Di sản vũ khí khổng lồ của quân đội Liên Xô

Quang Đào
Dù đã tan rã vào năm 1991, nhưng cho đến nay, các loại vũ khí do Liên Xô thiết kế và phát triển vẫn tiếp tục được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Di sản vũ khí khổng lồ của quân đội Liên Xô

Súng trường tự động Kalashnikov (AK 47) là một trong những súng trường tấn công thông dụng nhất của thế kỷ XX. AK 47 được kỹ sư Mikhail Kalashnikov thiết kế và cho ra đời sau Thế chiến II, cụ thể là năm 1947.

Về cơ bản, thiết kế của AK 47 đáp ứng được mục tiêu của quân đội Liên Xô khi đó về chiến tranh hiện đại, khi hầu hết các cuộc giao tranh của bộ binh đều diễn ra trong phạm vi 300m. Vì vậy, AK 47 và các loại đạn 7,62x39 mm được thiết kế cho tầm bắn hiệu quả trong khoảng cách này.

AK 47 có nhiều chế độ bắn với tốc độ bắn liên thanh đạt 600 phát/phút, sơ tốc đầu nòng 715m/s. Hơn nữa, do đặc tính dễ sử dụng và có thể hoạt động tốt trong mọi môi trường, nên AK-47 được ưa chuộng hơn nhiều so với vũ khí cùng loại của các quốc gia khác.

AK 47 nhanh chóng trở nên nổi tiếng, không chỉ đối với Hồng quân Liên Xô mà với nhiều quốc gia khác bởi giá thành rẻ, độ tin cậy cao và vẫn được sử dụng cho đến nay

Di sản vũ khí khổng lồ của quân đội Liên Xô

Súng ngắn bán tự động Makarov sử dụng đạn 9mm, do Nikolay Makarov thiết kế vào cuối thập niên 1940 và chính thức được đưa vào biên chế năm 1951.

Khẩu súng này được trang bị cho gần như tất cả các lực lượng của Liên Xô, từ quân đội, cảnh sát và lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz. Makarov được chọn vì có kích thước nhỏ, gọn, trọng lượng nhẹ; cấu tạo đơn giản, ít bộ phận chuyển động, kinh tế, dễ chế tạo, độ chính xác cao, sử dụng tiện lợi, dễ bảo quản, sửa chữa và điều chỉnh.

Thậm chí, khẩu súng này còn xuất hiện trong các bộ dụng cụ sinh tồn của các phi hành gia Liên Xô để phòng thân khi lên vũ trụ, hoặc sử dụng trong trường hợp bị mắc kẹt khi hạ cánh trở lại Trái đất.

Di sản vũ khí khổng lồ của quân đội Liên Xô

Súng trường bắn tỉa Dragunov cũng được đánh giá là một trong những mẫu vũ khí cá nhân “huyền thoại” của Liên Xô. Được thiết kế bởi Yevgeny Dragunov và ra mắt năm 1963, súng bắn tỉa SVD Dragunov sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 7,62x54mm.

SVD Dragunov được quân đội Liên Xô trang bị với vai trò là vũ khí hỗ trợ hỏa lực tầm xa cho bộ binh với tầm bắn hiệu dụng khoảng 800-1.000m.

Ban đầu, quá trình sản xuất súng trường SVD Dragunov do nhà máy Izhmash thực hiện từ năm 1964 và đưa vào trang bị quân đội Liên Xô từ năm 1965. Tuy nhiên, bản quyền sản xuất sau đó được cung cấp cho nhiều quốc gia Đông Âu giúp biến SVD Dragunov thành loại vũ khí phổ biến trong biên chế quân đội thành viên Tổ chức Hiệp ước Warsaw.

Di sản vũ khí khổng lồ của quân đội Liên Xô

Máy bay chiến đấu phản lực đa năng MiG-29, được sản xuất ở Liên Xô trong những năm 1980, hiện vẫn được sử dụng ở 29 quốc gia trên thế giới. MiG-29 được đánh giá là máy bay chiến đấu cơ động và nhanh nhẹn, có khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2.200km/h, tầm hoạt động 1.500km. Trang bị hỏa lực chính của máy bay này là một pháo bắn nhanh 30mm và 7 móc treo vũ khí cho phép lắp bom, tên lửa và thùng dầu phụ.

