Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền

Nguyễn Hoàng
Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn quan tâm và mong muốn học hỏi kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống rửa tiền nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, củng cố và tăng cường hoạt động phòng, chống rửa tiền đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
PGS. TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
PGS. TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật phát biểu tại Hội thảo. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) phối hợp Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo quốc tế về phòng, chống tội phạm rửa tiền năm 2021, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, PGS. TS. Trương Hồ Hải cho biết: Phòng, chống rửa tiền là một trong những lĩnh vực rất quan trọng liên quan mật thiết đến phòng, chống tham nhũng. Những tác động tiêu cực của hiện tượng rửa tiền đã được chứng minh không chỉ đối với nền kinh tế quốc gia, mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Đây cũng là lý do làm cho nỗ lực phòng, chống rửa tiền quy mô toàn cầu ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Theo PGS. TS. Trương Hồ Hải, những bước tiến của hội nhập quốc tế toàn cầu cũng như sự ra đời của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã giúp cho các luồng luân chuyển vốn quốc tế theo đó gia tăng không ngừng và làm cho hành vi rửa tiền trở nên ngày càng phổ biến, tinh vi và khó kiểm soát hơn.

Những hành vi rửa tiền gắn liền với hoạt động phạm tội đã dần được đưa ra ánh sáng và chịu sự điều tra, truy tố, xét xử và trừng phạt nghiêm minh; đảm bảo tính công khai, minh bạch, bảo đảm nền tư pháp, pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tính công bằng, minh bạch, phát triển bền vững.

Cuối tháng 11/2021, trong phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo việc hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội về việc chỉnh sửa, bổ sung Luật Phòng, chống rửa tiền trong năm 2022. Đây là một trong những khởi đầu quan trọng nhằm tạo ra khuôn khổ, hành lang pháp lý để củng cố hệ thống phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam trong những năm tới.

Tại Hội thảo, ông Alberto Mora, Giám đốc Chương trình toàn cầu-Chương trình sáng kiến pháp quyền, Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA ROLI) cho rằng, việc trao đổi về pháp lý trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền mang lại lợi ích to lớn cho hệ thống pháp luật Việt Nam.

Theo ông Alberto Mora, phòng, chống tội phạm rửa tiền là một vấn đề quan trọng đối với cộng đồng quốc tế, giúp ngăn chặn tội phạm cơ bản như tham nhũng, buôn bán ma túy, buôn người, thao túng thị trường, gian lận trốn thuế…

Các chuyên gia quốc tế của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ sẽ chia sẻ những hiểu biết chung về tác động của rửa tiền có thể gây ra đối với lĩnh vực tài chính, sự ổn định của các quốc gia cũng như những hệ lụy của phòng, chống rửa tiền đối với xã hội và hệ thống kinh tế nói chung.

Toàn cảnh Hội thảo quốc tế về phòng, chống tội phạm rửa tiền năm 2021. (Ảnh: Vinh Hà)
Toàn cảnh Hội thảo quốc tế về phòng, chống tội phạm rửa tiền năm 2021. (Ảnh: K.L)

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận nhiều nội dung về tình hình tội phạm rửa tiền tại Việt Nam; phương pháp, thủ đoạn phạm tội; kinh nghiệm quản lý-chống rửa tiền trong lĩnh vực sòng bạc và trò chơi có thưởng tại Hoa Kỳ; bài học kinh nghiệm và khuyến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống tham nhũng và rửa tiền ở Việt Nam.

Về tình hình tội phạm rửa tiền ở Việt Nam, theo ông Cao Anh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra an ninh, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, hiện mỗi ngày Cục Phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) tiếp nhận, phân tích, xử lý hàng ngàn báo cáo giao dịch đáng ngờ, giao dịch có giá trị lớn, giao dịch có giá trị bất thường, giao dịch chuyển tiền điện tử của đối tượng báo cáo theo quy định Luật Phòng, chống rửa tiền.

Riêng đối với giao dịch đáng ngờ, từ năm 2013 đến tháng 9/2020, qua phân tích, xử lý trên 10 nghìn báo cáo giao dịch đáng ngờ, Cục Phòng, chống rửa tiền đã chuyển 857 vụ việc đến cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra, thuế, hải quan để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, truy thu thuế và xử lý vi phạm.

Ông Cao Anh Đức đánh giá, để nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm rửa tiền, cần sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Theo đó, cần quy định đối tượng sở hữu tài sản có dấu hiệu rửa tiền buộc phải có nghĩa vụ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài sản đó; quy định thời hạn chứng minh; quy định về xử lý tài sản khi không chứng minh được là có nguồn gốc hợp pháp…

Hàn Quốc quyết chặn nạn rửa tiền bất động sản xuyên biên giới

Hàn Quốc quyết chặn nạn rửa tiền bất động sản xuyên biên giới

Hàn Quốc sẽ giám sát chặt chẽ các giao dịch bất động sản của người nước ngoài nhằm ngăn chặn dòng tiền bất hợp pháp ...

Vấn nạn rửa tiền tại UAE gia tăng trong dịch Covid-19

Vấn nạn rửa tiền tại UAE gia tăng trong dịch Covid-19

Ngân hàng trung ương Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nhận thấy nguy cơ gia tăng từ sự luân chuyển của những dòng ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Mối duyên với công tác về người Việt Nam ở nước ngoài

Tôi được Bộ Ngoại giao bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Lãnh sự, tiếp đó được Lãnh đạo Bộ chỉ định sang làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về người ...
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Điểm mặt những mẫu ô tô dưới 500 triệu đồng ra mắt tại Việt Nam năm 2024

Năm 2024, thị trường ô tô Việt Nam chào đón nhiều mẫu xe mới đến từ các thương hiệu nổi tiếng. Trong đó, một số cái tên có giá bán ...
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá ...
Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Top 5 ô tô ráp trong nước bán chạy nhất sau 3 tháng giảm lệ phí trước bạ

Với chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ, kết hợp các chương trình khuyến mãi… giúp giá bán của nhiều mẫu ô tô lắp ráp trong nước ...
Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Gần 700.000 xe điện Tesla bị triệu hồi do lỗi hệ thống giám sát áp suất lốp

Tesla triệu hồi gần 700.000 xe điện vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn liên bang do gặp lỗi liên quan đến hệ thống giám sát áp suất lốp.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động