Đi trong miền hạnh phúc

Thành Châu
Stockholm buổi chiều muộn, với cơn mưa tuyết nhỏ lất phất cuối Đông, “nhẹ nhàng” đón chúng tôi-gần 30 học viên của Việt Nam, Campuchia, Philippines và Bangladesh theo khóa đào tạo nghiệp vụ báo chí do NIRAS, FOJO Media Institute, IMS triển khai theo nguồn tài trợ từ chính phủ Thụy Điển.
Theo dõi TGVN trên
Đi trong miền hạnh phúc
Tác giả trong chuyến đào tạo thực tế ở Stockholm, Thụy Điển. (Ảnh: T.D)

Nói là đón “nhẹ nhàng”, bởi ngay tối đó, đoàn được thông báo rằng, hôm sau Stockholm dự báo trải qua một trận bão tuyết mạnh, kéo dài nhiều ngày, với lượng tuyết dày tới mức người ở xứ Scandinavia này nhiều năm rồi mới thấy.

Ban tổ chức nhanh chóng trang bị thêm áo ấm, găng tay, thuốc men, các phương án y tế… giúp cho các học viên của đoàn, vốn đến từ những quốc gia khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở châu Á - nơi không có tuyết, an tâm chống chọi với thời tiết.

Bởi vậy, cơn bão tuyết ập tới Stockholm không còn bất ngờ mà mang lại sự thích thú cho cả đoàn khi được tận hưởng nét đặc trưng thú vị xứ lạnh Bắc Âu.

Những ưu ái của tạo hóa

Stockholm, có 70% là rừng và trên 14 hòn đảo nhỏ, là thành phố thủ đô có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, đồng thời là trung tâm kinh tế – chính trị của Thụy Điển kể từ thế kỷ XIII đến nay. Khách quốc tế ưu ái gọi Stockholm bằng nhiều cái tên như “Thủ đô của những thủ đô vùng Scandinavia”, “một trong những thành phố đẹp nhất thế giới”, “con đường dẫn đến giải thưởng Nobel”, “thành phố của mọi cảm giác”, “Venice của phương Bắc”…

Do không chịu hậu quả từ chiến tranh như một số nước châu Âu, phố phường và kiến trúc ở Stockholm cũng như nhiều thành phố khác của Thụy Điển đa phần giữ nguyên vẹn nét cổ điển kiểu Tây Âu như Pháp, Đức và Italy. Tuy nhiên, những công trình mang phong cách Bắc Âu hiện đại vẫn mọc lên. Người ta bảo, Stockholm là điển hình của sự hòa nhập thành công giữa kiến trúc của đồng thép, sánh vai hài hòa với những tòa tháp trong cổ tích.

Khách sạn Birger Jarl, nơi chúng tôi ở cũng là nơi diễn ra các lớp học, được đặt tên theo vị vua sáng lập thành phố Stockholm từ thế kỷ XIII. Về sau, tôi biết thêm rằng, nhiều con phố, tòa nhà ở Stockholm, kể cả khách sạn, nhà thờ, rạp hát, tòa thị chính hay các cơ quan chính phủ, quốc hội… đều mang những dấu ấn cổ kính đến hàng trăm năm. Người ta dễ dàng bắt gặp trên phố lồ lộ các phiến đá, tường của các tòa nhà những bức tranh, chữ viết hoặc dấu tích rõ mồn một của người Viking cổ xưa.

Trái với sắc trắng tinh khôi trên đường phố, hay từng mái nhà, nhánh cây, khi tuyết ngừng rơi, vào mỗi buổi bình minh hoặc hoàng hôn, ngẩng đầu lên ta sẽ thấy tâm hồn chìm vào thế giới của những bức tranh nghệ thuật mà tạo hóa không biết vô tình hay cố ý sắp đặt. Ở đó luôn là những đường nét chắc nịch từ mái nhà, đỉnh tháp, những công trình kiến trúc xen kẽ vẻ mong manh của những cành cây, dù trụi lá nhưng vẫn uốn cong mềm mại, điểm thêm chút nắng vàng lấp lánh, xanh vời vợi của bầu trời và trắng như bông của những đám mây. Luôn là vẻ say lòng ấy, nhưng không giống nhau ở bất cứ đâu!

