Một thoáng văn học Thụy Điển: Thư viện Hoàng gia

HỮU NGỌC
Thư viện Hoàng gia (Kungl Biblioteket), ở Stockholm nguyên là thư viện riêng của các vua và nữ vương của dòng họ Vasa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thư viện Hoàng gia (Kungl Biblioteket), ở Stockholm. *Nguồn: kb.se)
Thư viện Hoàng gia (Kungl Biblioteket), ở Stockholm. *Nguồn: kb.se)

9h ngày 10/9/1991, trong chuyến công tác Thụy Điển, tôi được mời đến gặp bà Gunilla Jonsson, Trưởng ban sách tham khảo của Thư viện Hoàng gia (Kungl Biblioteket), ở Stockholm.

Bà Jonsson, trông rất trẻ trong bộ quần áo chải chuốt như để đi dạ hội, tự giới thiệu và giới thiệu ông Lars Olsson là cấp phó của bà, ông trông có vẻ khiêm tốn và dễ thương. Tôi theo họ lên phòng làm việc riêng. Câu chuyện của chúng tôi rất cởi mở, đằm thắm về tình hình Việt Nam xen lẫn với tình hình Thụy Điển.

Bà Jonsson giới thiệu vài nét chính về Thư viện Hoàng gia:

Thư viện này nguyên là thư viện riêng của các vua và nữ vương của dòng họ Vasa. Những bộ sách đầu tiên bắt đầu được thu thập từ thế kỷ XVI - XVII và xếp vào một phòng lộng lẫy tên là “Ba vương miện” thuộc Hoàng cung cũ. Đến năm 1697, một trận cháy lớn phá hoại tòa lâu đài ấy và một phần lớn thư tịch. Đến thế kỷ XVIII, số sách còn lại được bảo tồn trong một chái bên của Hoàng cung hiện nay. Chẳng bao lâu, số sách tăng lên quá nhiều, phải xây dựng một tòa nhà khác làm một thư viện riêng biệt. Thư viện hiện đại hoàn thành vào năm 1878, kiến trúc sư là Gustaf Dahl, Giám đốc đầu tiên là G.E Klemming, trong số cán bộ có nhà văn nổi tiếng Strindberg.

Ông Olsson nói tiếp:

Thư viện cứ phình mãi ra. Mới đầu, tòa nhà được xây dựng cho 10 nhân viên và 200.000 cuốn sách. Bây giờ, chúng tôi có đến 250 nhân viên và 2.000.000 cuốn sách. Ngay từ năm 1661, đã có sắc lệnh bắt buộc các nhà in phải nộp lưu chiểu ở thư viện Hoàng gia một bản của mỗi sách xuất bản.

Như vậy là hàng năm, tất cả các sách in ở Thụy Điển đều có mặt ở thư viện. Vì lý do đó, mà thư viện này vô hình trung trở thành Thư viện quốc gia, có nhiệm vụ làm thư mục và quản lý sách của toàn quốc.

Năm 1988, có đề nghị thay tên thư viện này là “Thư viện quốc gia” như ở nhiều nước khác, nhưng lập tức bị một làn sóng phản đối dâng lên ở trong và ngoài thư viện. Về lý, thay tên là đúng với nhiệm vụ, nhưng về tình, người ta luyến tiếc cái tên cũ gắn với một dĩ vãng lịch sử huy hoàng.

Thực ra, từ lâu, thư viện đã không phải là thư viện hoàng gia (royal library, không viết hoa), chỉ gồm những sách riêng cho vua hoặc nữ vương và gia đình, được chọn theo sở thích hoàng gia hoặc do người ta biếu Hoàng gia. Những người phụ trách thư viện đã có ý thức chọn đủ các loại sách, do đó “Thư viện Hoàng gia” (Royal Library, viết hoa) chỉ là một cái tên riêng mà thôi, nội dung đã thay đổi. Phải nói là các vua và nữ vương cũng có công chứ.

Dĩ nhiên là như vậy. Vua Gustay Vasa, người có bàn tay sắt lập nên quốc gia Thụy Điển hiện đại, không phải là người ưa đọc sách, nhưng ông cho thu thập sách để giáo dục con cái. Chủ trương cải cách tôn giáo, ông cho tịch thu nhiều sách của các tu viện Công giáo.

Đặc biệt Nữ vương Kristian (1626-1689) là người rất yêu sách. Không tung hoành nơi chiến địa được như cha mình, bà muốn đạt vinh quang ở lĩnh vực văn hóa trong thời đại Thụy Điển làm bá chủ Bắc Âu. Vì vậy mà Đại sứ Pháp ở Thụy Điển khuyên Tể tướng Pháp hồi đó là Hồng y giáo chủ Mazarin nên gửi sách quý (in ở Hoàng gia Pháp) làm tặng phẩm biếu Nữ vương (20 tuổi) hơn là biếu quần áo và ngựa nhỏ đóng yên.

Đa số sách đều ở trong các phòng không mở cửa cho công chúng; muốn xem cuốn nào phải tra cứu trong catalouge rồi viết phiếu mượn đọc tại chỗ. Việc này rất nghiêm ngặt đối với toàn bộ thư tịch Thụy Điển, gồm tất cả các sách tiếng Thụy Điển, những sách của các tác giả Thụy Điển hoặc tác phẩm viết về Thụy Điển. Độc giả đọc sách ở các phòng có thể chứa được 150 người.

