ĐBQH. Lưu Bình Nhưỡng: Chúng ta không nên ‘ăn xổi ở thì’ với thiên nhiên

Yến Nguyệt
TGVN. Theo ĐBQH. Lưu Bình Nhưỡng, chúng ta phải lấy thước đo an toàn của con người, xã hội, của nền kinh tế, tránh tình trạng 'kiếm củi ba năm thiêu một giờ', vì 'lợi ích nhỏ mà bỏ lợi ích lớn', vì cái lợi ích trước mắt mà bỏ cái lợi ích lâu dài, để cắm cúi vào phá rừng, phá núi để làm thủy điện, hay để làm các dự án khác…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
dbqh luu binh nhuong chung ta khong nen an xoi o thi voi thien nhien
ĐBQH. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội cho rằng, nếu chỉ quản lý trên giấy, để rồi đất vẫn lở, dân vẫn chết, của cải vẫn bị trôi, bị vùi thì mọi sự chỉ đạo đều vô giá trị. (Ảnh: NVCC)

Vấn đề thủy điện, rừng và bảo vệ môi trường làm nóng diễn đàn quốc hội. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Nhiều đại biểu cho rằng, một trong những nguyên nhân do lũ lụt gây ra có sự tác động của con người, mà cụ thể trong đó có nguyên nhân của phá rừng, thủy điện. Các dự án liên quan đến phá rừng cũng như việc bảo vệ, quản lý rừng của chúng ta chưa có kết quả, dẫn đến hủy hoại môi trường, nảy sinh những thảm họa trong thời gian qua.

Vấn đề này làm nóng diễn đàn xuất phát từ việc nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, đến miếng cơm manh áo, đến sự an nguy của người dân. Nhất là sau khi xảy ra lở đất làm thiệt hại rất lớn về người, tài sản ở một số tỉnh miền Trung.

Tôi cho rằng, không được phép phiến diện và cực đoan khi đánh giá vấn đề này. Bởi vì đây là một vấn đề rất lớn, nó không chỉ tác động đến vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước mà còn liên quan cả đến đời sống của người dân, vấn đề khoa học...

Quả thực, không thể nói hoàn toàn nguyên nhân của hậu quả lũ lụt tại miền Trung vừa qua do phá rừng, làm thủy điện hay làm một cái gì đó. Một điều gì đó cũng không thể làm nên thảm họa như thời gian qua, đó là vấn đề có sự tác động của cả yếu tố chủ quan và khách quan.

Khách quan là do càng ngày càng biến đổi khí hậu khắc nghiệt, khó lường. Bão liên tiếp, bão chồng bão, lũ chồng lũ, tác hại đó cộng hưởng với nhau, gây tiêu cực về thiên nhiên vô cùng lớn.

Bên cạnh đó, do tính chất việc bảo vệ hồ đập, quyết định tính toán phân lũ ở các hồ chứa nước cũng là một trong những tác nhân bổ sung gây nên lũ lụt trong thời gian vừa qua.

Cho đến bây giờ, bão vẫn chưa dứt nhưng không thể không nói đến tác nhân chính - yếu tố con người. Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo nhiều lần về địa hình, địa chất, địa khí hậu của chúng ta có những bất thường. Họ đã cảnh báo rằng, đó là khu vực có tiềm ẩn nguy cơ lở đất của Việt Nam. Chính vì thế, cần có sự bảo vệ, không được tác động mạnh mẽ các yếu tố con người vào đó để gây ra những tác động xấu.

Tuy nhiên, theo thông tin báo chí, các nhà quản lý của chúng ta dường như đã không chịu lắng nghe, bỏ ra ngoài tai những cảnh báo đó. Việc quy hoạch, phê duyệt, cho thực hiện những dự án ở các vùng lõi rừng phòng hộ đã tác động vào tự nhiên, đó là yếu tố con người.

Bởi vì rừng tự nhiên, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ trong tình trạng biến đổi khí hậu, bão lũ đương nhiên có sức chịu đựng, chống chọi tốt hơn nhiều lần so với những rừng thưa, rừng mới trồng, đồi trọc.

Khi tiến hành các dự án, người ta phải tác động, nổ mìn, đóng cọc, đào bới, làm đường, phải cắt núi, cắt rừng, phải cắt đồi, phải xén chỗ nọ, phải xén chỗ kia, nhiều chỗ phải cắt chân núi, triền đồi. Từ đó sẽ có độ rung, tác động kết cấu thay đổi, địa hình thay đổi thì đương nhiên khi gặp những tác nhân mạnh mẽ như bão lũ rất dễ xảy ra tình trạng sụt lở đất cũng như những thảm họa. Thử nghĩ xem tại sao nó không sụt lở chỗ khác mà cứ lở loanh quanh chỗ đóng thủy điện?

Do đó, chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan những yếu tố mới rút ra được bài học để xử lý những vấn đề có liên quan đến lũ lụt, lở đất, thiên tai… và xử lý trách nhiệm đối với từng người cụ thể.

Trước sự tàn phá khủng khiếp của những cơn bão đã cảnh báo điều gì, thưa ông?