Triết lý sống vừa đủ

Với mức sống cao, bình đẳng, độc lập, công bằng, yêu cà phê, luôn nằm trong tốp những nước hạnh phúc nhất thế giới, người Thụy Điển nổi tiếng với tinh thần Lagom-phong cách/triết lý sống nổi tiếng rất được ca ngợi. Lagom, có nghĩa “không quá nhiều, không quá ít, chỉ vừa đủ”, hài lòng với hiện tại, biết đủ để hạnh phúc!

Ấy nhưng, quốc gia Bắc Âu này thực ra chẳng Lagom như họ nói. Từ quốc gia nghèo khó bậc nhất châu Âu, chỉ sau 100 năm phấn đấu từ những năm cuối thế kỷ XIX, Thụy Điển trở thành một trong những nước giàu có nhất, được biết đến là “cường quốc hạnh phúc” với chất lượng cuộc sống vượt trội. Họ nói “lagom, lagom” và vẫn nghiêm túc phấn đấu không ngừng để có được nhiều giá trị đáng tự hào mà các quốc gia khác phải học hỏi.

Bởi vậy, ngoài những tên tuổi vĩ đại từ xa xưa, ngày nay, khi nói về những ABBA, H&M, IKEA, Spotify, Electrolux, Ericsson, Tetra Park, Volvo, hoặc thậm chí Candy Crush Saga… tức là nhắc tới nguồn gốc Thụy Điển của những thương hiệu này.

Ai tới đây cũng không thể không biết đến văn hóa Fika của người bản xứ. Về bản chất, Fika là coffee/tea break (nói ngược của kaffe->kaffi->fika), trong tiếng bản ngữ có nghĩa là giải lao, nhưng thường là cuộc giao lưu xả hơi cùng bạn bè, gia đình với cà phê, trà và đồ ngọt...

Fika có thể là bữa tiệc ở quán hay nhà hàng, nhưng cũng có thể dễ dàng tổ chức ở văn phòng, nơi làm việc, bất cứ nơi nào. Đi Fika tức là đến một điểm hẹn văn hóa thực sự, sạc lại năng lượng thể chất và tinh thần cho mình bằng cách giao lưu và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn, kết nối với mọi người, rồi trở lại công việc.

Người Thụy Điển tiêu thụ cà phê bình quân đầu người cao nhất trên thế giới. Mỗi ngày, ngoài bữa sáng, họ thường Fika trước bữa trưa, sau bữa trưa, hoặc lúc nào thấy cần. Fika là một trong những biểu hiện đặc trưng của tinh thần Lagom với sự điều chỉnh cân bằng công việc và cuộc sống từ mỗi cá nhân, lan tỏa ra toàn xã hội.

Đi trong miền hạnh phúc
Một góc không gian làm việc của phóng viên tại Đài truyền hình SVT. (Ảnh: T.C)

Báo chí tự điều chỉnh

Khóa đào tạo của chúng tôi tập trung về khía cạnh khá mới đối với báo chí các nước châu Á là “báo chí tự điều chỉnh” (self-regulation journalism) với chương trình thiết kế khoa học, kết hợp giữa hình thức học tại chỗ và tham quan các tờ báo lớn, đài truyền hình, trường đại học và cơ quan chính phủ có liên quan ở Thụy Điển.

Bên cạnh một lịch trình kỹ lưỡng, ban tổ chức luôn có phương án B trong mọi hoàn cảnh. Theo một thành viên là người làm giáo dục trong đoàn, cô thực sự thích thú với cách thiết kế chương trình kiểu này. Dù tất nhiên, để thiết kế được như vậy, công tác chuẩn bị thật sự khổng lồ, như phần chìm của tảng băng nổi vậy.

