Nhỏ Bình thường Lớn

Dịch Covid-19: Bảo vệ trẻ khỏi lao động trẻ em, khẩn cấp hơn bao giờ hết!

TGVN. Sáng 12/6, nhân kỷ niệm ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Covid-19: Bảo vệ trẻ khỏi lao động trẻ em, khẩn cấp hơn bao giờ hết!"
TIN LIÊN QUAN
covid 19 bao ve tre khoi lao dong tre em khan cap hon bao gio het Bảo hộ công dân thời dịch Covid-19: Những 'người lính' thầm lặng nơi tuyến đầu
covid 19 bao ve tre khoi lao dong tre em khan cap hon bao gio het Dịch Covid-19: Sớm đưa 22 công dân Việt Nam đang mắc kẹt tại Nepal về nước
covid 19 bao ve tre khoi lao dong tre em khan cap hon bao gio het
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, việc bảo vệ trẻ khỏi lao động trẻ em, khẩn cấp hơn bao giờ hết!

Theo báo cáo tóm tắt mới đây của ILO và UNICEF, số lượng lao động trẻ em trên thế giới đã giảm tới 94 triệu trẻ kể từ năm 2000. Tuy nhiên, thành quả trong 20 năm này đang bị lung lay bởi đại dịch Covid-19.

Trưởng Đại diện UNICEF Rana Flowers nói: “Lao động trẻ em bị tước mất tuổi thơ, sức khỏe bị tổn hại, mất cơ hội thoát nghèo và phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn. Khi bỏ học, các em có thể kiếm được một khoản tiền nhỏ nhưng có thể bị đói nghèo cả đời".

Bà Flowers chia sẻ, khi bà đến thăm các trường học, đặc biệt là ở nông thôn, có nhiều trẻ em không quay trở lại trường. Các em chỉ khoảng 9,10 tuổi nhưng đã phải làm việc cả ngày. Điều này rất nguy hại và làm cho các em dễ bị tổn thương hơn, có nhiều nguy cơ hơn, kể cả bị buôn bán.

"UNICEF tin rằng, hành động hiệu quả để chống lại lao động trẻ em trong bối cảnh hiện tại đòi hỏi trẻ em ở các gia đình nghèo phải được đặt vào trung tâm của các kế hoạch bảo trợ xã hội, ứng phó với Covid-19 và việc bảo vệ trẻ em cần được ưu tiên, chính quyền địa phương cần tìm cách đưa các em trở lại trường”, Trưởng Đại diện UNICEF khẳng định.

Tại Việt Nam, theo ILO ước tính, cho đến tháng 4, có khoảng 4,6-10,3 triệu người lao động có thể bị ảnh hưởng bởi đại dịch và ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy nhiều trẻ em đã không đi học lại sau đợt nghỉ do đại dịch Covid-19.

Theo ước tính, tại Việt Nam có hơn 1 triệu trẻ em từ 5-17 tuổi đang tham gia lao động, hơn một nửa trong số đó đang làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Khi đại dịch ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình, những em này thậm chí còn có nguy cơ phải làm việc nhiều giờ hơn hoặc trong điều kiện tồi tệ hơn.

“Cần hành động ngay lập tức để bảo vệ trẻ em khỏi lao động trẻ em và duy trì các nỗ lực quốc gia nhằm ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em,” TS. Lee Chang-hee, Giám đốc ILO Việt Nam, cho biết. “An sinh xã hội có vai trò quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng vì chính hệ thống này cung cấp hỗ trợ cho những nhóm dễ bị tổn thương nhất”.

Trong những năm vừa qua, công cuộc đấu tranh phòng chống lao động trẻ em tại Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, cần phải thực hiện nhiều hoạt động hơn nữa để đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) 8.7 về xóa bỏ lao động trẻ em vào năm 2025.

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH): “Những tác động của Covid-19 đến bảo vệ trẻ em và vấn đề lao động trẻ em sẽ được Bộ LĐTB&XH, các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, rút ra bài học để xây dựng kế hoạch tiếp tục lộ trình giảm thiểu lao động trẻ em đến năm 2025 và 2030".

ILO sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện đánh giá nhanh về tác động của Covid-19 đối với lao động trẻ em trên toàn quốc, từ đó cung cấp thông tin cho việc xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia về Phòng ngừa và Giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021-2025.

Ông Nam kêu gọi các quốc gia và tổ chức cùng nỗ lực hành động, đặc biệt trong năm quốc tế về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em 2021, để đại dịch Covid-19 không thể cản trở các quốc gia hướng đến việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, đặc biệt là mục tiêu 8.7.

Theo Báo cáo chung của ILO và UNICEF, các nhóm dân số dễ bị tổn thương như người lao động trong nền kinh tế phi chính thức và lao động nhập cư sẽ phải hứng chịu nhiều nhất từ suy thoái kinh tế, gia tăng thất nghiệp, giảm mức sống nói chung kéo theo những ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe và thiếu thốn về bảo trợ xã hội.

Đại dịch Covid-19 có thể khiến nghèo đói gia tăng, từ đó cũng sẽ dẫn tới gia tăng lao động trẻ em vì các hộ gia đình phải sử dụng mọi phương cách có thể để tồn tại.

Nghiên cứu tại một số quốc gia cho thấy khi nghèo đói tăng 1% thì lao động trẻ em sẽ tăng theo ít nhất 0,7%.

covid 19 bao ve tre khoi lao dong tre em khan cap hon bao gio het

Phòng chống lao động trẻ em ở Việt Nam: Cam kết đi cùng hành động, vững tin vượt chướng ngại Covid-19

TGVN. Với nỗ lực của đất nước, Việt Nam sẽ là một trong số những quốc gia ít bị Covid-19 tác động nhất đến những nỗ ...

covid 19 bao ve tre khoi lao dong tre em khan cap hon bao gio het

Hậu Covid-19: Nhật Bản phê chuẩn ngân sách bổ sung kỷ lục, nền kinh tế trước nguy cơ tái giảm phát

TGVN. Ngày 12/6, Quốc hội Nhật Bản đã phê chuẩn dự thảo ngân sách bổ sung có giá trị cao kỷ lục 31.910 tỷ Yen (tương ...

covid 19 bao ve tre khoi lao dong tre em khan cap hon bao gio het

Cập nhật 7h ngày 12/6: 'Xô đổ' mọi kỷ lục, Ấn Độ vào top 4 nước có số ca Covid-19 cao nhất, toàn cầu có hơn 135.000 ca nhiễm mới

TGVN. Tính đến 6h ngày 12/6, thế giới ghi nhận 7.582.351 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới ...