Đi tìm nguồn gốc 'Virus CEO Ấn Độ'

Châu Ly Oanh
Những người gốc Ấn Độ đang nắm giữ ngày càng nhiều vị trí quan trọng trong các công ty hàng đầu thế giới, cho thấy sức ảnh hưởng của cộng đồng Ấn kiều trên nhiều lĩnh vực tiềm năng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đi tìm nguồn gốc “Virus CEO Ấn Độ”
Parag Agrawal - người vừa được bổ nhiệm giữ chức CEO của Twitter. (Nguồn: Twitter)

“Đây là một đại dịch mà chúng tôi rất vui và tự hào khi nói rằng, nó bắt nguồn từ Ấn Độ. Đó là "Virus CEO Ấn Độ"… Không có vaccine nào có thể chống lại nó”, doanh nhân người Ấn Anand Mahindra - Chủ tịch Mahindra Group chia sẻ hài hước trên trang blog cá nhân.

Sundar Pichai của Google, Satya Nadella của Microsoft, Indra Nooyi của PepsiCo, hay mới đây là Parag Agrawal - người vừa được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành của Twitter - đều là những nhà lãnh đạo gốc Ấn.

Họ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các công ty có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, bao gồm cả IBM, Palo Alto Networks hay VMWare.

Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm tới Mỹ hồi tháng 9 đã gặp gỡ các CEO hàng đầu thuộc 5 lĩnh vực quan trọng, 2 trong số đó “thật trùng hợp” là người Mỹ gốc Ấn - Shantanu Narayen của Adobe và Vivek Lall của General Atomics.

CEO gốc Ấn Tarun Gupta của Stockland trong tháng 10 vừa qua cũng đã ghi tên mình vào danh sách các nhà lãnh đạo của những công ty lớn tại Australia, bên cạnh những cái tên nổi tiếng gốc Ấn khác như Sanjeev Gandhi của Orica, hay Sandeep Biswas của tập đoàn Newcrest Mining.

Năm 2019, một trong những tập đoàn sản xuất thép lớn nhất thế giới ThyssenKrupp của Đức đã bổ nhiệm ông Premal Desai, người từng giữ vị trí Giám đốc tài chính, làm Giám đốc điều hành của công ty.

Ở một khía cạnh khác, Phó Tổng thống đương nhiệm Mỹ - bà Kamala Harris - cũng là người Mỹ gốc Ấn Độ.

Đây chỉ đơn thuần là những sự trùng hợp ngẫu nhiên hay đã có chủ ý? Một câu hỏi được đặt ra: Vì sao những người gốc Ấn lại đang nắm giữ phần lớn các vị trí quan trọng, đặc biệt là trong các công ty hàng đầu thế giới?

Môi trường Ấn Độ và kỹ năng của những “nhà quản lý thiên tài”

Những kỹ năng tích lũy từ môi trường sống ở Ấn Độ nằm trong số những yếu tố chủ chốt giúp các nhà lãnh đạo gốc Ấn nhận được sự tín nhiệm và xem xét trao quyền.

Là quốc gia đông dân thứ hai thế giới, đối mặt với nhiều hạn chế từ cơ sở hạ tầng đến cơ hội việc làm, những người Ấn Độ buộc phải học cách đương đầu và tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có.

Điều này phần nào rèn nên sự sáng tạo, đức tính cần cù, tư duy kinh doanh nhạy bén và trang bị cho người Ấn Độ trở thành những “nhà quản lý tự nhiên” theo như nhà chiến lược công ty nổi tiếng người Ấn Độ CK Prahalad từng đề cập.

Nói cách khác, sự cạnh tranh và hỗn loạn trong nước khiến họ trở thành những người dễ thích nghi trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Ông Gopalakrishnan bổ sung: “Đây là đặc điểm của những nhà lãnh đạo hàng đầu ở mọi nơi trên thế giới".