Mỗi lớp học, mỗi trải nghiệm không chỉ cung cấp cho các học viên những thông tin, kiến thức mới nhất về môi trường báo chí tự điều chỉnh ở Thụy Điển, đồng thời giúp chúng tôi “mục sở thị” cơ sở vật chất của những tòa soạn lâu đời đến cả trăm năm nhưng luôn được nâng cấp, áp dụng những công nghệ hiện đại nhất.

Học viên tiếp xúc “người thật, việc thật” với lãnh đạo, cán bộ cơ quan báo đài, chính phủ và được nghe giải đáp mọi thắc mắc. Ai cũng mong mỏi tiếp thu được điều gì đó mới mẻ có thể áp dụng phù hợp với cơ quan báo chí tại nước mình.

Theo lịch trình hoạt động, mỗi ngày, các học viên háo hức tới hội trường nghe các diễn giả trình bày. Tất cả đều là những thông tin từ những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Đó là các cán bộ đến từ Bộ Văn hóa (cơ quan chính phủ phụ trách truyền thông báo chí), các nhà báo kỳ cựu của Thụy Điển, hay “huyền thoại” đứng đầu cơ quan Thanh tra báo chí, chuyên giám sát, tiếp nhận, phân xử các khiếu kiện giữa người dân và các cơ quan báo chí… Tại lớp học, chúng tôi cũng có cơ hội trao đổi trực tiếp về vấn đề giáo dục giới tính tại Thụy Điển và cách các nhà báo điều tra của Thụy Điển tác nghiệp theo nguyên tắc tự điều chỉnh của báo chí.

Ngoài lớp học, tham quan tờ báo khổ nhỏ lâu đời nhất Thuỵ Điển Expressen (1944), chúng tôi nghe chia sẻ tại phòng Charlie Hebdo-nơi treo trang nhất số báo in đưa tin về vụ xả súng ở tòa soạn báo này tại Pháp. Khi được hỏi về lợi thế cạnh tranh của tờ báo, nữ Tổng Biên tập Karin Olsson trả lời: “Chúng tôi là tờ báo nhanh nhất và dũng cảm nhất”. Cũng tại đây, đoàn được nghe về Câu lạc bộ báo chí lâu đời của Thụy Điển, hoạt động từ 1874 (gần 150 năm) với 5.000 thành viên. Câu lạc bộ truyền cảm hứng và ý tưởng để nhóm Việt Nam lên kế hoạch triển khai một dự án khi trở về.

Tiếp đó, chúng tôi có cơ hội tham quan Đài truyền hình nhà nước duy nhất ở Thụy Điển Sveriges Television (SVT), dự thính buổi họp chuyên môn nội bộ kéo dài khoảng 15 phút lúc 9h mỗi sáng, nghe về các nguyên tắc làm việc nhóm, sự an toàn về tâm lý cho nhà báo, đạo đức trong làm báo - một trong những yếu tố nòng cốt làm nên quá trình “tự điều chỉnh” không chỉ của SVT mà của mọi tòa soạn ở đây.

Đến Đại học Stockholm, nơi đào tạo báo chí chuyên nghiệp nhất, tôi vỡ lẽ, hóa ra ở Thụy Điển – đất nước có nền báo chí lâu đời như vậy nhưng nghề báo được coi là nghề bán chuyên nghiệp (semi-profession) bởi ai cũng có thể làm nhà báo. Thậm chí, bạn có thể trở thành nhà báo khi 10 tuổi. Thẻ nhà báo là do Liên đoàn báo chí hoặc cơ quan báo chí bạn hoạt động cung cấp. Những trao đổi về dự án của nhóm Việt Nam với các bạn sinh viên Khoa Báo chí năm thứ nhất tại đây giúp chúng tôi tự tin hơn bởi những gợi ý của các bạn khá sát với thực tế của giới trẻ Việt Nam.