Các sách nước ngoài nói chung có thể mượn về nhà. Rất nhiều sách tra cứu xếp ngay ở các phòng đọc. Độc giả muốn tìm tư liệu gì có thể nhờ hệ thống Libris là ngân hàng dữ kiện tin học chung cho các thư viện nghiên cứu ở Thụy Điển; hệ thống này cung cấp tư liệu gồm một triệu sách báo của khoảng một trăm thư viện trong nước. Báo chí đang xuất bản có thể đọc ở một phòng riêng, ngoài ra lại có một ban báo chí cũ và mới, một ban bản thảo, bản đồ, tranh khắc.

Tòa nhà thư viện năm 1878 nằm ở vườn hoa Humlegarden, là một địa điểm rất tốt tại trung tâm thủ đô. Tuy vậy, nó không chứa đủ toàn bộ số sách trong tương lai; nên một phần sách đã phải xếp ở địa điểm khác. Vả lại, cơ cấu cần được hiện đại hóa để sử dụng máy tính và áp dụng tin học, Chính phủ đã chấp nhận đề án xây dựng lại tốn 25 triệu Krona, đào thêm hầm để sách ở độ sâu ngang với các tầng xe điện ngầm tại thủ đô. Tất cả sẽ làm lại trừ phòng đọc sách lớn giữ lại nguyên coi là di tích lịch sử. Các kệ sách lớn và cao quá đầu người được di chuyển trên đường ray bằng điện.

Tôi đặc biệt chú ý một số sách quý: Kinh thánh của Quỷ (Codex Gigas), từ thế kỷ XVIII; 19 trang của một cuốn Kinh thánh in trên giấy da thời Gutenberg năm 1950, cuốn sách kinh cầu nguyện bằng xa-tanh trắng thêu chỉ bạc và tơ màu, bọc bìa gỗ (1669), cuốn hài kịch Người ghen tuông in ở Paris năm 1785, bìa bằng da để nhuộm đỏ thếp vàng.

Gian lưu trữ báo cũ rất phong phú: tôi có hỏi xin một số bài báo Thụy Điển viết về Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm cuối kháng chiến chống Pháp (1953-1954); mấy hôm sau, tôi nhận được nhiều bài chụp photocopy.

Một thoáng văn học Thụy Điển

Một thoáng văn học Thụy Điển

Năm 1991, nhân chuyến công tác tại Thụy Điển, tôi có vinh dự được gặp và nói chuyện với Giáo sư, Tiến sĩ văn chương ...

Vài ý kiến khác về văn học Thụy Điển [Kỳ 2]

Vài ý kiến khác về văn học Thụy Điển [Kỳ 2]

Thụy Điển là một nước ở xa tít Bắc Âu, dường như cô đơn trong giá lạnh, đất rộng người thưa. Trước đây, văn học ...

Văn học thiếu nhi Thụy Điển [Kỳ 1]

Văn học thiếu nhi Thụy Điển [Kỳ 1]

Những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, sách viết cho thanh thiếu niên Thụy Điển thành hàng văn hóa xuất khẩu, do chúng ...

Văn học thiếu nhi Thụy Điển [Kỳ 2]

Văn học thiếu nhi Thụy Điển [Kỳ 2]

Giai đoạn ba của văn học thiếu nhi Thụy Điển là giai đoạn “văn học hiện đại” bắt đầu từ 1945, sau Thế chiến II. ...

Một thoáng văn học Thụy Điển: Sara Lipman, một tâm linh [Kỳ 1]

Một thoáng văn học Thụy Điển: Sara Lipman, một tâm linh [Kỳ 1]

“Tôi được hân hạnh làm việc với bà trong một thời gian, tôi thấy tất cả: Sara Lidman là một tâm linh“, chị Carina, cán ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh ...
Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây tuyết dày, mưa lớn, gió mạnh tại Anh và CH Ireland, khiến nhiều đường sá ngập và hàng chục nghìn người dân rơi vào cảnh mất điện.
Israel gửi thư đe dọa tấn công Iraq lên LHQ, Liên đoàn Arab ngay lập tức họp khẩn

Israel gửi thư đe dọa tấn công Iraq lên LHQ, Liên đoàn Arab ngay lập tức họp khẩn

Hội đồng Liên đoàn Arab dự kiến sẽ tổ chức phiên họp khẩn cấp vào ngày 24/11 theo yêu cầu của Iraq để thảo luận về bức thư được Israel ...
Cách tắt update Win 10 vĩnh viễn đơn giản và nhanh chóng

Cách tắt update Win 10 vĩnh viễn đơn giản và nhanh chóng

Nếu việc Windows 10 tự động cập nhật gây phiền toái, bạn có thể tắt cập nhật vĩnh viễn bằng phần mềm. Cách làm này đơn giản và hiệu quả ...
Trình duyệt Chrome trị giá bao nhiêu?

Trình duyệt Chrome trị giá bao nhiêu?

Theo tính toán của Bloomberg, trình duyệt Chrome của Google có giá trị từ 15 cho đến 20 tỷ USD.
Báo Mỹ dự báo EU khó tránh cuộc sụp đổ về năng lượng nếu thiếu khí đốt Nga

Báo Mỹ dự báo EU khó tránh cuộc sụp đổ về năng lượng nếu thiếu khí đốt Nga

Bloomberg đề cập cuộc khủng hoảng năng lượng sắp xảy ra tại EU, cho rằng khi khối này đã bắt đầu gặp khó khăn trong việc cung cấp năng lượng.
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp của núi và biển.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Phát huy di sản văn hóa Việt Nam: Cần một đối thoại đa chiều

Việt Nam sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử mà còn chứa đựng giá trị tinh thần vô cùng phong phú.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng 'danh thơm nức tiếng' và lan tỏa mạnh mẽ

Tối 23/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Kỷ niệm 10 năm UNESCO ghi danh di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Tối 23/11, diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Phiên bản di động