Dịch bệnh lan nhanh như cháy rừng, Philippines 'vỡ trận' vì Covid-19

Thu Hằng
TGVN. Philippines đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19 tại Đông Nam Á với hơn 164.000 ca nhiễm và hơn 2.600 ca tử vong. Chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte bị chỉ trích là quá chậm trong việc ứng phó và giờ chỉ biết trông đợi vào vaccine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Philippines có thể được tiêm vaccine ngừa Covid-19 của Nga vào giữa năm sau
Ai sẽ là người kế nhiệm Tổng thống Duterte?
dich benh lan nhanh nhu chay rung philippines vo tran vi covid 19
Người dân thủ đô Manila được phân phát thuốc men và khẩu trang y tế trong thời gian phong tỏa. (Nguồn: AP)

Hôm 4/8, Philippines đã tái áp đặt lệnh hạn chế di chuyển trong vòng 2 tuần để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan sau khi các cơ quan y tế của nước này cảnh báo về tình trạng quá tải bệnh nhân. Trước đó, từ 15/3-1/6, Philippines từng là quốc gia áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất thế giới, yêu cầu người dân chỉ được phép ở trong nhà, khiến nền kinh tế bị suy giảm trầm trọng.

Bất chấp những nỗ lực của chính quyền, sau hơn 2 tuần triển khai, các ca lây nhiễm Covid-19 vẫn gia tăng chóng mặt. Mặc dù tổng số ca nhiễm mới ngày 17/8 là 3.134 ca - giảm khá nhiều so với mức đỉnh 6.800 ca hôm 10/8, Đại học Philipines dự đoán, từ nay cho tới cuối tháng 8, số ca nhiễm có thể chạm ngưỡng 220.000 người.

Tình cảnh “rối ren” vì Covid-19 đáng báo động đến mức một tờ báo của Thái Lan tuần trước đã gọi Philippines là “ổ dịch Covid-19”.

Kênh truyền hình quốc gia ABS-CBN dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Philippines Eduardo Año - người chỉ đạo công tác ứng phó dịch Covid-19, cho hay Chính phủ vẫn “đang kiểm soát được tình hình và hy vọng số ca nhiễm sẽ giảm dần”. Tuy nhiên, hôm 16/8, ông này đã được chẩn đoán tái dương tính với Covid-19 sau lần đầu mắc bệnh cách đây 5 tháng.

Ông Eduardo Año đổ lỗi việc bùng phát nhanh chóng dịch Covid-19 là do người dân nước này đã không thực hiện nghiêm túc lệnh phong tỏa khi được phép tự cách ly tại nhà thay vì tới các cơ sở cách ly.

Thượng nghị sĩ đảng đối lập Risa Hontiveros cho biết, “dịch bệnh không hề được kìm chế và tốc độ lây lan của virus không có dấu hiệu chậm lại”, đồng thời cảnh báo “chiến lược của Chính phủ dường như đang dậm chân tại chỗ”.

Các biện pháp đang được triển khai như áp đặt lệnh cách ly, xét nghiệm trên diện rộng… đều bị chỉ trích là thiếu tính phối hợp và chậm chạp, cồng kềnh. Theo SCMP, tới thời điểm này, khi số ca nhiễm gia tăng theo cấp số nhân, các cơ quan y tế Philippines mới bắt đầu phát khẩu trang miễn phí cho người dân và cải thiện quy trình truy vết bệnh nhân.

Phản ứng của Tổng thống Rodrigo Duterte cũng thay đổi bất ngờ. Hồi tháng 2, ông Duterte cho rằng mọi thứ vẫn “rất ổn, không cần thiết lo lắng về virus” nhưng trong thời gian phong tỏa, ông lại dọa bỏ tù những người không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách an toàn và làm lây lan dịch bệnh.

Trả lời phỏng vấn tờ SCMP, ông Esperanza Cabral, nguyên Bộ trưởng Bộ y tế Philippines, cho rằng sai lầm lớn nhất của Manila nằm ở khâu tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Dù số liệu về dịch bệnh được cập nhật hằng ngày, Chính phủ Philippines vẫn chưa tuyên truyền hiệu quả tầm quan trọng của các biện pháp phòng dịch, đơn giản như rửa tay, giữ khoảng cách và đeo khẩu trang.

