Đề xuất UNESCO công nhận sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Thiện Thanh
Từ 28 – 30/12, Đại lễ Phật thành đạo đã được Thiền Tôn Phật Quang (núi Dinh, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) tổ chức với nhiều sự kiện văn hóa tâm linh đặc biệt. Đại lễ thu hút hơn 4.000 thanh niên tình nguyện viên tham gia phục vụ và hơn 55.000 Phật tử đến tham dự từ khắp nơi trong và ngoài nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đề xuất UNESCO công nhận sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Thượng tọa Thích Chân Quang, Giảng sư Phật học, Tiến sĩ Luật học, Viện chủ Thiền Tôn Phật Quang phát biểu tại sự kiện. (Nguồn: Thiền Tôn Phật Quang)

Sự kiện Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thành đạo dưới cội cây bồ đề sau 49 ngày đêm thiền định là một sự kiện vô cùng trọng đại, thiêng liêng đối với toàn thể nhân loại và tất cả chúng sinh. Bởi từ đó, ánh sáng giác ngộ của Đức Phật đã mở ra một con đường chân lý, rạng ngời từ bi và trí tuệ cho thế giới.

Để tưởng nhớ đến sự kiện này, hàng năm Thượng tọa Thích Chân Quang - Giảng sư Phật học, Tiến sĩ luật học, Viện chủ Thiền tôn Phật Quang, cùng chư Tăng Ni Thiền Tôn Phật Quang đã tổ chức Đại lễ kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo.

Như truyền thống hằng năm, chương trình Đại lễ Phật Thành Đạo năm 2022 bao gồm các nội dung: Lễ tổng kết các hoạt động của các Đạo tràng - Chúng thanh niên và hội từ thiện Thiền Tôn Phật Quang trên cả nước; lễ xuất gia và chương trình giao lưu khách mời; chương trình văn nghệ và thuyết giảng của sư phụ trụ trì; lễ chính với nghi thức ngồi thiền, tụng kinh, dâng hoa vô cùng thiêng liêng bắt đầu vào lúc 4 giờ sáng để kỷ niệm thời khắc Đức Phật thành đạo.

Đề xuất UNESCO công nhận sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Giao lưu với đoàn đại biểu cấp cao Phật giáo và chính quyền Campuchia. (Nguồn: Thiền Tôn Phật Quang)

Đặc biệt năm nay, Đại lễ sẽ có sự tham dự của đoàn đại biểu cấp cao Phật giáo và chính quyền Campuchia, dẫn đầu đoàn là Ngài Samdech Preah Vannaroth Kittipanditta Nay Chroek - Phó Tăng thống Đệ nhị, Thống tướng Chan CheaPhó Nghị viện Trưởng lão Campuchia cùng Ngài Preah Sery Sammativong Tep Phan - thành viên Ban chấp hành Nghị viện trưởng lão Phật giáo Campuchia, Phó Ban trị sự Phật giáo Thủ đô Phnom Penh, cùng chư tăng là trụ trì, phó trụ trì các ngôi chùa nổi tiếng tại Campuchia.

Cùng với đó là sự có mặt của các quan chức cấp cao của Campuchia: Chủ tịch Ủy ban Thượng viện khóa VIII và Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia - Việt Nam Mean Som An; Thống tướng Chan Chea, Cố vấn tối cao Vua sư Đại Tăng thống Tep Vong, Quốc vụ khanh Hoàng gia Campuchia cùng các lãnh đạo cấp cao khác...

Tại sự kiện, Thượng tọa Thích Chân Quang, Giảng sư Phật học, Tiến sĩ Luật học, Viện chủ Thiền Tôn Phật Quang đã có bài Pháp thoại gửi đến toàn thể hội chúng. Bài pháp đã nêu lên những lý do chính đáng để người Phật tử chân chính có thể đề xuất lên Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận ngày kỷ niệm Đức Phật thành đạo là di sản văn hóa phi vật thể vô giá của toàn nhân loại.

Bài pháp nhấn mạnh, từ ngàn xưa, con người đã luôn khát khao cháy bỏng có được những niềm vui hạnh phúc trong cuộc đời. Thế nhưng, cuộc sống vốn vô thường biến đổi không thể lường trước và ẩn chứa nhiều nỗi khổ đau. Con người cứ càng loay hoay tìm cách “tránh khổ tìm vui”, đuổi theo những hạnh phúc tạm bợ như tiền tài, danh vọng, quyền lực thì lại càng vướng vào đau khổ và làm khổ lẫn nhau thêm. Rồi đến cuối cùng, cũng không một ai có thể thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử. Đó là nỗi khổ đau cay đắng của dòng luân hồi dài bất tận.

Vì thương tưởng chúng sinh chìm trong đau khổ như thế, Đức Phật đã cất bước đi tìm con đường thoát khổ cho muôn loài. Năm 624 TCN, Ngài sinh ra là một vị Thái tử tại đất nước Sakya thuộc lục địa Ấn Độ (Nepal ngày nay). Dù sống trong cung vàng điện ngọc với tất cả những sự tốt đẹp nhất, nhưng bởi hạnh nguyện vị tha vĩ đại từ nhiều kiếp, Ngài đã xuất gia trở thành vị ẩn sĩ tu hành. Trải qua 6 năm thực hành phương pháp khổ hạnh nhưng không đạt được mục đích, Ngài đã quyết định chọn con đường thiền định.

