“Điểm nghẽn” trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc

Nếu hai bên không nhanh chóng khôi phục lòng tin lẫn nhau, bất kỳ nỗ lực để phục hồi quan hệ hai bên trong 25 năm tiếp theo sẽ là vô cùng khó khăn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
diem nghen trong quan he asean trung quoc Cuộc họp lần thứ 12 các quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc
diem nghen trong quan he asean trung quoc Định vị sáng tối trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN

Ông Kavi Chongkittavorn, chuyên gia tại Học viện an ninh và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Chulalongkorn, Thái Lan đã nhận định như vậy trong bài viết đăng tải trên the Nation ngày 13/6. Bài viết được đưa ra trong bối cảnh các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc tổ chức cuộc họp đặc biệt tại Trung Quốc từ ngày 13-14/6.

diem nghen trong quan he asean trung quoc
Chuyên gia Kavi Chongkittavorn. (Nguồn: Flickr)

Thiếu sự tin tưởng lẫn nhau

Khi Trung Quốc lần đầu tiên tham dự cuộc họp của ASEAN tại Kuala Lumpur, Malaysia vào năm 1991, không ai có thể dự đoán rằng quan hệ Trung Quốc - ASEAN sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ, trở thành một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong số 11 quan hệ đối tác đối thoại của ASEAN.

Hiện nay, khi Trung Quốc và ASEAN đã tự tin hơn và cả đôi bên đều có được vị thế khu vực và quốc tế cao hơn, cả hai vẫn cần đến nhau. Hai bên có thể dễ dàng hài hòa các nhu cầu và lợi ích kinh tế và an ninh. Tuy nhiên, hiện nay quan hệ ASEAN -Trung Quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những tranh chấp kéo dài ở Biển Đông và quan trọng nhất là sự thiếu tin tưởng ngày càng tăng, làm suy yếu nền tảng vững chắc của mối quan hệ.

Nếu hai bên không nhanh chóng khôi phục lòng tin lẫn nhau, bất kỳ nỗ lực để phục hồi quan hệ hai bên trong 25 năm tiếp theo sẽ là vô cùng khó khăn. Tầm nhìn dài hạn của Trung Quốc về mối quan hệ hòa bình và thịnh vượng với ASEAN sẽ khó thành hiện thực. Hơn bao giờ hết, cả hai bên cần có tầm nhìn táo bạo hơn để có thể giúp điều chỉnh quan hệ bất đối xứng hiện tại trở nên bình đẳng hơn và thoát khỏi “ngõ cụt” về ngoại giao hiện tại. Ở thời điểm này, cách tiếp cận “có người thì không có ta” sẽ chỉ dẫn đến những hậu quả tai hại.

Các cường quốc lớn khác, đặc biệt là Mỹ và Nga, đã đặt ra sân chơi bình đẳng với các nước ASEAN. Điều đó được thể hiện qua Tuyên bố Sunnylands (ASEAN - Mỹ) và Tuyên bố Sochi (ASEAN - Nga), đây là các tầm nhìn bao quát và mang tính gắn bó chặt chẽ giữa các cặp quan hệ. Như vậy, Tuyên bố Vientiane vào tháng 9 sắp tới của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc phải vượt qua hai tuyên bố trên cả về nội dung và cam kết.

Trong khi đó, cuộc họp đặc biệt tại Côn Minh, Trung Quốc giữa các Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông giúp truyền động lực cho mối quan hệ trong tương lai của hai bên, là cơ hội hiếm có cho tất cả các bên liên quan hợp tác để khôi phục lòng tin.

diem nghen trong quan he asean trung quoc
Các ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc họp tại Côn Minh, Trung Quốc. (Nguồn: TTXVN)

ASEAN và Trung Quốc đều hiểu rất rõ quan điểm chủ đạo của mỗi bên về vấn đề Biển Đông. Do đó, hai bên phải tiếp tục những nỗ lực tập trung vào các biện pháp tăng cường nền tảng và các quan điểm chung đã được xác định trong những cuộc tham vấn trước đó, cũng như khảo sát các sáng kiến mới.

Bất đồng tại Biển Đông

Cả hai bên cũng phải giải quyết cái gọi là "những vấn đề phức tạp và quan trọng" liên quan đến việc hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC). Sự chậm trễ của COC sẽ làm lãng phí cơ hội để giúp hai bên xây dựng lòng tin vốn rất cần thiết tại thời điểm này.

