5 CHỦ TỌA PHIÊN HỌP MÔ PHỎNG LÀ SINH VIÊN HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

“Mình bắt đầu hành trình MUN vào năm 2018 khi lần đầu tiên một sự kiện MUN xuất hiện ở tỉnh mình và cũng là lần đầu mình biết đến MUN. Vì trước đó mình đã luôn có hứng thú với các vấn đề quốc tế như môi trường, xung đột, lao động... nên khi biết được tin này, mình đã hết sức phấn khởi và ngay lập tức lao vào tìm hiểu cách để đăng ký và chuẩn bị cho MUN. Lúc đó, mình có thể cảm nhận được rằng MUN sẽ là một khởi đầu mới của bản thân.

Trước khi tham gia MUN, mặc dù bản thân là một người học và yêu tiếng Anh, nhưng mình chưa bao giờ cảm thấy đủ tự tin về các kỹ năng tiếng Anh của mình, đặc biệt là kỹ năng nói.

Tuy nhiên, MUN đã thực sự tạo nên một bước ngoặt trong quá trình trau dồi vốn tiếng Anh của mình, giúp mình tự tin vào khả năng của bản thân và dám sử dụng nó để giao tiếp với nhiều người thay vì chỉ tự nói với bản thân.

Ngoài ra, sau khi tham gia MUN, mình cũng đã rèn luyện được khả năng nghiên cứu có chọn lọc, chứ không còn lan man như trước đây nữa.

Nếu bạn còn đang sợ tham gia MUN vì nghĩ rằng MUN là một thứ gì đó quá khó, hãy đừng ngần ngại vì bạn luôn có thể bắt đầu với những Hội đồng phù hợp hơn với “newbie” như Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại DAV Open MUN 2021. Để tự tin tham gia MUN, khâu quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị là nghiên cứu.

Càng nghiên cứu kỹ, bạn sẽ càng có được một nền tảng kiến thức tốt cũng như tránh được khả năng bị bí ý và hiểu nhầm về lập trường của đất nước mình và những Đại biểu khác đại diện. Khi nghiên cứu, bạn cũng nên đặc biệt chú ý trong việc tìm các nguồn uy tín để đọc, tránh thu thập các thông tin sai lệch và học cách sắp xếp các thông tin tìm được một cách hợp lý để tránh lan man và gặp khó khăn khi muốn sử dụng”.

MAI HOÀI PHƯƠNG

Chủ tọa Ủy ban Đặc trách các Chiến dịch Gìn giữ hòa bình (C-34)

Sinh viên Khoa Tiếng Anh - Lớp TA46C

DAV OPEN MUN 2021: GẶP GỠ 5 CHỦ TỌA PHIÊN HỌP MÔ PHỎNG LÀ SINH VIÊN HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

“Mình đến với MUN với một tâm thế sẵn sàng học hỏi thêm về kiến thức chính trị xã hội, cải thiện khả năng nói tiếng Anh và trải nghiệm nhiều điều mới lạ. Tuy nhiên, giống như nhiều bạn khác, hành trình bắt đầu của mình cũng không hề dễ dàng.

Vào ngày đầu tiên ở Hội nghị đầu tiên mình tham gia, mình đã vô cùng lo lắng và gần như ngồi lặng yên chỉ nói được một vài câu vì chưa hiểu rõ cách nghiên cứu tài liệu, quy trình của từng phiên họp và bị choáng ngợp trước các vấn đề các đại biểu khác đang đang thảo luận.

Tuy nhiên, đến ngày họp thứ hai, nhờ những lời động viên, khích lệ của các Chủ tọa và của một người anh cùng CLB, mình như được tiếp thêm năng lượng và đã dám đứng lên nói nhiều hơn, tự tin hơn trình bày lập trường quốc gia mình đại diện.

Chính những dấu ấn đẹp đẽ ấy và trải nghiệm quý giá mình có được là khởi nguồn cho hành trình tham gia MUN của mình ở các hội nghị ở trong và ngoài nước. Cho đến ngày hôm nay, với tư cách là Chủ toạ của của 1 trong 5 Hội đồng của DAV Open MUN năm nay, mình mong muốn mang lại những trải nghiệm tuyệt vời mình đã có đến các bạn học sinh, sinh viên và đồng hành cùng các bạn trên hành trình phát triển bản thân.

Mình rất yêu thích một câu nói: “A journey of a thousand miles begins with a single step” (Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân). Nếu các bạn muốn bắt đầu MUN thì việc đầu tiên là hãy mạnh dạn điền tên mình vào trong đơn Ứng tuyển đại biểu.

Đừng e ngại câu hỏi khó nhằn, hay sợ rằng mình trả lời sai, viết không hay hoặc tiếng Anh chưa đủ tốt, bởi vì giá trị thực sự của MUN là tạo môi trường để bạn hứng thú tìm hiểu thêm kiến thức, để cải thiện khả năng ngoại ngữ và rèn luyện kỹ năng mềm.

Lần đầu tiên bao giờ cũng khó khăn và nhiều nỗi sợ, nhưng nếu vượt qua được thì đây sẽ là điểm khởi đầu cho cả một hành trình trải nghiệm đầy thú vị và bổ ích phía trước".

----------------------------------------------------------
Dự kiến, Hội nghị DAV Open MUN 2021 sẽ được tổ chức trực tuyến trên nền tảng Zoom Cloud Meeting vào ngày 15-16/1/2022 để đảm bảo an toàn cho toàn thể người tham dự trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

Đọc thêm

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.
Nước Nga - Những ký ức không xa và 'bản tình ca' theo năm tháng

Nước Nga - Những ký ức không xa và 'bản tình ca' theo năm tháng

Với Đại sứ Việt Nam tại Nga Ngô Đức Mạnh (nhiệm kỳ 2018-2021), bạn bè ông hay nhiều thế hệ người Việt từng đi qua những tháng năm chiến tranh rồi bỡ ngỡ bước chân vào hòa bình, Liên Xô, nước Nga, lý tưởng của người Nga đẹp đẽ vô cùng… “Tình yêu” ấy đến nay vẫn bỏng cháy và thiêng liêng.
OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, từ ngày 2-3/5, tại thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 (MCM 2024).
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) cũng không phải là tổng các phiên thảo luận, tiếp xúc mà là những ý tưởng vô tận với ý nghĩa đặc biệt “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”.
Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - “ngôi nhà chung” cho doanh nhân nữ ASEAN, là dấu ấn đẹp của Việt Nam trong việc tạo dựng một mạng lưới hỗ trợ các doanh nhân nữ trong khu vực, đồng thời khơi dậy tiềm năng của họ cho sự tiến bộ và phát triển toàn diện trong ASEAN.