TIN LIÊN QUAN | |
Ngành dệt may: Tìm cách “hóa giải” những băn khoăn! | |
Dệt may Việt Nam nên theo hướng mua nguyên liệu, bán thành phẩm |
Mặc dù trải qua những chuyển đổi nhanh chóng và đối mặt với nhiều thách thức trong lĩnh vực này, Việt Nam vẫn giữ vị thế là một trong những nhà cung cấp đồ dệt may hàng đầu trên thị trường toàn cầu.
Thông tin chi tiết về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, sản xuất lụa và bông là một số trong những câu chuyện nổi bật tuần này trên BizVibe. BizVibe là thị trường B2B thông minh cho phép người dùng kết nối với hơn 7 triệu công ty trên toàn cầu. (B2B - Business To Business - mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau).
Tiếp tục đà tăng trưởng
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 27,2 tỷ USD, tăng 9,43% so với năm 2014, đưa nước này trở thành một trong năm nhà xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới.
Ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam. (Nguồn: NDH) |
Năm 2017, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 5% lên 7%, nhờ sự phát triển của công nghệ, số lượng công nhân lành nghề và các chính sách ưu đãi mới được Chính phủ ban hành.
Mặc dù thiếu nguyên liệu dệt thô nhưng đà tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam trong những năm tới được dự báo sẽ tiếp tục tăng, chủ yếu là do chi phí sản xuất thấp.
Phát triển nghề sản xuất lụa tơ tằm
Việt Nam đã sản xuất khoảng 450 tấn lụa vào năm 2015, trở thành quốc gia sản xuất lụa lớn thứ 6 thế giới. Đây là một thành tựu lớn mà Việt Nam đã đạt được sau thời gian khá dài, từ năm 2004-2014, lĩnh vực này bị bỏ quên khi không có khả năng cạnh tranh với lụa Trung Quốc.
Một tương lai đầy hứa hẹn được mong đợi đối với sản xuất lụa của Việt Nam nhờ những chính sách của Chính phủ như miễn thuế đất và trợ cấp dâu đã được ban hành, song hành với những sáng kiến và công nghệ mới được áp dụng để tăng sản lượng lụa.
Tăng xuất khẩu sợi
Trong những năm gần đây, sản xuất bông ở Việt Nam giảm, chủ yếu là do chi phí sản xuất cao, diện tích trồng bông thu hẹp lại… Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng tăng về sợi bông trên thị trường toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc, xuất khẩu sợi của Việt Nam (bông và các loại sợi khác) đã tăng 12% năm 2015, đạt 961.777 tấn. Có thể thấy, tuy sản lượng bông giảm, nhưng Việt Nam vẫn giữ chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Mặc dù vẫn dựa chủ yếu vào việc nhập khẩu bông thô để duy trì sản xuất, nhưng với mức giá cả cạnh tranh và các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn cho ngành dệt may của nước này.
Công nghiệp 4.0 tác động gì đến ngành dệt may Việt Nam? Công nghiệp 4.0 khó có thể đồng loạt thay thế lao động tay chân của con người trong thời gian ngắn, nhất là công đoạn ... |
TPP không có Mỹ, xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn không ảnh hưởng Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm cho rằng, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có đạt ... |
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận công nghệ từ Bỉ Các giải pháp mới nhất trong lĩnh vực dệt may của Vương quốc Bỉ vừa được giới thiệu nhằm hỗ trợ phát triển công nghiệp ... |