Nhỏ Bình thường Lớn

Để mọi trẻ em đều thực sự tận hưởng Tết Trung thu

Tết Trung thu là dịp để giáo dục trẻ về vốn sống, văn hóa, cũng là dịp để mỗi người học cách sống chậm lại...
Để Tết Trung thu đến với mọi đứa trẻ
Cô giáo lưu lại khoảnh khắc đáng yêu của các con nhân dịp Tết Trung thu. (Ảnh: Kim Ngân)

Trung thu đến, phố phường thêm nhộn nhịp, rực rỡ với đèn ông sao, đèn lồng và nhiều đồ chơi trẻ em. Nhưng Trung thu thời nay không còn là của riêng trẻ em mà còn là Tết của cả người lớn, là Tết đoàn viên của mỗi gia đình.

Trong Thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng dịp Tết Trung thu 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có viết: “Trung thu cũng là Tết của yêu thương và chia sẻ, là dịp để người lớn tự nhắc nhở mình phải quan tâm hơn tới trẻ em bằng tình yêu, trách nhiệm và những hành động thiết thực. Đặc biệt là quan tâm các cháu có hoàn cảnh khó khăn, các cháu mồ côi, các cháu ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo… để mọi trẻ em được đón Tết Trung thu đầy đủ và trọn vẹn, được học tập, sáng tạo và vui chơi trong yêu thương của gia đình, cộng đồng...".

"Thời gian có thể trôi đi, mâm cỗ Trung thu đã thay đổi rất nhiều, những trò chơi thêm phần phong phú. Tuy thế, hồn cốt của Tết Trung thu xưa dường như vẫn nguyên vẹn".

Nhớ lại niềm háo hức chờ đợi của mỗi dịp Trung thu xưa, khi chưa có nhiều loại bánh trái như bây giờ. Mâm cỗ trông trăng chủ yếu là “cây nhà lá vườn”, từ người lớn đến trẻ con cùng quây quần bên nhau dưới ánh trăng rằm. Dù thế, những điều thật giản dị vẫn trở thành niềm hạnh phúc lớn lao. Lũ trẻ cầm đèn lồng bằng giấy đi rước khắp xóm. Tuổi thơ tôi gắn với những mùa Thu như thế, dung dị nhưng náo nức và ấm áp.

Để Tết Trung thu đến với mọi đứa trẻ
Mâm cỗ Trung thu sáng tạo của lớp con. (Ảnh: Phương Ly)

Dường như chúng ta đều từng trải qua những ngày như thế. Ai cũng có những ký ức của riêng mình về những mùa Trung thu đầy màu sắc.

Tết Trung thu nay đã khác xưa rất nhiều. Kinh tế phát triển giúp con người có nhiều lựa chọn về quà tặng, đồ chơi, vật phẩm trông trăng với các hình thức tổ chức khác nhau. Từ các xóm làng đến tổ dân phố, trường học đều có những sân khấu lớn nhỏ. Phụ huynh cùng nhau sáng tạo, làm nên những mâm ngũ quả đặc biệt để các con phá cỗ.

"Những khoảnh khắc đáng nhớ sẽ đi theo các con suốt cuộc đời. Đôi khi không cần phải là những món quà đắt tiền, đó có thể chỉ là giây phút trẻ được khám phá, được tham gia các hoạt động làm bánh trung thu, được tự tay làm những chiếc đèn lồng dưới dự hướng dẫn của cô giáo. Đó mới thực sự là Trung thu của các con".

Hơn thế, Trung thu không còn dành riêng cho trẻ nữa, đó còn là Tết đoàn viên, là dịp để mọi thành viên trong gia đình cùng tề tựu bên nhau, cùng dành cho nhau những giá trị tốt đẹp. Thời gian có thể trôi đi, mâm cỗ Trung thu đã thay đổi rất nhiều, những trò chơi thêm phần phong phú. Tuy thế, hồn cốt của Tết Trung thu xưa dường như vẫn nguyên vẹn.

Mâm cỗ Trung thu ngày nay có thêm nhiều bánh trái hiện đại, nhưng không thể mất đi sự hiện diện của đèn ông sao, đèn lồng, có bưởi, có hồng, ổi, có những mẹt bánh nướng, bánh dẻo truyền thống. Mọi người tha hồ sáng tạo, tỉa tót quả bưởi sinh động thành chú thỏ, chú chuột; quả thanh long thành chú cá vàng, từ quả mướp đắng thành con nhím… để làm nên mâm cỗ đón trăng rằm sinh động, đa dạng.