Thượng đỉnh Nga-Ấn Độ: Tổng thống Putin gọi Ấn Độ là cường quốc, 'khai sinh' hàng chục thỏa thuận

Thượng đỉnh Nga-Ấn Độ: Tổng thống Putin gọi Ấn Độ là cường quốc, 'khai sinh' hàng chục thỏa thuận

Tối 6/12 tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, khẳng định mối quan hệ ...

Một xã hội “đa dạng”

Là quốc gia đa ngôn ngữ với nhiều phong tục tập quán, xã hội Ấn Độ “mang lại cho họ - những nhà quản lý gốc Ấn Độ - khả năng điều hướng các tình huống phức tạp, đặc biệt liên quan đến quy mô tổ chức”, tỷ phú người Mỹ gốc Ấn, nhà đầu tư mạo hiểm Vinod Khosla và đồng sáng lập Sun Microsystems cho biết.

Nhiều người Ấn Độ cũng có một số thành kiến ​nhất định ​về dân tộc, chủng tộc, giới tính và đẳng cấp.

Tuy nhiên, họ đã học cách bỏ qua, chấp nhận sự khác biệt về thái độ và tín ngưỡng để theo đuổi sự nghiệp khi cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh kinh doanh.

Hơn nữa, lợi thế ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đã giúp ích cho người dân nước này trong việc hòa nhập vào nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành công nghiệp công nghệ đa dạng ở các quốc gia.

Giá trị của văn hóa công sở

Một điều đáng chú ý ở hầu hết người Ấn Độ là sự khiêm tốn, vốn được xem là đức tính quan trọng trong văn hóa công sở.

Đây cũng chính là tiền đề tạo nên sự khác biệt của thế hệ các nhà lãnh đạo gốc Ấn.

CEO Satya Nadella của Microsoft, sau khi nhậm chức vào tháng 2/2014, đã chọn tập trung vào thay đổi văn hóa công ty đầu tiên.

Với niềm tin vào Phật giáo, ông quyết tâm định hướng môi trường làm việc là nơi chấp nhận việc khiêm tốn học hỏi, vốn trái ngược với thế giới quan “biết tất cả” trong công ty lúc bấy giờ.

Các nhân viên sau đó đến công ty với tâm lý thoải mái, đặt nhiều câu hỏi hơn và năng suất làm việc được cải thiện rõ rệt.

Kết quả là, vốn hóa thị trường của Microsoft đã tăng từ khoảng 300 tỷ USD từ khi ông Nadella nhậm chức lên 2,5 nghìn tỷ USD như hiện nay.

Đến nay, Microsoft đã trở thành một trong hai công ty có giá trị nhất thế giới.

Đi tìm nguồn gốc 'Virus CEO Ấn Độ'
CEO gốc Ấn Satya Nadella được bổ nhiệm làm Chủ tịch Microsoft, sau 7 năm nắm giữ vị trí Giám đốc điều hành của công ty. (Nguồn: BBC News)

Cơ hội nào cho Việt Nam?

Không chỉ làm nên chuyện ở Mỹ, trên thực tế, tại Vương quốc Anh và Canada, cộng đồng người gốc Ấn đã cho thấy ảnh hưởng về mặt chính trị và tiềm năng vươn lên những vị trí cao nhất.

Điển hình là Nghị sĩ Anh gốc Ấn tại nhiệm lâu nhất Keith Vaz, hay lãnh đạo Đảng Dân chủ Jagmeet Singh và Bộ trưởng Quốc phòng Harjit Sajjan của Canada.

Bên cạnh dân số hơn một tỷ trong nước, Ấn Độ hiện có 420 cộng đồng người dân trải rộng trên 166 quốc gia trên thế giới.

Tính đến năm 2020, Mỹ, Đức, UAE, Anh và Canada là những quốc gia có nhiều người gốc Ấn sinh sống nhất hiện nay.

Theo báo cáo "Global Wealth Migration Review" do công ty nghiên cứu thị trường New World Wealth thực hiện trong năm 2019, hiện có khoảng 7.000 người giàu Ấn Độ (chiếm khoảng 2% trong tổng số người có giá trị tài sản ròng cao trên thế giới) đang sống ở nước ngoài.

