TIN LIÊN QUAN | |
Dệt may Việt Nam kỳ vọng tương lai tươi sáng | |
Ngành dệt may: Tìm cách “hóa giải” những băn khoăn! |
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Dệt may Việt Nam với quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA” do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp với Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức ngày 18/4 tại Hà Nội.
Theo cam kết trong EVFTA, EU sẽ bỏ thuế nhập khẩu cho nhóm hàng dệt may Việt Nam, nhưng không bỏ ngay mà tiến hành trong vòng 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Hiện thuế suất nhập khẩu bình quân áp dụng với hàng dệt may từ Việt Nam vào EU là 9,6%.
Vì dệt may cũng là mặt hàng khá nhạy cảm với EU nên Hiệp định đưa ra quy tắc xuất xứ tương đối nghiêm ngặt. Các mặt hàng dệt may của Việt Nam phải đảm bảo quy chế chuyển đổi nguồn gốc xuất xứ kép. Cụ thể, để một mặt hàng dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan thì ít nhất hàng hóa đó phải được sản xuất tại Việt Nam (vải phải được sản xuất tại Việt Nam và khâu cắt may cũng tại Việt Nam).
Nguồn gốc xuất xứ vẫn là rào cản lớn của doanh nghiệp dệt may khi vào EVFTA. (Nguồn: Doanh nghiệp Thương mại) |
Tuy nhiên, yêu cầu xuất xứ kép cũng chính là điểm yếu của dệt may Việt Nam khi hiện nay có tới 75% doanh nghiệp dệt may là làm gia công, tức là chỉ tập trung vào khâu cắt và may mà thiếu những doanh nghiệp mặn mà đầu tư vào sợi, dệt, nhuộm. Điều này cũng hoàn toàn là dễ hiểu khi vốn đầu tư để hoạt động theo đúng quy chuẩn trong lĩnh vực này lên đến vài chục triệu USD, thời gian hoàn vốn lại kéo dài, trong khi các chính sách hỗ trợ gần như chưa tích cực.
Bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch VITAS cho hay, hầu hết doanh nghiệp dệt may đều có quy mô nhỏ và phát triển mất cân đối, tập trung quá lớn vào xuất khẩu, chiếm tới 85% năng lực của ngành. Chỉ tính riêng mặt hàng vải, doanh nghiệp trong nước đã phải nhập khẩu tới 86% để phục vụ sản xuất và xuất khẩu, trong khi chất lượng vải trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu chính của dệt may.
Theo thống kê của VITAS, trung bình mỗi năm, cả ngành dệt may sử dụng khoảng 820.000 tấn nguyên phụ liệu, trong đó khoảng 70% nhập từ Trung Quốc. Nếu tiếp tục nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc thì doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn sẽ khó có cơ hội được hưởng ưu đãi từ EVFTA.
Hội thảo “Dệt may Việt Nam với quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA” ngày 18/4. (Ảnh: P.K) |
Theo ông Trương Văn Cẩm - Tổng thư ký VITAS, quy tắc xuất xứ của EVFTA rất ngặt nghèo, chỉ đứng sau Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vì vậy, để hưởng được các ưu đãi, doanh nghiệp cần nắm chắc quy định đối với từng mặt hàng và lộ trình giảm thuế trong hiệp định.
Tại Hội thảo, các chuyên gia về quy tắc xuất xứ của dự án EU-MUTRAP cũng thảo luận, trao đổi thông tin, giúp làm rõ những vấn đề quy định, quy trình về chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định EVFTA và các thủ tục thực hiện việc tự chứng nhận xuất xứ nhằm giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả mà các ưu đãi thuế quan mang lại.
Đại diện EU – MUTRAP khuyến nghị, Nhà nước cần phải xây dựng một khung pháp lý cụ thể cho việc thực thi các cơ chế cũng như sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan; đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp; xây dựng tiêu chí doanh nghiệp được tự chứng nhận xuất xứ để nhiều doanh nghiệp được tham gia; áp dụng cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) điện tử; giảm chứng từ cho các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ…
Vào EVFTA: Tăng cơ hội việc làm ở nhiều ngành Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, dự báo, lực lượng lao động trong một số ngành ... |
ILO: 85% lao động dệt may Việt Nam có nguy cơ mất việc cao Điều này có thể xảy ra trong 20 năm tới. Do vậy, các nước cạnh tranh dựa trên lực lượng lao động giá rẻ cần ... |
Quy định hải quan so với EVFTA: Tương thích nhưng chưa đủ Dù được đánh giá là đã gần như đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế nhưng các quy định pháp luật về hải quan ... |