Vào một đêm mùa Đông năm 589 TCN, dưới cội cây bồ đề nơi bìa rừng ven ngôi làng Uruvela (Ấn Độ), sau 49 ngày đêm thiền định, Đức Phật đắc thành đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chấm dứt hoàn toàn đau khổ, là một Bậc Giác Ngộ với trí tuệ siêu việt thấu suốt mọi điều trong vũ trụ và lòng từ bi bao la phủ trùm tất cả muôn vạn loài.

Kể từ đó, Đức Phật trở thành vị Thầy của trời và người. Ai có thể thực hành theo những lời dạy cao quý của Ngài đều có thể chấm dứt đau khổ, đạt được niềm hạnh phúc an vui chân thật trong cuộc đời này.

Đề xuất UNESCO công nhận sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Đại lễ Phật thành đạo 2022 được tổ chức tại Thiền Tôn Phật Quang, tọa lạc tại thung lũng núi Dinh thuộc quần thể khu di tích căn cứ núi Dinh, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Nguồn: Thiền Tôn Phật Quang)

Lễ kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo có ý nghĩa vô cùng lớn lao, làm tôn vinh sự kiện Đức Phật đắc đạo và thắp lên ánh sáng giác ngộ cho chúng sinh. Bên cạnh đó, sự thành đạo của Đức Phật còn có một ý nghĩa cực kỳ nhân văn đối với thế giới, bởi vì mở ra cho nhân loại cơ hội để thay đổi thân phận của chính mình. Từ một con người tầm thường, ích kỷ, lầm lỗi, bất toàn, họ có thể tu tập để đạt được sự giác ngộ và trở thành một con người cao cả, vị tha, đức hạnh và toàn thiện. Đây là một điều chỉ duy nhất có trong đạo Phật.

Đại lễ Phật thành đạo 2022 được tổ chức tại Thiền Tôn Phật Quang, tọa lạc tại thung lũng núi Dinh thuộc quần thể khu di tích căn cứ núi Dinh, xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy mộc mạc, đơn sơ, giản dị nhưng từ lâu, Thiền Tôn Phật Quang đã trở thành tổ ấm tâm linh cho hàng vạn Phật tử ở khắp mọi miền trong và ngoài nước tìm về.

Bên cạnh các hoạt động văn hóa tâm linh, Chùa còn có nhiều hoạt động mang lại nhiều ý nghĩa cho xã hội như: Tổ chức các khóa đạo đức mùa hè cho thanh thiếu niên, xây nhà tình thương, xây cầu tình nghĩa, đắp lại những con đường hư hỏng, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, triển khai chương trình đạo đức học đường, thực hiện chương trình tặng quà Tết cho người nghèo, phát động phong trào bảo vệ môi trường và học tiếng Anh cho người lớn tuổi…

Đề xuất UNESCO công nhận sự giác ngộ của Đức Phật là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Hàng ngàn người tham dự Đại lễ Phật thành đạo. (Nguồn: Thiên Tôn Phật Quang)

Năm 2018, Thiền Tôn Phật Quang vinh dự được đón nhận quyết định trao bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam với danh hiệu: “Chùa Phật Quang: Khu di tích có giá trị Lịch sử – Văn hóa mang ý nghĩa giáo dục truyền thống của dân tộc Việt Nam”.

Hàng năm, vào các dịp Đại lễ Phật Đản, Vu lan hay lễ Phật thành đạo, ngôi chùa luôn thu hút hàng vạn người con Phật tìm về để được đắm mình trong không khí lễ hội thiêng liêng. Bên cạnh việc tôn vinh Đức Phật, mục đích của các đại lễ còn chú trọng việc giáo dục nhân cách đạo đức cho cộng đồng, nâng cao ý thức văn hóa, giữ gìn lòng yêu nước và truyền thống dân tộc.

Các đại lễ được tổ chức rất khoa học, văn minh, với nhiều nội dung phong phú và hấp dẫn, làm hài lòng Phật tử thập phương từ mọi miền đất nước. Trong đó, lễ Phật thành đạo là đại lễ được tổ chức long trọng trang nghiêm và có sự tham dự của đông Phật tử nhất trong năm.

Năm 2020, đã có 42.000 người về dự đại lễ Phật thành đạo tại Thiền Tôn Phật Quang. Năm 2022, kỷ lục số người về dự Đại lễ Vu lan tại Thiền Tôn Phật Quang lên đến gần 70.000 người.

Một chương mới cho sự trưởng thành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Một chương mới cho sự trưởng thành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu khẳng định thành công của Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX mở ra một chương ...

Phật giáo Việt Nam phát huy các giá trị cao đẹp, chung tay xây dựng đất nước

Phật giáo Việt Nam phát huy các giá trị cao đẹp, chung tay xây dựng đất nước

Chiều 29/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam sau thành ...

Suy tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Trí Quảng lên ngôi vị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Suy tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Trí Quảng lên ngôi vị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (từ 27-29/11) đã suy tôn Trưởng lão hòa thượng Thích Trí Quảng lên ngôi ...

Những dấu ấn của Đại hội Phật giáo toàn quốc

Những dấu ấn của Đại hội Phật giáo toàn quốc

Với tinh thần Đoàn kết - Kỷ cương - Hợp tác - Phát triển, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX ...

An Giang: Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tham gia xây dựng nông thôn mới

An Giang: Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tham gia xây dựng nông thôn mới

Với việc phát huy lợi thế cũng như sự đồng lòng của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), chiếm tới 43% dân số toàn ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Phiên bản di động