Điểm danh những dấu ấn giáo dục năm 2023

Phi Yến
Trong năm 2023, ngành Giáo dục có nhiều thành tích nổi bật, nhiều điểm mới như bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, Ngoại ngữ trở thành môn tự chọn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Điểm danh những dấu ấn giáo dục năm 2023
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục. (Nguồn: VGP)

Cùng điểm lại những dấu ấn của ngành giáo dục trong năm 2023:

1. Ngoại ngữ - môn thi tự chọn ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Ngày 28/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã có Quyết định về việc phê duyệt "Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025".

Theo đó, thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12, bao gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.

Theo phương án chính thức của Bộ GD&ĐT, dù là môn học bắt buộc ở cấp trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, Ngoại ngữ và Lịch sử được xếp vào nhóm môn thi tự chọn. Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vẫn sẽ được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ GD&ĐT.

2. Nhức nhối nạn bạo lực học đường

Năm 2023 ghi nhiều dấu ấn về những đổi mới và thành tựu của ngành giáo dục nhưng tình trạng bạo lực học đường vẫn còn nhức nhối, gây bức xúc dư luận. Hàng loạt các vụ bạo hành của học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên đã được điểm tên.

Có thể kể đến các vụ như vụ cô giáo ở Tuyên Quang bị cả lớp lăng mạ, ném dép vào mặt; nam sinh lớp 7 ở Vũng Tàu đâm bạn nữ cùng lớp rồi tự tử; sinh viên IT đâm chết 2 nữ sinh cấp 3; vụ nam sinh lớp 7 ở Trường THCS Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội bị nhóm bạn đánh đến mức phải nhập viện điều trị rối loạn tâm thần hay vụ nam sinh lớp 8 bị bạn tác động vào vùng kín ở Ứng Hoà, Hà Nội.

Theo thống kê từ Bộ GDĐT, từ tháng 9/2021 đến đầu tháng 11/2023, trên cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan đến 2.016 học sinh, trong đó có 854 học sinh nữ. Bình quân 50 cơ sở giáo dục thì xảy ra một vụ bạo lực học đường. Đáng chú ý, các vụ việc bạo lực học đường với số lượng lớn học sinh tham gia chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Bạo lực học đường xảy ra cả trong và ngoài trường học...

3. Thành tích "khủng" trên trường quốc tế

Theo đại diện Bộ GD&ĐT, năm 2023 là một năm gặt hái nhiều thành tích xuất sắc của các đội tuyển tham dự Olympic quốc tế, khu vực và Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế. Cụ thể, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự với 36 lượt học sinh tham gia gồm 1 đoàn Tin học tham dự Olympic khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 1 đoàn Vật lí tham dự Olympic khu vực Châu Á và 5 đoàn tham dự Olympic quốc tế gồm Toán, Hóa học, Sinh học, Vật lý và Tin học.

Các đoàn học sinh Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc với 8 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 12 Huy chương Đồng và 4 Bằng khen. Các đoàn học sinh của Việt Nam dự thi liên tục nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất và có nhiều học sinh Việt Nam đạt điểm số cao nhất.

Nhằm ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực của thầy và trò các đội tuyển, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký quyết định tặng Bằng khen cho 5 học sinh, 5 tập thể và 37 thầy cô giáo.

3. Tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW

Giữa tháng 12/2023, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Theo Báo cáo của Bộ GD&ĐT, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, ngành giáo dục đã đạt một số kết quả quan trọng như: hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện đã được ban hành tương đối toàn diện, bao quát; hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân; ban hành và tổ chức triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chuyển từ nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh; triển khai một chương trình nhiều sách giáo khoa và xã hội hóa trong biên soạn, phát hành sách giáo khoa bước đầu tạo chuyển biến tích cực; đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, giáo dục nghề nghiệp ngày càng thực chất và hiệu quả hơn…

Bên cạnh kết quả đạt được, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29, vẫn còn những tồn tại, hạn chế như công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

Việc thể chế hóa Nghị quyết 29-NQ/TW còn chậm, thiếu tính đồng bộ và liên thông giữa các chính sách liên quan với các chính sách mới về giáo dục và đào tạo; thiếu các cơ chế, chính sách ưu tiên cho giáo dục và đào tạo, chưa thể hiện được quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo còn hạn chế; việc thực hiện tự chủ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo còn gặp nhiều khó khăn.

Những dấu ấn giáo dục năm 2023
Cô giáo Phạm Thị Thanh Thủy bên học trò của mình.

