Dịch Covid-19 và những đứa trẻ nghỉ học, phải ở nhà một mình

Hoài Nam
Tác động của dịch Covid-19 không chỉ nằm ở những con số bao nhiêu người tử vong, nhiễm bệnh, bao nhiêu ca khỏi bệnh. Nhiều gia cảnh, mảnh đời đang phải tự xoay xở, đối mặt với nhiều bất an khác để bám trụ, để tồn tại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đứa trẻ bị nhốt trong nhà và bi kịch thời Covid-19
Dịch Covid-19, nhiều đứa trẻ phải nghỉ học và đang ở nhà một mình.

Đối diện với dịch Covid-19, dịch bệnh đến ngày hôm nay đã cướp đi sinh mạng hơn 3,3 triệu người trên toàn thế giới, lời kêu gọi tính mạng là trên hết được nhấn mạnh hơn bất cứ lúc nào.

Nhưng tác động của Covid-19 không chỉ nằm ở những con số bao nhiêu người tử vong, nhiễm bệnh, bao nhiêu ca khỏi bệnh. Nhiều gia cảnh, mảnh đời đang phải tự xoay xở, đối mặt với nhiều bất an khác để bám trụ, để tồn tại. Họ không dễ để tìm sự được hỗ trợ, nâng đỡ.

Chiều 9/5, qua thông tin của người dân không thấy hai mẹ con rời phòng trọ đã lâu, cơ quan công an tại TP. Hồ Chí Minh phát hiện hai mẹ con tử vong trong phòng trọ ở Hóc Môn. Người mẹ chết trong tư thế treo cổ ở nhà tắm, còn cháu bé 2 tuổi tử vong trên giường.

Người xung quanh cho biết, không có người giữ con để đi làm, cuộc sống quá khó khăn. Đó là một trong những mảnh đời trong mùa dịch như lời một nhà nghiên cứu xã hội bày tỏ, dịch Covid-19 đã tạo ra những khó khăn, áp lực... nên những người bình thường đã khó khăn càng khó khăn hơn.

Chị Nguyễn Lê Mai, 38 tuổi làm việc tại một công ty giày da ở TP. Hồ Chí Minh. Cuối tuần vừa rồi, chị như "gục ngã" trước thông tin trường học đóng cửa vì dịch Covid-19.

Sau một thời gian dài cắt ca, giảm giờ làm, ngày làm nửa buổi vì ảnh hưởng của dịch, hai vợ chồng chị mới có việc, đi làm trọn giờ từ đầu tháng 3 này. Hơn một năm qua, thu nhập giảm, công việc không ổn định, gia đình chị vô cùng khó khăn, phải vay mượn để sống.

Bữa ăn của gia đình chị, hai người đang ở tuổi lao động và đứa trẻ đang lớn thường xuyên chỉ có đậu hũ, trứng, đĩa rau. Vợ chồng chị vừa chuyển qua chỗ trọ rẻ hơn chỗ cũ 300.000 đồng tháng, với chủ nhà cũng dễ tính hơn, cho khất tiền phòng.

Vợ chồng chị có hai đứa con, đứa đầu đang học lớp 2, anh chị gửi ông bà nội ngoài Vĩnh Phúc chăm từ nhỏ. Từ đợt Tết năm ngoái, khi con mới học xong một học kỳ của lớp 1, tính ra đã gần năm rưỡi, mẹ con chưa gặp lại nhau.

Giữa tuần vừa rồi, nhận thông tin trường học đóng cửa, chị vội vã đi tìm người nào đó nhận giữ trẻ nhưng không tìm được. Có người nhận 1 giữ 1 với giá 300.000 đồng/ngày, người mẹ thở dài.

Chị không còn cách nào khác, chị đành nhốt con trong phòng trọ chưa đến 15m2 có gác xép. Chị sập cầu dao điện, khóa bếp ga, gác hết xô chậu lên cao... Chị bày giấy vẽ, đồ chơi, xếp hình, dặn dò con đủ điều, cơm nấu sẵn trong nồi. Đứa bé gào khóc không chịu.

Chị gửi chìa khóa cho một bác lớn tuổi cùng khu trọ, nhờ bác lâu lâu qua cửa sổ nói chuyện, nhắc thằng bé uống nước giúp. Lỡ có chuyện gì, nhờ bác mở cửa giúp, gọi điện cho con. Chị cầm điện thoại của bác hàng xóm, xem lại số điện thoại của mình đã được lưu chưa.

Bác hàng xóm cũng cảnh báo: "Tao không ở nhà thường xuyên đâu, tao còn đi ra đi vào, rồi hay ngủ quên nữa". Chị cũng chỉ biết gật đầu, nhờ được đến đâu hay đến đó.

Quệt nước mắt chảy ngang, rời chỗ trọ đi làm, chị tự nhủ, trưa nay, sẽ tranh thủ chạy về xem tình hình con thế nào. Nhưng những hôm sau thì không thể, làm ở công ty không dễ chạy đi chạy lại như vậy.

Người mẹ tâm tư, biết vậy là không an toàn cho con nhưng không còn lựa chọn nào khác. Chị không dám nghĩ đến những điều không hay nhưng lỡ có chuyện gì, chị sẽ khó tha thứ cho mình. Như lời chị nói: "Tôi vì mưu sinh, kiếm tiền mà bỏ rơi con".

Chị lo tai nạn, hỏa hoạn rồi bao nhiêu thứ không lường được có thể xảy ra với một đứa trẻ bị nhốt trong nhà chứ không phải là chủ quan, không biết.

Nhưng đặt sự an toàn của con lên trên hết lúc này trở thành lý thuyết với hoàn cảnh gia đình chị. Nếu đặt sự an toàn của con lên trên hết, tính mạng là ưu tiên hàng đầu thì chỉ có cách chị hoặc chồng nghỉ việc để giữ con. Nhưng như vậy, cả gia đình sẽ rơi vào đường cùng. Nên chị vẫn phải chọn phương án may rủi...

Sáng nay, ngày đầu tiên học sinh TP. Hồ Chí Minh nghỉ dịch tránh Covid-19. Khi nhiều phụ huynh đang quay cuồng với việc gửi con để đi làm, tôi đọc được thông tin, Viện nghiên cứu Đời sống xã hội (Viện SocialLife) đang thực hiện tiến hành một khảo sát nhanh về áp lực tâm lý của người dân Việt Nam trong đại dịch Covid-19.
TIN LIÊN QUAN
Phụ huynh cũng 'khát' thành tích thì căn bệnh trầm kha này đến bao giờ mới khỏi?
Chống Covid-19, chúng ta có thực sự hiểu rõ nguy cơ từ bài học Ấn Độ?
Nhìn từ dịch Covid-19 ở Ấn Độ, nghĩ về trách nhiệm xã hội trong kỳ nghỉ lễ
(theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, sẽ lên trên 2.800 USD trước Giáng sinh, do mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III?

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Giá vàng lại tăng dựng đứng, mối đe dọa gia tăng của Thế chiến thứ III, vàng sẽ lên trên 2.800 trước Giáng sinh?
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Quốc hội Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Campuchia thúc đẩy triển khai hiệu quả các hiệp ước, hiệp định, thỏa thuận đã ký kết.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động