Cũng theo lịch trình, chúng tôi nghe giới thiệu và chia sẻ của các cán bộ thuộc Văn phòng tư pháp - được Chính phủ chỉ định nhưng hoạt động độc lập, giúp tư vấn nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả vấn đề kiện tụng liên quan đến báo chí và công chúng; rồi tham quan trụ sở mới của SIDA (Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế, thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Điển) - cơ quan tài trợ chính cho Dự án đào tạo của đoàn, với những phần giới thiệu nhiều thông tin bổ ích về nguyên tắc tiếp cận và cung cấp thông tin, về nguồn tài chính viện trợ phát triển dành cho các nước.

Các chuyên gia tại SIDA tự hào rằng họ phục vụ cho một tổ chức mà bất cứ ai cũng có thể được tiếp cận thông tin một cách dễ dàng theo cơ chế rõ ràng, minh bạch, áp dụng công nghệ cao. Người phụ trách thông tin có nhiệm vụ phải bảo đảm cung cấp câu trả lời/thông tin một cách nhanh chóng và có trách nhiệm nhất. Trước đề nghị cung cấp thông tin viện trợ của SIDA cho bốn nước thành viên trong đoàn những năm gần đây, chuyên gia “thị phạm” tại chỗ các tùy chọn trên trang web chính thức của SIDA và lập tức đưa ra biểu đồ của từng nước, qua đó, đoàn có cái nhìn tổng quan và so sánh trực quan ngay lập tức, mặc cho có hơi buồn vì nhận được thông tin rằng, khóa học của chúng tôi sẽ là khóa đào tạo cuối của dự án này, do chính phủ Thụy Điển dự định sẽ tập trung vào xử lý các vấn đề trong nước cần nhiều tài chính hơn.

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, với tôi, những bước đi trong miền kiến thức đầy cảm xúc ở Thụy Điển là những bước đi hạnh phúc!

Làm sao để trẻ luôn tìm thấy hạnh phúc?

Làm sao để trẻ luôn tìm thấy hạnh phúc?

Ngày quốc tế Hạnh phúc, làm sao để trẻ luôn tìm thấy sự lạc quan và hạnh phúc trong cuộc sống và cả chuyện học ...

Ngày Quốc tế Hạnh phúc: Cần ‘biết đủ’ để đi tới hạnh phúc!

Ngày Quốc tế Hạnh phúc: Cần ‘biết đủ’ để đi tới hạnh phúc!

GS. TS. Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, bài học “biết đủ” để hạnh phúc ...

Một thoáng văn học Thụy Điển: Thư viện Hoàng gia

Một thoáng văn học Thụy Điển: Thư viện Hoàng gia

Thư viện Hoàng gia (Kungl Biblioteket), ở Stockholm nguyên là thư viện riêng của các vua và nữ vương của dòng họ Vasa.

Giao lưu văn hóa nhằm gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển

Giao lưu văn hóa nhằm gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển

Ngày 16/4, tại thành phố Eskistuna thuộc tỉnh Södermanland, Liên hiệp hội người Việt tại Thụy Điển đã tổ chức chương trình gặp gỡ giao ...

Việt Nam mong muốn Thụy Điển tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực

Việt Nam mong muốn Thụy Điển tăng cường chia sẻ kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực

Ngày 10/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thuỵ Điển Robert Rydberg đã đồng ...

Đọc thêm

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm bài học kinh nghiệm từ thành công của 'chiến dịch' ngoại giao vaccine

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Năm bài học kinh nghiệm từ thành công của 'chiến dịch' ngoại giao vaccine

Năm bài học đánh giá toàn diện, sâu sắc, rút ra nhiều bài học quý báu từ thực tiễn triển khai công tác ngoại giao vaccine...
Tuyển sinh 2023: Chi tiết quy định và ưu tiên xét tuyển thẳng vào trường quân đội

Tuyển sinh 2023: Chi tiết quy định và ưu tiên xét tuyển thẳng vào trường quân đội