Vấn đề biến đổi khí hậu được đưa ra như một cảnh báo lớn. Đây là vấn đề bắt buộc chúng ta phải có tầm nhìn xa hơn, linh hoạt hơn về mặt dự báo.

Khi tính toán, thiết kế các dự án, chúng ta phải cân nhắc đầy đủ các yếu tố để đảm bảo, tránh việc “đổ dầu vào lửa”, thiên nhiên đã khắc nghiệt rồi, con người càng phải cẩn trọng hơn. Nếu bây giờ con người không thận trọng nữa, chủ quan, vì những cái lợi trước mắt lại bỏ cái lợi lâu dài, để thiệt hại xảy ra như thế thì con người thực sự đang “ăn xổi ở thì” với thiên nhiên.

Chúng ta đã có một nguyên tắc, phương châm là không đánh đổi sự phát triển bằng mọi giá, đặc biệt là không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển. Vấn đề này đã được đưa ra thành phương châm, thành nguyên tắc sống nhưng bây giờ chính chúng ta lại vi phạm, các nhà quản lý lại vi phạm, đã tiếp tay làm những điều không phù hợp với những nguyên tắc chúng ta đã đặt ra.

Từ việc quy hoạch, thẩm định, cho ý kiến, cấp phép cho thực hiện các dự án xâm hại rừng đầu nguồn, làm thay đổi kết cấu tự nhiên khu vực cảnh báo nguy hiểm… mà không có giải pháp căn cơ, sẽ rất khó chủ động trong phòng chống, khắc phục hậu quả.

Bài học là phải luôn luôn có thái độ, tinh thần, kế hoạch, phải nghiên cứu sâu và dự báo, tôn trọng các cảnh báo, các kết quả nghiên cứu khoa học để xây dựng những kịch bản đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, khi những thảm họa xảy ra, phải kịp thời; phải có sự vào cuộc của các nhà chính trị, phải có một thái độ chính trị rõ ràng. Nhà nước phải phản ứng kịp thời bằng mọi phương tiện và chúng ta phải coi đấy là các “mặt trận”, biết huy động các nguồn lực. Phải khẩn trương khắc phục các hậu quả, đồng thời phải có biện pháp để ổn định nhằm phát triển.

Từ vấn đề này phải tiến hành quy hoạch lại tất cả những vị trí, những nơi, những điểm tiềm ẩn nguy cơ. Qua đó, chúng ta đánh giá lại từ những vấn đề làm ăn kinh tế đến tổ chức đời sống dân cư, làm thế nào, dù phát triển, nhưng để người dân phải chịu thảm họa như thế quả thật phải thay đổi, phải nghiêm túc rút kinh nghiệm ngay.

Vấn đề đặt ra, con người phải ứng xử với thiên nhiên ra sao? Chúng ta phải thay đổi như thế nào? Bài học nào dành cho con người?

Con người muốn ứng xử với thiên nhiên được trước hết phải nhìn nhận cách ứng xử với con người, lấy mục tiêu của con người để ứng xử với thiên nhiên. Như vậy anh phải đánh giá những vấn đề của bản thân nền kinh tế-xã hội và quyền lợi của con người, sự an toàn của con người để đánh giá ngược trở lại đối với thiên nhiên, chứ không phải vì thiên nhiên mà đánh giá con người.

Cho nên, chúng ta phải lấy thước đo an toàn của con người, sự an sinh của con người, sự an toàn của xã hội, sự an toàn của nền kinh tế, tránh tình trạng “kiếm củi ba năm thiêu một giờ”, vì lợi ích nhỏ mà bỏ lợi ích lớn, vì cái lợi ích trước mắt mà bỏ cái lợi ích lâu dài để cắm cúi vào phá rừng, phá núi để làm thủy điện, hay để làm các dự án khác. Như vậy, chúng ta phải có một chiến lược bảo vệ thiên nhiên tốt hơn.

Chúng ta cần có giải pháp căn cơ, bền vững, chiến lược lâu dài để giảm hậu quả nặng nề của bão lụt thế nào?

Ở đây, chúng ta phải lưu ý là phải phát triển bền vững, nếu phát triển mà đổi một mạng người, vài mạng người, vài chục mạng người, vài trăm mạng người để lấy một công trình, một dự án thì đấy là điều không thể chấp nhận được, nếu không muốn nói là cái giá quá đắt.

Phương châm “không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển” thực tế ở nước ta hiện tại ra sao, thưa ông?

Tôi cho rằng, đây là phương châm đang được mọi người tôn trọng. Tuy nhiên, ở một số công trình, dự án người ta chưa thể hiện được vấn đề này. Hay nói cách khác, vẫn có ở đâu đó việc sẵn sàng bỏ qua hoặc tìm cách nói dối để người ta vượt qua được cái “cửa ải” rất khó cả về mặt tâm lý cũng như về mặt chính trị để “kiếm chác” các lợi ích khác.

Vì lợi ích che mờ, người ta không màng đến, không còn tầm nhìn xa hơn nữa. Tôi cho rằng, chính bản thân những người đầu tư này đến một lúc nào đó họ sẽ mất hết, bản thân họ sẽ bị “sập bẫy” do chính cái bẫy mà họ giương ra.