4. Tăng lương giáo viên

Từ ngày 1/7/2023, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Do vậy lương giáo viên cũng đã được điều chỉnh từ thời điểm này.

Lương hiện nay của giáo viên như sau: Ở các bậc Tiểu học, THCS, THPT, lương thấp nhất là 4,212 triệu đồng và cao nhất là 12,204 triệu đồng. Với giáo viên bậc Mầm non, lương thấp nhất là 3,780 triệu đồng và cao nhất là 11,484 triệu đồng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã cho biết trước Quốc hội, tiền lương của giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương khối hành chính sự nghiệp khi cải cách tiền lương. Nhìn tổng thể thu nhập của nhà giáo hiện nay bao gồm tiền lương, cộng các khoản phụ cấp chức danh nghề nghiệp. Nhìn chung mức tiền lương của giáo viên đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp.

5. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Đến năm 2023, Bộ GD&ĐT đã thu thập được thông tin của 100% trường học (khoảng 53.000 trường) ở bậc mầm non và phổ thông: với 1,6 triệu hồ sơ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; 2,4 triệu hồ sơ, kết quả học tập của học sinh, thông tin về thể chất của học sinh; Kết nối (API) với hơn 17.083 trường học....

Đặc biệt, Bộ GD&ĐT đã triển khai cơ sở dữ liệu giáo dục đại học (HEMIS): Thu thập, số hoá dữ liệu của 442 cơ sở đào tạo, 152.470 giảng viên, 2.102.165 người học. Đồng thời, thu thập dữ liệu về nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất, tài chính, hợp tác với doanh nghiệp, hợp tác quốc tế.

Ngoài ra, Bộ cũng đã có nhiều giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành; đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành giáo dục. Về chuyển đổi số trong dạy và học, Bộ GD&ĐT đã thực hiện hơn 7000 bài giảng E-learning và video bài giảng, thực hiện bản điện tử toàn bộ các bộ sách giáo khoa phổ thông.

Về giáo dục đại học, Bộ cùng các trường đại học xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến mở, dùng chung cho các trường đại học (MOET-MOOC).

Điểm danh những dấu ấn giáo dục năm 2023
Ngành giáo dục năm 2023 gặt hái được nhiều thành công, đổi mới, được giáo viên, học sinh, phụ huynh và các chuyên gia ủng hộ. (Ảnh: Phạm Thị Thanh Thủy)

6. Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2023 về tuyển dụng và quản lý viên chức, trong đó sửa đổi tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Với Nghị định này, chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức, thay vào đó sẽ xét thăng hạng. Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện.

Theo đó, viên chức phải được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định.

Trước đó, vào tháng 8, hàng nghìn giáo viên Hà Nội và một số tỉnh thành cả nước gửi đơn kiến nghị bỏ thi thăng hạng và bỏ quy định 9 năm đại học. Ngay sau khi có quyết định bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên cả nước vui mừng ủng hộ.

7. Biên soạn một bộ sách giáo khoa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mới đây ký ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT tổng kết việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, trên cơ sở đó đề xuất phương án, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội việc tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội trong năm 2025; ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá thành sách giáo khoa; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

8. Lần đầu tiên, Bộ trưởng GD&ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục

Ngày 15/8/2023, Bộ GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục".

Sự kiện được tổ chức trực tuyến để tất cả các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục cả nước có thể tham dự. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD&ĐT, kết nối với các tỉnh, thành phố qua 63 điểm cầu của các Sở GD&ĐT và hơn 400 điểm cầu của các đại học, trường đại học.

Tại chương trình, các giáo viên đã có dịp chia sẻ, đưa ra nhiều kiến nghị liên quan đến chính sách nhà giáo được đề cập như định mức, lương, phụ cấp nhà giáo; quy định tuổi nghỉ hưu nghề giáo; chính sách đặc thù cho các giáo viên mầm non; chính sách, vị trí việc làm cho nhân viên trong các nhà trường…

Giáo viên thời số hóa...

Giáo viên thời số hóa...

Xã hội phát triển, vai trò, vị trí của giáo viên sẽ thay đổi theo xu thế. Điều cốt lõi là họ phải luôn biết ...

Để trẻ em không sa vào 'hố đen' trên thế giới ảo...

Để trẻ em không sa vào 'hố đen' trên thế giới ảo...

Để trẻ em không bị sa vào "hố đen" trên thế giới ảo, vấn đề quan trọng là cần giáo dục các em cách ứng ...