Hướng dẫn việc tổ chức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại các trường quân đội năm ...
'Mỹ nhân Tân Cương' Địch Lệ Nhiệt Ba tươi trẻ đón tuổi mới

'Mỹ nhân Tân Cương' Địch Lệ Nhiệt Ba tươi trẻ đón tuổi mới

'Mỹ nhân Tân Cương' Địch Lệ Nhiệt Ba được nhận xét ngọt ngào, tươi trẻ trong bộ ảnh đón tuổi mới.
Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc hối thúc Mỹ  tìm con đường đúng đắn để hòa thuận; Đức đưa 2 tàu chiến tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2024

Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc hối thúc Mỹ tìm con đường đúng đắn để hòa thuận; Đức đưa 2 tàu chiến tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2024

Đối thoại Shangri-La: Trung Quốc hối thúc Mỹ dung hòa khác biệt; Đức đưa 2 tàu chiến tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2024.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Australia Anthony Albanese

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Australia Anthony Albanese

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Thủ tướng Australia Anthony Albanese đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-4/6.
Đề thi môn Toán vòng 1 vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên năm 2023

Đề thi môn Toán vòng 1 vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên năm 2023

Dưới đây là đề thi môn Toán vòng 1 (điều kiện) vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN năm 2023 với thời gian 120 phút.
Ngắm hơn 6.000 người mặc áo dài, đội nón lá để tôn lên vẻ đẹp người phụ nữ Việt trên phố Nha Trang

Ngắm hơn 6.000 người mặc áo dài, đội nón lá để tôn lên vẻ đẹp người phụ nữ Việt trên phố Nha Trang

MC Quyền Linh mặc áo dài cùng hàng nghìn người diễu hành trên phố Nha Trang...
Du hành cùng ẩm thực Việt tại Đức

Du hành cùng ẩm thực Việt tại Đức

Suốt vài thập kỷ qua, đó là cách mà ẩm thực Việt lan tỏa, trở nên quen thuộc với các thế hệ người dân Đức...
Việt Nam là điểm đến tuyệt vời không thể bỏ qua dành cho du khách Anh

Việt Nam là điểm đến tuyệt vời không thể bỏ qua dành cho du khách Anh

Tờ The Independent của Anh mới đây đã đề xuất Việt Nam là một điểm đến tuyệt vời ở Đông Nam Á không thể bỏ qua dành cho du khách Anh.
Lung linh đêm khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa lần thứ X

Lung linh đêm khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa lần thứ X

Lễ khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa lần thứ X với chủ đề 'Khánh Hòa – Khát vọng phát triển' diễn ra vào tối 3/6 tại Quảng trường 2/4.
Đệ nhất phu nhân Iceland tiết lộ bí quyết hút du khách của quốc đảo Bắc Âu

Đệ nhất phu nhân Iceland tiết lộ bí quyết hút du khách của quốc đảo Bắc Âu

Eliza Reid, phu nhân của đương kim Tổng thống Iceland Gudni Johannesson, từng là đại sứ du lịch của Liên Hợp Quốc cho rằng sự an toàn, tôn trong và cách giao tiếp với người ...
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng: Rực rỡ ‘bữa tiệc’ âm thanh và ánh sáng hai bờ sông Hàn

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng: Rực rỡ ‘bữa tiệc’ âm thanh và ánh sáng hai bờ sông Hàn

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có sự tham gia tranh tài của 8 đội đến từ các quốc gia có truyền thống lâu đời về nghệ thuật trình diễn pháo hoa.
Thụy Điển: Truyền thống văn học nữ giới và Selma Lagerlof [Kỳ I]

Thụy Điển: Truyền thống văn học nữ giới và Selma Lagerlof [Kỳ I]

Thụy Điển có truyền thống văn học nữ giới khởi đầu từ cuối thời Trung cổ với nữ thánh Birgitta.
Thuyết minh trực quan nhất về hệ Mặt trời chưa từng thấy

