Dịch giả Nguyễn Quốc Vương: Nếu không có cải cách cơ bản, môn Lịch sử sẽ ở tình thế 'tiến thoái lưỡng nan'

Nguyệt Hà
Nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, để học sinh yêu thích môn Lịch sử thì giáo viên phải chủ động tái cơ cấu nội dung sách giáo khoa cho phù hợp với nhận thức của học sinh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lịch sử
Dịch giả Nguyễn Quốc Vương cho rằng, nếu không có cải cách cơ bản, môn Lịch sử đang ở tình thế "lưỡng nan", trở thành môn "lựa chọn" cũng dở mà trở thành môn "bắt buộc" cũng dở.

Ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của môn Lịch sử?

Môn Lịch sử - nếu được dạy như môn môn khoa học thực sự luôn có ý nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh nào vì nó giúp cho người công dân có khả năng hiểu xã hội hiện tại, từ đó có thái độ, hành động phù hợp giúp cho cuộc sống của mình và xã hội tốt lên.

Nếu Lịch sử là môn “lựa chọn” sẽ để lại những hệ lụy gì, theo ông?

Đương nhiên, nếu Lịch sử được dạy tốt, như một môn khoa học thì ở THPT học sinh vẫn phải học như Toán, Lý, Hóa, Văn…

Nếu chỉ có một bộ phận học sinh học thì đương nhiên sẽ để lại nhiều hệ lụy vì ở giai đoạn trung học phổ thông, lý tính của học sinh được phát triển hoàn thiện. Học sinh sẽ có điều kiện đào sâu, tìm hiểu kĩ Lịch sử theo chuyên đề gắn với các vấn đề của xã hội đương đại để chuẩn bị cho việc trở thành người công dân độc lập.

Tuy nhiên, nếu môn Sử không có cải cách cơ bản thì “lựa chọn” là một giải pháp tình thế giảm áp lực cho cả học sinh và cơ quan quản lý giáo dục.

Nhưng tôi không nghĩ giải pháp này sẽ có hiệu quả lâu dài. Nếu không có cải cách cơ bản, môn Sử đang ở tình thế "lưỡng nan", trở thành môn "lựa chọn" cũng dở mà trở thành môn "bắt buộc" khi không có chuyển biến gì cũng không ổn.

Là người nghiên cứu, viết và dịch nhiều sách về đất nước Nhật Bản, ông có thể cho biết ở Nhật Bản - họ dạy Lịch sử thế nào?

Ở Nhật tồn tại hai kiểu giáo dục lịch sử: Giáo dục lịch sử kiểu thông sử và giáo dục lịch sử kiểu nghiên cứu xã hội.

Giáo dục lịch sử kiểu thông sử là kiểu dạy sử theo biên niên sự kiện như trong nhà trường của chúng ta.

Giáo dục lịch sử kiểu nghiên cứu xã hội là giáo dục lịch sử theo chuyên đề và theo kiểu “lội ngược dòng”. Lịch sử theo chuyên đề là lịch sử phương tiện giao thông, lịch sử trang phục, lịch sử toàn cầu hóa, lịch sử chữ viết… Lịch sử "lội ngược dòng" là lịch sử được thiết kế với nội dung lấy các vấn đề trong xã hội đương đại làm điểm xuất phát để lần tìm lại lịch sử nhằm lý giải và giải quyết nó.

Vì vậy, ở Nhật Bản, môn Lịch sử được dạy trong môn Nghiên cứu xã hội ở tiểu học và đến trung học cơ sở thì môn Nghiên cứu xã hội phân nhánh thành “Lĩnh vực địa lý”, “Lĩnh vực lịch sử” và “Lĩnh vực công dân”.

Các trường bố trí cách dạy ba môn này khác nhau, tự chủ.

Thông thường các trường sẽ dạy “Lịch sử”, “Địa lý” trước ở hai lớp đầu cấp, sau đó dạy “công dân” ở cuối cấp (lớp 9). Mục đích là để học sinh có nền tảng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề tổng hợp. Lên THPT, môn Lịch sử sẽ là môn học độc lập phân ra làm Lịch sử thế giới và Lịch sử Nhật Bản.

Trong từng phân môn này lại chia ra làm Lịch sử Nhật Bản A, Lịch sử Nhật Bản B, Lịch sử thế giới A, Lịch sử thế giới B với sự phân bố nội dung, cách tiếp cận khác nhau cho học sinh lựa chọn.

Tất nhiên, môn Lịch sử ở cấp học này là bắt buộc với mọi học sinh (mọi học sinh đều học nhưng có lựa chọn phân môn khác nhau).

Việt Nam có thể học được kinh nghiệm gì từ Nhật Bản, theo ông?