Nơi con tôi đang học mầm non, hai cô giáo cùng ban phụ huynh cũng dành nhiều tâm huyết cho buổi tổ chức Trung thu. Các con được rước đèn, được phá cỗ, được nghe những bài hát đậm chất dân gian. Nhìn gương mặt tươi vui của các con, tôi hiểu buổi tổ chức Trung thu ấy đã thành công. Tôi nghĩ, những khoảnh khắc đáng nhớ như thế sẽ đi theo các con suốt cuộc đời.

Đôi khi, không cần phải là những món quà đắt tiền, đó có thể chỉ là giây phút trẻ được khám phá, được tham gia các hoạt động làm bánh cổ truyền, tự tay làm những chiếc đèn lồng theo hướng dẫn của cô giáo. Đó mới thực sự là Trung thu của trẻ.

Để Tết Trung thu đến với mọi đứa trẻ
Cô giáo cho các con tham gia trò múa lân. (Ảnh: Phương Ly)

Có người nói, trẻ em thời nay phải “chạy sô” dự Trung thu ở lớp, ở trường, ở cơ quan cha mẹ, ở các khu phố. Song, làm sao để Trung thu có thể chạm đến từng đứa trẻ? Để trẻ được nghe kể về sự tích chú Cuội, chị Hằng, là cơ hội để trẻ hiểu thêm những câu chuyện đạo đức, giúp các con tích lũy thêm kỹ năng, tự tin và biết sẻ chia.

Nhiều người cho rằng, trẻ em thời nay sung sướng hơn vì có nhiều đồ chơi đẹp cùng những hộp bánh Trung thu đắt tiền. Từ ở lớp, trường đến các tổ dân phố đều tổ chức cho các em hoành tráng. Đây là cơ hội để các cơ quan, đoàn thể trao phần thưởng cho các em học sinh vì thành tích học tập tốt. Tuy nhiên, phía sau những náo nhiệt vẫn là những đứa trẻ miệt mài, sau buổi học chính còn chạy đua với học thêm!

Giáo dục trẻ về vốn sống, về văn hóa qua các lễ hội vô cùng thiết thực. Trung thu cũng là dịp mỗi người phải học cách sống chậm lại. Trẻ em là đối tượng cần quan tâm hơn cả. Các em không cần phải ăn quá ngon, nhận những món quà đắt đỏ. Các em không chỉ cần được học những ngôi trường hiện đại mà còn cả những giây phút quan tâm lẫn nhau, cùng hiểu thêm về ý nghĩa của Tết Trung thu.

Các em cũng cần được dạy bài học về sự cho đi và nhận lại, được gần cha mẹ, được kết nối với thế giới ngoài kia nhiều hơn là bên bàn học. Nên chăng, cha mẹ, các bậc phụ huynh cũng tự giảm tải thời gian dành cho công việc, cho những bươn chải đời thường để ở bên con và cùng tận hưởng yêu thương mỗi dịp Trung thu!

Để ngày khai trường thực sự hạnh phúc…

Để ngày khai trường thực sự hạnh phúc…

Ngày khai giảng đánh dấu sự khởi đầu của một chặng đường mới trên con đường học tập của trẻ, chủ thể của ngày khai ...

PGS. Phạm Văn Tình: Tiếng Việt hiện nay có lệch chuẩn và rất cần định hướng

PGS. Phạm Văn Tình: Tiếng Việt hiện nay có lệch chuẩn và rất cần định hướng

Những năm gần đây, các từ liên quan tới tiếng Anh, tới các khái niệm của công nghệ thông tin, của các hoạt động kinh ...

Khi trẻ em 'vào vai' Đại biểu Quốc hội...

Khi trẻ em 'vào vai' Đại biểu Quốc hội...

Sáng 10/9, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Phiên họp ...

'Dọn sạch' không gian mạng: Cần đề cao văn hóa ứng xử trực tuyến

'Dọn sạch' không gian mạng: Cần đề cao văn hóa ứng xử trực tuyến

Theo ĐBQH. Bùi Hoài Sơn, văn hóa ứng xử là cốt cách của mỗi người, nên được thể hiện cả trên không gian mạng lẫn ...

Bảo vệ lợi ích công nhìn từ vụ cháy chung cư mini

Bảo vệ lợi ích công nhìn từ vụ cháy chung cư mini

Vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội), xảy ra vào đêm 12/9 khiến 56 người ...