Ấn Độ là quốc gia có truyền thống cộng đồng cao, người dân quan hệ mật thiết với nhau. Đây cũng là điều làm nên sự thành công của những người gốc Ấn xa quê hương.

Tại Việt Nam, vào năm 2015, tập đoàn đồ uống hàng đầu thế giới Diageo có trụ sở tại Anh đã bổ nhiệm ông Shivam Misra gốc Ấn làm Tổng giám đốc chi nhánh.

Anirban Lahiri, CEO gốc Ấn hiện đang nắm giữ chức vụ Giám đốc khối phân tích Công ty Chứng khoán VNDIRECT, đồng thời cũng là người thành lập công ty Medisetter Limited có trụ sở tại Việt Nam.

Đón đầu làn sóng “CEO Ấn Độ”, liệu đây có phải thời điểm thích hợp để Việt Nam đưa ra những chính sách ngoại giao với cộng đồng Ấn kiều tại các quốc gia có sự hiện diện mạnh mẽ của cộng đồng này?

Đặc biệt, việc tận dụng cơ hội, kết nối với cộng đồng những doanh nhân, nhà khoa học, kỹ sư gốc Ấn có nên được xem xét như một cách tiếp cận mới trong phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam-Ấn Độ hay không?

Thượng đỉnh Nga-Ấn Độ: Đằng sau chuyến thăm lịch sử

Thượng đỉnh Nga-Ấn Độ: Đằng sau chuyến thăm lịch sử

Ngày 6/12 diễn ra Thượng đỉnh thường niên Nga-Ấn Độ giữa ông Vladimir Putin và ông Narendra Modi. Có gì trong cuộc gặp của hai ...

Tin thế giới 7/12: Mỹ chính thức khai màn tẩy chay Thế vận hội; lý do Nga nói về 'sự cuồng loạn' trước Thượng đỉnh; Venezuela đón tin vui

Tin thế giới 7/12: Mỹ chính thức khai màn tẩy chay Thế vận hội; lý do Nga nói về 'sự cuồng loạn' trước Thượng đỉnh; Venezuela đón tin vui

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc liên quan việc tẩy chay Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022, quan hệ Nga-Mỹ và những đồn đoán trước ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới tại Champions League và Ligue 1

Kylian Mbappe đang ở phong độ ấn tượng tại mùa giải này, PSG có được cơ hội giành cú ăn 3 UEFA Champions League, Ligue 1 và Cup quốc gia ...
Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ngày Quốc tế phòng chống tiếng ồn 25/4: Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là người dân sống ở thành thị. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe ...
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không gian đi bộ Hồ Gươm kéo dài hoạt động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động các không gian đi bộ trên địa bàn quận tới 6 ngày, từ 26/4 đến hết ...
Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Cặp đôi sinh non cùng ngày trong bệnh viện nên duyên sau gần 30 năm

Từ hai đứa trẻ sinh non tại cùng một bệnh viện vào năm 1994, giờ đây họ là cặp vợ chồng hạnh phúc, vừa chào đón con đầu lòng.
Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Tìm thấy hóa thạch rùa khổng lồ cổ đại đã tuyệt chủng 57 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học vừa phát hiện hóa thạch rùa khổng lồ niên đại 57 triệu năm trước ở Colombia.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Chất 'xúc tác' bất ngờ khiến Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, Mỹ thể hiện vai trò 'anh cả' trong mối quan hệ với Hàn-Nhật

Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng cường hành động nhằm duy trì sức mạnh quân sự, bất chấp áp lực trừng phạt của Mỹ.
Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Tình hình Ukraine: Thừa nhận Nga sẽ đạt được thành công mới, Mỹ dồn dập 'bơm' thêm vũ khí, Tổng thống Biden ký ban hành luật viện trợ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ thừa nhận, khả năng quân đội Nga sẽ đạt được những thành công mới vào những tuần tới trong chiến dịch ở Ukraine.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động