Philippines hiện đã bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang tại nơi công cộng, thậm chí bắt giữ hoặc xử phạt người không chấp hành quy định. “Kêu gọi người dân tự cách ly cũng là một vấn đề, vì không phải ai cũng có đủ cơ sở vật chất để tự cách ly. Ví dụ như trong khu ổ chuột, nơi có tới 10 người cùng chung một căn phòng 15m² và dùng chung nhà vệ sinh”, ông Cabra chia sẻ.

Theo Viện Đa khoa Philippines, khi các cửa hàng và cơ sở kinh doanh được phép mở cửa trở lại từ ngày 1/6, hàng nghìn người đã quay trở lại làm việc. Ngoài ra, việc xét nghiệm nhanh những người này chỉ tạo ra cảm giác an toàn giả tạo, vì kết quả xét nghiệm nhanh thường có độ chính xác không cao.

Benjamin Co, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đến từ Bệnh viện Đại học Santo Tomas (Philippines) nhận định, vấn đề của Manila không phải là dỡ bỏ lệnh phong tỏa sớm hay muộn, mà việc gia tăng các ca lây nhiễm cho thấy các biện pháp của Chính phủ không hề phát huy tác dụng.

Cũng theo chuyên gia này, Philippines dù đưa ra lệnh phong tỏa dài nhất thế giới, nhưng sau đó lại không hề có một kế hoạch trung hạn hay dài hạn nào rõ ràng. Trong khi đó, Chính quyền của ông Duterte lại tập trung đổ lỗi cho người dân và cho rằng giờ đây chỉ còn biết trông chờ vào vaccine.

Ông Ronald Mendoza - Hiệu trưởng Đại học Ateno (Philippines) nhận định, điều Philippines cần lúc này là “một kế hoạch mạnh mẽ, dữ liệu chính xác và chính sách dựa trên ý kiến của các chuyên gia”. “Nhưng kế hoạch đó không thể có một sớm một chiều vì các tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng do virus SARS-CoV-2 gây ra đã bắt đầu hiện rõ”, ông nói.

Một chuyên gia khác cho hay, tỷ lệ thất nghiệp của Philippines đang rất cao, khoảng 45,5%, hơn 1/5 - khoảng 21,9% các gia đình tại Philippines không đủ ăn.

Tin tức ASEAN buổi sáng 13/8: Thêm một ngày buồn vì Covid-19; Philippines lên tiếng về tập trận ở Biển Đông

Tin tức ASEAN buổi sáng 13/8: Thêm một ngày buồn vì Covid-19; Philippines lên tiếng về tập trận ở Biển Đông

TGVN. Cập nhật tình hình Covid-19 tại ASEAN, Philippines lên tiếng về các cuộc tập trận tại Biển Đông, Indonesia giải cứu doanh nghiệp... là ...

Covid-19: Philippines chấp nhận để Nga cung cấp vaccine, Tổng thống Duterte sẵn sàng là người đầu tiên thử nghiệm

Covid-19: Philippines chấp nhận để Nga cung cấp vaccine, Tổng thống Duterte sẵn sàng là người đầu tiên thử nghiệm

TGVN. Ngày 10/8, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết, đã chấp nhận đề nghị của Nga về việc cung cấp vaccine phòng bệnh viêm ...

Ai chịu trách nhiệm bồi thường hậu quả do Covid-19 gây ra?

Ai chịu trách nhiệm bồi thường hậu quả do Covid-19 gây ra?

TGVN. Thượng viện Mỹ hôm 12/5 đề xuất một đạo luật cho phép Tổng thống Trump trừng phạt Trung Quốc nếu nước này 'không chịu ...

(theo SCMP)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024: Giá vàng SJC lại 'xô đổ' mọi kỷ lục, thế giới cách đỉnh cao gần 100 USD

Giá vàng hôm nay 27/4/2024 vàng không thể tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá đáng kể nào ngay cả khi nền kinh tế Mỹ khởi đầu năm 2024 ...
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Chiều 26/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung ...
Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày hơn 300 ảnh, tư liệu, hiện vật quý về chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức khai mạc triển lãm 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản ...
Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Bộ trưởng Tài chính Yellen: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục hoạt động rất tốt!

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/4, trong quý I/2024, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong gần hai năm.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động