Điều đáng nói không phải ở chỗ ta có văn bản gì, quy định gì, chỉ đạo gì… Cái quan trọng chính là nhìn vào kết quả, những hậu quả để đánh giá. Nếu chỉ quản lý trên giấy, để rồi đất vẫn lở, dân vẫn chết, của cải vẫn bị trôi, bị vùi thì mọi sự chỉ đạo đều vô giá trị.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, “bão lụt chắc chắn sẽ còn xảy ra hằng năm như là một quy luật của thiên nhiên. Chính vì vậy, không thể dùng lòng tốt để khắc phục được những hậu quả của bão lũ từ năm này sang năm khác”. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

Đương nhiên, lòng tốt không thể thay thế cho mọi cái được. Lòng tốt chỉ có thể tạo nên sự trắc ẩn, có thể giảm nhẹ, hàn gắn những vết thương. Con người ta phải biết khôn ngoan, phải thông thái, phải sống không chỉ dựa vào lòng tốt mà phải tôn trọng và thực thi đúng những nguyên tắc.

Nếu chúng ta phá bỏ các nguyên tắc mà chỉ dựa vào lòng tốt, khi nào thấy hoạn nạn thì cho người ta miếng ăn hoặc thấy lũ lụt thì đem đồ cứu trợ thì tôi cho rằng đó chỉ là giải quyết về mặt tình thế thôi.

Còn con người ta sống với nhau phải có pháp luật, phải có nguyên tắc. Nếu chúng ta từ bỏ, cố tình quên hoặc vi phạm các nguyên tắc, để xảy ra những vấn đề hoặc hậu quả nặng nề là không thể chấp nhận được. Không thể lấy lòng tốt làm thước đo để khắc phục hậu quả của bão lũ là vì thế.

Xin cảm ơn ông!

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Mất rừng không có nghĩa là cứ nghĩ đến thủy điện'

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Mất rừng không có nghĩa là cứ nghĩ đến thủy điện'

TGVN. Trả lời chất vấn chiều 6/11, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, mất rừng không có nghĩa là cứ nghĩ đến thủy điện…

Sách giáo khoa lớp 1: 'Không thể trấn an dư luận bằng sợi dây kinh nghiệm'

Sách giáo khoa lớp 1: 'Không thể trấn an dư luận bằng sợi dây kinh nghiệm'

TGVN. Đó là quan điểm của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) trên hội trường Quốc hội ngày 4/11 liên quan đến ...

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Nếu chúng ta không thay đổi...

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu: Nếu chúng ta không thay đổi...

TGVN. ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho biết, vừa trở về từ miền Trung, ông thấu hiểu tình cảm của cả nước hướng về khúc ruột ...

Yến Nguyệt (thực hiện)

Đọc thêm

XSMB 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. dự đoán XSMB 4/5

XSMB 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 4/5/2024. dự đoán XSMB 4/5

XSMB 4/5 - KQXSMB thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 4/5/2024. SXMB 4/5. KQSXMB. Xổ số hôm nay 4/5. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024. SXMT 4/5/2024

XSMT 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024. SXMT 4/5/2024

XSMT 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 4/5/2024. SXMT 4/5. KQXSMT 4/5. xổ số hôm nay 4/5. xổ số miền Trung thứ 7. XSMT ...
Mỹ ra tay với uranium của Moscow, Ukraine 'cổ vũ' tiến tới tấn công đầu não năng lượng hạt nhân Nga

Mỹ ra tay với uranium của Moscow, Ukraine 'cổ vũ' tiến tới tấn công đầu não năng lượng hạt nhân Nga

Mỹ ra tay ‘tấn công’ uranium của Nga, các quan chức Ukraine đồng loạt hưởng ứng, kêu gọi Washington mạnh tay hơn nữa... việc này có dễ?
XSMN 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 4/5/2024. xổ số hôm nay 4/5

XSMN 4/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 4/5/2024. xổ số hôm nay 4/5

XSMN 4/5 - XSMN thứ 7. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 4/5/2024. SXMN 4/5. KQXSMN. xổ số hôm nay 4/5. kết quả xổ số ngày ...
Brazil ghi nhận số lần cháy rừng kỷ lục, một nửa xảy ra ở khu vực Amazon

Brazil ghi nhận số lần cháy rừng kỷ lục, một nửa xảy ra ở khu vực Amazon

Trong 4 tháng đầu năm nay, Brazil đã ghi nhận số vụ cháy rừng kỷ lục 17.182 vụ, trong đó hơn một nửa xảy ra ở khu vực rừng Amazon.
Tàu Philippines bị phun vòi rồng ở Biển Đông: Manila gửi công hàm thứ 20, Washington nhắc lại lập trường 'cứng'

Tàu Philippines bị phun vòi rồng ở Biển Đông: Manila gửi công hàm thứ 20, Washington nhắc lại lập trường 'cứng'

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tại Biển Đông ngày càng gia tăng khi Bắc Kinh quyết liệt hơn trong một số vụ va chạm trên biển.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động