Tuy nhiên, theo thời gian, MiG-29 đã bị lấn át bởi các loại máy bay chiến đấu hiện đại của NATO và “người anh em” Sukhoi. Hiện, không quân Nga hiện có khoảng 200 chiếc MiG-29 hiện đại hóa với động cơ cải tiến, radar hiện đại, cảm biến tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại, cũng như khả năng chứa nhiên liệu tăng lên đáng kể.

Di sản vũ khí khổng lồ của quân đội Liên Xô

S-300 cùng "họ" hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổ hợp NPO Almaz nghiên cứu phát triển, được Liên Xô triển khai lần đầu vào cuối những năm 1970.

Ban đầu, S-300 được sử dụng để đánh chặn các phương tiện tập kích đường không như máy bay, tên lửa có cánh và tên lửa hành trình. Phiên bản thời Chiến tranh Lạnh của S-300 có tầm bắn 150 km và có thể tấn công mục tiêu ở độ cao trên 27 km.

Các phiên bản gần đây, S-300 còn có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, máy bay tiêm kích tàng hình, các mục tiêu bay thấp... Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thế giới, S-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng không đánh chặn hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

Di sản vũ khí khổng lồ của quân đội Liên Xô

Hồng quân Liên Xô từng sử dụng bệ phóng tên lửa Katyusha để chống lại Phát xít Đức từ Thế chiến II. Quyết định cuối cùng về việc đưa vào sản xuất Katyusha được đưa ra chỉ một ngày sau khi quân Đức bước qua biên giới Liên Xô vào 21/6/1941.

Với ngoại hình đơn giản, là những bệ phóng tên lửa có thể gắn vào xe tải quân đội, Katyusha có giá thành sản xuất rẻ, tính cơ động cao nhưng không kém phần uy lực. Thực ra tên chính thức của Katyusha là BM-13, chữ BM là viết tắt của từ tiếng Nga có nghĩa là 'cỗ máy chiến đấu' và 13 để chỉ số nòng rocket trên một bệ phóng.

Âm thanh và bề ngoài đặc biệt của Katyusha khiến binh lính Đức liên tưởng đến một chiếc đàn organ của nhà thờ, khiến người ta đặt cho biệt danh 'Stalinorgel' hay 'đàn organ của Stalin'.

Di sản vũ khí khổng lồ của quân đội Liên Xô

Hồng quân có được phần lớn chiến thắng trước Đức là nhờ chiếc xe tăng T-34 huyền thoại, lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường vào năm 1941. Xe tăng T-34 đời đầu có một pháo mạnh 76,2mm, lớp giáp nghiêng, động cơ tương đối mạnh và xích rộng bản.

Đầu Thế chiến II, xe T-34 chỉ chiếm 4% kho xe tăng của Hồng quân nhưng đến giai đoạn cuối, T-34 đã chiếm ít nhất 55% số lượng xe tăng do Liên Xô sản xuất. Các biến thể T-34 được xuất khẩu với lượng lớn sau đó.

Đến nay, quân đội Nga vẫn tôn vinh T-34 bằng cách để chiếc xe tăng này dẫn đầu trong các buổi lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow (9/5).

Số vũ khí hạt nhân của Nga 'khủng' cỡ nào mà có thể tự tin về sức răn đe vượt trội?

Số vũ khí hạt nhân của Nga 'khủng' cỡ nào mà có thể tự tin về sức răn đe vượt trội?

Nga đang nắm trong tay các loại vũ khí hạt nhân gì và chúng có sức hủy diệt lớn đến đâu mà nước này có ...

Richard Sorge: Sĩ quan tình báo huyền thoại của Liên Xô

Richard Sorge: Sĩ quan tình báo huyền thoại của Liên Xô

Richard Sorge, bí danh Ramzai đã được lịch sử ghi nhận là một trong những điệp viên tài tình nhất của Liên Xô, với chiến ...

(theo DW)

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động