Nhỏ Bình thường Lớn

Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023 giới thiệu nhiều giải pháp, xu hướng mới

Ngày 29/6, tại Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023.
Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023 giới thiệu nhiều giải pháp, xu hướng mới
Toàn cảnh Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023. (Ảnh: Quang Hiếu)

Diễn đàn được tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam; hỗ trợ các chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng và môi trường chia sẻ kiến thức, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm giải pháp công nghệ hiệu quả nhằm tăng cường hiệu suất sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường.

Diễn đàn đặt mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến, đồng thời thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các tổ chức trong và ngoài nước, nhằm đóng góp vào tăng cường năng lực nghiên cứu và đảm bảo phát triển bền vững trong lĩnh vực năng lượng và môi trường.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Phát triển công nghệ năng lượng tiên tiến gắn liền với bảo vệ môi trường đang là xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hướng tới xây dựng một nền kinh tế "xanh" và hiện đại.

Việc phát triển các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo, song hành với các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng trở nên quan trọng trong cơ cấu nguồn năng lượng, qua đó góp phần từng bước giải quyết bài toán nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của Việt Nam; giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, phân tán rủi ro, tăng cường và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích sự phát triển của năng lượng và môi trường tại Việt Nam. Năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2117/QĐ-TTg về Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó 1 trong 4 lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ là năng lượng và môi trường.

Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định số 2117/QĐ-TTg và các quy định khác của pháp luật liên quan để định hướng, ưu tiên bố trí nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ năng lượng và môi trường.

Diễn đàn được chia làm 2 phiên: Phiên tham luận và Phiên tọa đàm. Tại Phiên tham luận, đại diện các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có bài trình bày về các nội dung liên quan tới Xu hướng công nghệ mới và khuyến nghị về nghiên cứu, chuyển giao và làm chủ công nghệ Năng lượng và Môi trường.

Tại phiên tham luận, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ năng lượng và môi trường trong và ngoài nước cũng đã giới thiệu các giải pháp như: Công nghệ trong sản xuất điện rác sinh khối, Hydro xanh và thu hồi carbon; công nghệ xử lý Solar panel; giải pháp kiểm soát vận hành rác thải thành năng lượng và xử lý nước thải được hỗ trợ bởi AI; giảm thiểu tác động của nguồn vRE đến lưới điện hiện nay; giải pháp chuyển đổi Biomass và rác thải thành năng lượng.

Theo đó, các chuyên gia đề xuất, Việt Nam cần hình thành và phát triển thị trường công nghệ năng lượng tái tạo, tạo sự bình đẳng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ năng lượng tái tạo.

Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023 giới thiệu nhiều giải pháp, xu hướng mới
Phiên Toạ đàm của Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023. (Ảnh: Vân Chi)

Tại phiên Tọa đàm, đại diện Cục Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), đại diện Vụ tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương), đại diện Sở Công Thương Hà Nội cũng như một số doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận xoay quanh chủ đề chính sách khoa học và công nghệ cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng, môi trường; chính sách phát triển năng lượng xanh, chuyển đổi năng lượng; định hướng đầu tư và phát triển năng lượng - môi trường của TP. Hà Nội…

Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đối với Hà Nội việc chuyển dịch năng lượng là ưu tiên hàng đầu vì liên quan đầu tiên đến cấp điện cho Thủ đô. Do đó, để bảo đảm việc cấp điện phải đưa ra một loạt tiêu chí, mục tiêu.

“Khi Trung ương có Nghị quyết 55 và liên quan đến các quy hoạch ngành, năng lượng, quy hoạch điện thì chúng tôi là cơ quan nhà nước cũng tham mưu cho Thành ủy, UBND Thành phố ban hành các kế hoạch, chương trình, đề án để triển khai ngay sau khi các chủ trương được ban hành” ông Thắng nói.

Cụ thể, về bảo đảm điện, TP.Hà Nội sử dụng năng lượng chiếm hơn 10% toàn quốc. Đồng thời, Thành phố cũng đang triển khai các dự án về điện rác như dự án điện rác Sóc Sơn, dự án rác thải Seraphin và hiện đang quy hoạch để có 2 nhà máy điện rác nữa ở phía Nam Thành phố, với mục tiêu xử lý hết lượng rác thải gần 8.000 tấn/ngày đêm cho toàn Hà Nội.

Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cũng triển khai hàng loạt sự kiện, chương trình liên quan đến doanh nghiệp, người dân như chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, chương trình sử dụng năng lượng sạch hơn, chương trình hạn chế sử dụng túi nilon trong thương mại và tiêu dùng…

"Chúng tôi đã vận động các doanh nghiệp đi đầu trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp sang sản xuất sạch hơn; đang lấy ý kiến đối với kế hoạch về kinh tế tuần hoàn trên toàn địa bàn Thành phố; cùng đó có kế hoạch triển khai việc sản xuất gắn với bảo đảm môi trường xanh, sạch", Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho hay.

Nhật Bản 'bắt tay' Anh phát triển công nghệ mới cạnh tranh Trung Quốc

Nhật Bản 'bắt tay' Anh phát triển công nghệ mới cạnh tranh Trung Quốc

Ngày 11/2, hãng tin Kyodo dẫn một nguồn tin cho hay, hai công ty viễn thông lớn của Nhật Bản dự kiến sẽ hợp tác ...

TikTok và cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung

TikTok và cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung

Sau nhiều năm tranh cãi, Quốc hội Mỹ đã đến gần hơn với việc thông qua dự luật cấm hoàn toàn TikTok.

Hà Nội mong muốn thu hút đầu tư công-nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ xanh

Hà Nội mong muốn thu hút đầu tư công-nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ xanh

Sáng 21/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đã có buổi tiếp và ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Bộ trưởng Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn hai bên tích cực thúc đẩy hợp tác, chuyển giao công nghệ để cùng thực hiện chuyển ...

Gần 200 doanh nghiệp dự Hội chợ Triển lãm quốc tế Công nghệ Năng lượng – Môi trường Hà Nội 2023

Gần 200 doanh nghiệp dự Hội chợ Triển lãm quốc tế Công nghệ Năng lượng – Môi trường Hà Nội 2023

Từ 28-30/6, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hanoi - Số 91 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ Triển ...