Việt Nam có thể học được nhiều thứ, ví dụ như việc dạy Lịch sử không phải là dạy lại nội dung thông tin trong sách giáo khoa cho học sinh nhớ, hiểu, thuộc mà phải hướng dẫn học sinh cách thức làm việc của nhà sử học để tự xây dựng nên hình ảnh lịch sử của chính bản thân mình. Cách thức tiếp cận theo hướng Nghiên cứu xã hội cũng nên được tiếp thu.

Dạy Lịch sử ở ta từ trước đến nay thường chỉ là thông sử. Nó lặp đi lặp lại và gây nhàm chán. Lý luận giáo dục lịch sử ở Việt Nam cách thế giới rất xa. Những người dạy lý luận giáo dục lịch sử ở đại học và giáo viên dạy lịch sử phải dám nhìn vào sự thật này để học hỏi và thay đổi.

Là tác giả của những cuốn sách nổi tiếng như “Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản”, “Môn sử không chán như em tưởng”,… ông có thể chia sẻ, cần làm thế nào để học sinh tiếp cận dễ dàng và yêu thích môn Lịch sử hơn?

Để học sinh yêu thích môn Lịch sử thì giáo viên phải chủ động tái cơ cấu nội dung sách giáo khoa cho phù hợp với nhận thức của học sinh (theo vùng miền, trường, lớp), phải tự mình nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra các tư liệu chìa khóa. Việc học Lịch sử phải gắn liền với việc tìm kiếm và xử lý tư liệu để học sinh giải mã, đọc hiểu nó từ đó có nhận thức lịch sử khoa học.

Nếu thuần túy là truyền đạt tới học sinh nhận thức của giáo viên thì nó sẽ trở thành môn học nhồi nhét và ép buộc ghi nhớ. Nó khiến cả học sinh và giáo viên chán nản. Học sinh phải được giáo viên hướng dẫn để có tư duy, phương pháp làm việc như một nhà sử học nhỏ tuổi.

Giáo viên cũng cần tôn trọng sự biểu đạt của học sinh và tạo ra môi trường dân chủ cho học sinh tranh luận, từ đó mài sắc nhận thức lịch sử, tiến tới nhận thức khoa học, thực chứng, logic hơn.

Từ kinh nghiệm của mình, theo ông, đâu là điểm quan trọng nhất để học sinh không còn “sợ” môn Lịch sử?

Đó là phải thừa nhận sự đa dạng trong nhận thức lịch sử của học sinh, từ đó chú trọng vào hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp của nhà sử học và mài sắc tư duy lịch sử thay vì nhồi nhét thông tin-sự kiện, thứ học sinh có thể dễ dàng tra cứu bằng sách, máy tính.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nhà nghiên cứu giáo dục, dịch giả Nguyễn Quốc Vương đã dịch và viết khoảng 70 cuốn sách về giáo dục, lịch sử, văn hóa. Một số cuốn tiêu biểu như:

- Sách dịch: Cải cách giáo dục Việt Nam, Phẩm cách quốc gia, Thư nhà…

- Sách viết: Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm, Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản, Môn sử không chán như em tưởng, Đường xa nghĩ về giáo dục Việt Nam, Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam…

Giải thưởng: Giải Sách Hay 2020 dành cho cuốn sách Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí: Bộ trưởng nói thế là đúng nhưng giá sách như vậy đã trở thành gánh nặng với nhân dân

Đại biểu Nguyễn Anh Trí: Bộ trưởng nói thế là đúng nhưng giá sách như vậy đã trở thành gánh nặng với nhân dân

Đại biểu Nguyễn Anh Trí băn khoăn, nhiều trường được chọn bộ sách giáo khoa dạy cho từng cấp học, trong từng năm. Ngoài ra, ...

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa: Môn Lịch sử càng quan trọng hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa: Môn Lịch sử càng quan trọng hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa

Chia sẻ với báo Thế giới & Việt Nam, TS. Phạm Trọng Nghĩa, ĐBQH thuộc Đoàn Lạng Sơn, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên vùng biển phía Nam khu vực Nam Biển Đông, gió giật cấp 8, sóng cao 3-5m

Sáng nay (ngày 21/12), một vùng áp thấp trên vùng biển phía Nam của khu vực Nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Biến đổi khí hậu, khô cằn, hạn hán khiến 1,8 triệu người Kenya cần hỗ trợ nhân đạo

Số trường hợp cần hỗ trợ nhân đạo tại Kenya lên tới 1,8 triệu người vào tháng 12, so với 1 triệu người ở tháng 7, đặc biệt là 23 vùng khô cằn.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao ‘Nhà đồng đội’ tại Cà Mau

Ngôi 'Nhà đồng đội' có diện tích 90m2, sau hơn 2 tháng thi công được hoàn thành được Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân bàn giao.
Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Những người giàu nhất thế giới - Những tỷ phú hàng đầu 2024

Theo danh sách tỷ phú của CEOWORLD Magazine, tính đến ngày 17/12/2024, Elon Musk là người giàu nhất thế giới, tiếp theo là Jeff Bezos và Larry Ellison
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Phiên bản di động