GS. Trần Xuân Bách vào top 10 Ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc thế giới năm 2023

GS. Trần Xuân Bách vào top 10 Ngôi sao khoa học đang lên xuất sắc thế giới năm 2023

GS. Trần Xuân Bách là nhà khoa học của Việt Nam duy nhất có mặt trong top 10 bảng xếp hạng Best Rising Stars of ...

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã tiệm cận với các phương án tổ chức thi của các quốc gia

Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã tiệm cận với các phương án tổ chức thi của các quốc gia

Phương án trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 về cơ bản cũng đã tiếp thu và tiệm cận đến với các phương án ...

10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2023

10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2023

Ngày 25/12, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12: Yen Nhật đón tin xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ nhưng vẫn đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Yen Nhật.
Đếm ngược thời điểm Ukraine 'buông tay' Nga, Tổng thống Putin nói 'không còn thời gian'

Đếm ngược thời điểm Ukraine 'buông tay' Nga, Tổng thống Putin nói 'không còn thời gian'

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, không còn thời gian trong năm nay để ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt mới với Ukraine.
HLV Kim Sang Sik tiếc bàn thắng hụt, hết lời khen thủ môn Đình Triệu

HLV Kim Sang Sik tiếc bàn thắng hụt, hết lời khen thủ môn Đình Triệu

HLV Kim Sang Sik không chỉ trích trọng tài nhưng tiếc nuối khi bàn thắng của Xuân Son không được công nhận và hết lời khen thủ môn Đình Triệu.
Chương trình đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Chương trình đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Thông tư 35/2024/TT-BGTVT đã có nội dung quy định về nội dung chương trình đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025.
Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn và đạn diệt hạm Sông Hồng do Việt Nam sản xuất có gì đặc biệt?

Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn và đạn diệt hạm Sông Hồng do Việt Nam sản xuất có gì đặc biệt?

Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn (VCS-01) và đạn tên lửa hành trình diệt hạm Sông Hồng là do Việt Nam nghiên cứu, phát triển và sản ...
Xuân Son khẳng định trọng tài tước siêu phẩm bàn thắng

Xuân Son khẳng định trọng tài tước siêu phẩm bàn thắng

Xuân Son ghi bàn thắng đẹp mắt ở phút 84 trong trận gặp Singapore nhưng trọng tài không công nhận vì cho rằng, bóng chạm tay tiền đạo Việt Nam.
Chương trình đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Chương trình đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Thông tư 35/2024/TT-BGTVT đã có nội dung quy định về nội dung chương trình đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025.
Mẹo đơn giản làm chăn ấm tự nhiên trong mùa Đông

Mẹo đơn giản làm chăn ấm tự nhiên trong mùa Đông

Giũ chăn, trải chăn đúng cách và dùng chai nước nóng, bạn có thể giữ ấm chăn trong mùa Đông mà không cần sử dụng điện.
Những em bé Khâm Thiên năm ấy và tình người trên vùng đất cháy

Những em bé Khâm Thiên năm ấy và tình người trên vùng đất cháy

Đã 52 năm trôi qua, 'vết sẹo' Khâm Thiên vẫn còn âm ỉ trái tim của những cô bé, cậu bé thời ấy rồi theo họ trưởng thành...
Những trường hợp phải thực hiện xác minh giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Những trường hợp phải thực hiện xác minh giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về dung về các trường hợp phải thực hiện xác minh giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
Điều kiện hưởng BHXH một lần từ ngày 1/7/2025

Điều kiện hưởng BHXH một lần từ ngày 1/7/2025

Để được hưởng BHXH một lần từ ngày 1/7/2025 thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Quy định về màu sắc, seri biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước từ 1/1/2025

Quy định về màu sắc, seri biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước từ 1/1/2025

Bài viết sau có có nội dung quy định về màu sắc, seri biển số xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước từ ngày 1/1/2025 theo Thông tư 79/2024/TT-BCA.
Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày

Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày

Tiến sĩ về giấc ngủ Sophie Bostocks chỉ ra thiếu ngủ kéo dài gây lão hóa da, gù lưng, tích trữ mỡ nội tạng và rụng tóc.
Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025

Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025

Chú trọng protein, thực phẩm chống viêm, nguồn gốc thực vật, cắt giảm đường... là những xu hướng trong chế độ ăn uống được lựa chọn ở năm 2025.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
Phiên bản di động