Ngoài ra, để loại bỏ các nguy cơ xung đột phát sinh từ những căng thẳng ở Biển Đông, ASEAN và Trung Quốc có thể đồng ý với đề nghị của Singapore, nước giữ vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN - Trung Quốc, về việc mở rộng phạm vi của Bộ Quy tắc ứng xử cho các tình huống bất ngờ trên biển (CUES). Singapore đã đề xuất đưa vấn đề tuần tra biển (tàu màu trắng) vào CUES. Trong tương lai, quy tắc này cũng nên bổ sung thêm cả vấn đề tàu đánh cá trá hình được sử dụng trong các hoạt động quân sự. Rõ ràng, các nước ASEAN và Trung Quốc đều thấy rõ lợi ích của việc áp dụng CUES để ngăn ngừa các sự cố và những hiểu lầm có thể xảy ra ở Biển Đông.

Một điểm gây tranh cãi khác là quyết định đang được mong đợi tại Tòa Trọng tài thường trực (PCA). ASEAN chắc chắn sẽ đưa ra lập trường chung liên quan đến phán quyết của PCA. Tuy nhiên, chưa biết lập trường chung này sẽ được đưa ra trước hay sau khi phán quyết được công bố. Song chắc chắn, lập trường sẽ mang giai điệu trung tính, phản ánh các giá trị và quan điểm ASEAN như giải quyết hòa bình các tranh chấp; tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn khẳng định không chấp nhận bất cứ một phán quyết nào được đưa ra bởi PCA đối với vụ việc này.

Hai bên đã đưa ra Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về quan hệ Đối tác chiến lược vì Hòa bình và Thịnh vượng 2016-2020, dài 23 trang và được thông qua hồi cuối tháng 11/2015. Tài liệu này nêu rõ chi tiết về 210 kế hoạch hành động bao gồm toàn bộ các phương diện của mối quan hệ hai bên, bao gồm cả ''Sáng kiến Một Vành đai, Một con đường” và hoạt động kết nối khác. Tuy nhiên, tất cả sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu hai bên không thể thoát khỏi tình thế khó khăn hiện tại.

diem nghen trong quan he asean trung quoc Thủ tướng phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ, Hội nghị ASEAN-Trung Quốc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ Triển lãm ASEAN-Trung Quốc lần thứ 10 và Hội ...

diem nghen trong quan he asean trung quoc Thủ tướng dự Hội nghị thương mại ASEAN-Trung Quốc

Nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sáng 2/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu ...

diem nghen trong quan he asean trung quoc Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc lên tầm cao mới

Báo Thế giới & Việt Nam xin giới thiệu tóm tắt nội dung phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội ...

Thu Hiền (theo The Nation)

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024: Thị trường ‘quay xe’, nhập khẩu hồ tiêu vào Việt Nam từ quốc gia Đông Nam Á này tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024: Thị trường ‘quay xe’, nhập khẩu hồ tiêu vào Việt Nam từ quốc gia Đông Nam Á này tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 11/10/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 148.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/10/2024: Giá vàng thế giới tăng vững chắc, vàng trong nước trượt sâu; Nga gom kim loại quý lập 'kho dự trữ khủng' làm gì?

Giá vàng hôm nay 11/10/2024: Giá vàng thế giới tăng vững chắc, vàng trong nước trượt sâu; Nga gom kim loại quý lập 'kho dự trữ khủng' làm gì?

Giá vàng hôm nay 11/10/2024: Giá vàng thế giới tăng vững chắc, vàng trong nước trượt sâu; Nga gom vàng lập kho khủng làm gì?
Đại sứ Bỉ đồng chủ trì họp báo Lễ hội văn hoá và ẩm thực Bỉ 2024 tại Hải Phòng

Đại sứ Bỉ đồng chủ trì họp báo Lễ hội văn hoá và ẩm thực Bỉ 2024 tại Hải Phòng

Tiếp nối thành công của những năm trước, Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực Bỉ 2024 (B. Fest 2024) sẽ trở lại lần thứ 4 tại Cung Văn hóa ...
Đêm hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru

Đêm hòa nhạc đặc biệt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru

Đại sứ quán Peru tại Việt Nam tổ chức đêm hòa nhạc đặc biệt 'Q' pop & Quechua Concert' vào ngày 23/10 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Tin thế giới 10/10: Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tin thế giới 10/10: Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hồi ức chiến sĩ Đoàn quân Tiên phong

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hồi ức chiến sĩ Đoàn quân Tiên phong

Đã 70 năm trôi qua nhưng những ngày tiếp quản Thủ đô mãi là ký ức không thể nào quên với chiến sĩ thuộc Đại đoàn 308.
Tin thế giới 10/10: Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Tin thế giới 10/10: Nga giao S-400 cho Iran, Israel nổ súng vào lực lượng LHQ, Ukraine cho người nước ngoài tham gia quân đội

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hoãn hợp đồng với Đức, Thụy Sỹ 'nhường' vũ khí cho Ukraine

Hoãn hợp đồng với Đức, Thụy Sỹ 'nhường' vũ khí cho Ukraine

Thụy Sỹ đồng ý hoãn thực hiện hợp đồng với Đức về việc bàn giao súng phóng lựu chống tăng cho đến năm 2026 để các loại vũ khí này được chuyển đến Ukraine.
Tổng thống Putin chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ

Tổng thống Putin chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ

Ngày 10/10, Tổng thống Vladimir Putin đã ký lệnh chính thức miễn nhiệm Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ Anatoly Antonov.
Anh siết chặt biện pháp hạn chế thương mại với Nga

Anh siết chặt biện pháp hạn chế thương mại với Nga

Chính phủ Anh ngày 10/10 thành lập Văn phòng thực thi các biện pháp trừng phạt thương mại (OTSI).
Sudan: Mỹ tăng 'đòn' lên phe bán quân sự, Ai Cập 'kêu oan' vì bị đổ tội không kích

Sudan: Mỹ tăng 'đòn' lên phe bán quân sự, Ai Cập 'kêu oan' vì bị đổ tội không kích

Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với một lãnh đạo cấp cao của Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự ở Sudan.
Hội đàm cấp thủ tướng Trung Quốc-Australia: Bắc Kinh cam kết về hòa bình khu vực, Canberra thu kết quả lớn

Hội đàm cấp thủ tướng Trung Quốc-Australia: Bắc Kinh cam kết về hòa bình khu vực, Canberra thu kết quả lớn

Trung Quốc sẽ dỡ bỏ trừng phạt hoạt động buôn bán tôm hùm của Australia, động thái này báo hiệu sự kết thúc cuộc chiến thương mại giữa hai nước
Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Giải Nobel – Di sản của một thiên tài

Nobel, giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới được trao cho các cá nhân và tổ chức đạt những thành tựu lớn lao cho nhân loại theo ý nguyện của Alfred Nobel.
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Điểm mặt, chỉ tên những 'vật báu' trong tay Ukraine, chỉ cần phương Tây 'gật đầu' chắc chắn sẽ làm nên chuyện

Ukraine sở hữu nhiều loại vũ khí quan trọng nhưng vẫn đang nỗ lực thuyết phục phương Tây đồng ý cho sử dụng để tấn công vào sâu lãnh thổ Nga.
Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Vì sao Iran không do dự đưa xung đột với Israel 'ra ánh sáng', thể diện là một chuyện nhưng có điều quan trọng hơn?

Iran và Israel đang bước vào một cuộc xung đột trực diện ngày càng rõ ràng. Iran rõ ràng lo lắng trước thái độ 'tất tay' của Israel.
'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

'Món quà' cuối cùng Tổng thống Joe Biden tặng Ukraine, 'nước cờ' cao tay không ai nghĩ tới

Tổng thống Joe Biden đang có những nỗ lực phút chót để hỗ trợ Ukraine trước khi rời Nhà Trắng.
Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Chảo lửa Trung Đông sau một năm xung đột Israel-Hamas: Những gì đã trải qua, những nỗi đau còn mãi

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số khoảnh khắc nổi bật nhất về Trung Đông trong một năm qua, từ cuộc tấn công 7/10 của Hamas vào Israel.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Nếu Seoul muốn trở thành một thế lực lớn hơn trong khu vực, họ phải mở rộng trọng tâm ra ngoài thương mại và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh Biển Đông.
Phiên bản di động