Thuyết minh trực quan nhất về hệ Mặt trời chưa từng thấy

Cuốn sách 'Các hành tinh - Thuyết minh trực quan nhất về hệ Mặt trời mà bạn chưa từng thấy' giúp độc giả mãn nhãn với chuyến du hành xuyên không gian.
Mùa Phật đản, tìm bình an ở tại tâm mình

Mùa Phật đản, tìm bình an ở tại tâm mình

Vào mùa Phật đản năm nay, sư cô Suối Thông (Thích nữ Hạnh Đức) ra mắt cuốn sách 'Làm mới vườn tâm' với nội dung chia sẻ về cách vượt qua phiền muộn.
Hiểu về đế chế Amazon với đầy đủ góc nhìn

Hiểu về đế chế Amazon với đầy đủ góc nhìn

Cuốn sách 'Amazon - Cuộc chinh phạt của Jeff Bezos' là hành trình sống động về một đế chế quyền lực và đáng sợ nhất trong nền kinh tế toàn cầu.
Lễ hội dân gian ở Thụy Điển [Kỳ III]

Lễ hội dân gian ở Thụy Điển [Kỳ III]

Thụy Điển là một nước còn giữ nhiều truyền thống nông dân và tôn giáo, có nhiều lễ hội dân gian. Xin giới thiệu tiếp một số lễ hội dân gian Thụy Điển.
Đạo diễn Trần Anh Hùng và Phạm Thiên Ân chiến thắng tại LHP Cannes 2023

Đạo diễn Trần Anh Hùng và Phạm Thiên Ân chiến thắng tại LHP Cannes 2023

Đạo diễn Trần Anh Hùng giành giải đạo diễn xuất sắc nhất với La passion de Dodin Bouffant, còn đạo diễn Phạm Thiên Ân giành giải Ống kính vàng...
Ghi danh thêm Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia tại một số tỉnh, thành

Ghi danh thêm Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia tại một số tỉnh, thành

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa công bố quyết định ghi danh các di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhiều hoạt động mới tại Đại lễ Phật đản tỉnh Quảng Bình

Nhiều hoạt động mới tại Đại lễ Phật đản tỉnh Quảng Bình

Tại Quảng Bình, lễ Phật đản được tổ chức tại chùa Đại Giác, TP Đồng Hới trong các ngày 1-2/6 và tại huyện Minh Hóa vào ngày 3/6.
Độc đáo tranh tường 'Dấu ấn kiến trúc Việt Nam-Australia' kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao

Độc đáo tranh tường 'Dấu ấn kiến trúc Việt Nam-Australia' kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao

Họa sỹ Nguyễn Thu Thủy tác giả Con đường Gốm sứ đã thiết kế một bức tranh tường cao 2m60 dài 7m20 với chủ đề 'Dấu ấn kiến trúc Việt Nam - Australia'.
Ngoại giao văn hoá: Đổi mới, đột phá về tư duy và hành động

Ngoại giao văn hoá: Đổi mới, đột phá về tư duy và hành động

Ngày 26/5 đã diễn ra cuộc họp thường niên của Ban Chỉ đạo công tác Ngoại giao văn hoá với sự tham dự của 24 đơn vị trong Bộ.
'Sắc màu di sản': Màn giao lưu giữa áo dài và trang phục thêu truyền thống

'Sắc màu di sản': Màn giao lưu giữa áo dài và trang phục thêu truyền thống

Sự kiện 'Sắc màu di sản' giới thiệu vẻ đẹp duyên dáng, thướt tha, không kém phần lộng lẫy của trang phục truyền thống Việt Nam và Ukraine.
Nghệ thuật Hát Bội Việt Nam đang được triển lãm tại Hàn Quốc

Nghệ thuật Hát Bội Việt Nam đang được triển lãm tại Hàn Quốc

Nghệ thuật hát bội Việt Nam đang được giới thiệ tại Busan (Hàn Quốc) trong khuôn khổ triển lãm 'Alternative Identities: Masks of ASEAN & Korea'.
Phiên bản di động