Diễn đàn khởi nghiệp đã trở thành sự kiện thường niên của Chương trình khởi nghiệp Quốc gia, đồng thời là một hoạt động nằm trong dự án “Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng cho Doanh nghiệp mới tại Việt Nam” của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam, với sự tài trợ của Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI phát biểu tại sự kiện. |
Sự kiện có sự tham gia của đại diện lãnh đạo VCCI, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam, UNDP, các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp trên cả nước.
Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia nhấn mạnh, dịch Covid-19 là “sự thức tỉnh”, thế giới sau Covid-19 sẽ không còn là thế giới của ngày hôm qua.
“Ở thế giới mới đó, phát triển bền vững và kinh doanh có trách nhiệm phải được thượng tôn. Khởi nghiệp và tinh thần khởi nghiệp phải là tâm thế của mọi doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp mới và doanh nghiệp đã, đang hoạt đông. Theo đó, mãi mãi là khởi nghiệp để chúng ta có thế giới trường tồn, đồng thời, liêm chính phải được đặt vào trái tim mỗi doanh nhân, muốn kinh doanh có hiệu quả phải để sáng tạo trong bộ não của mình, và phải đặt minh bạch trong yêu cầu đầu tiên của mỗi doanh nghiệp”.
Ông Lộc cho biết, VCCI đề xuất tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN thường niên, hướng tới hình thành mạng lưới khởi nghiệp ASEAN, hướng tới khát vọng xây dựng ASEAN trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của châu Á và thế giới.
Tại Diễn đàn, trong bài phát biểu chính, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen đánh giá cao sáng kiến tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN 2020 của Việt Nam, cũng như sự hợp tác của Chính phủ Anh trong nỗ lực thúc đẩy phát triển và tăng trưởng khởi nghiệp ở khu vực ASEAN và Việt Nam.
Bà Wiesen nhấn mạnh: Với tỷ lệ khởi nghiệp trong ASEAN và động lực đổi mới, phát triển doanh nghiệp, chắc chắn những doanh nhân này sẽ đóng vai trò quan trọng trong hành trình phục hồi kinh tế, xã hội sau đại dịch Covid-19, thậm chí còn đẩy mạnh tiến trình này trong khu vực.
“Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nhân trẻ trong việc đảm bảo tính liêm chính trong kinh doanh và thúc đẩy hoạt động trong kinh doanh bền vững, chúng ta sẽ không chỉ đóng góp vào xây dựng lại nền kinh tế mà còn đạt được một nền văn hóa xã hội đặt quan tâm hàng đầu vào tương lai bền vững cho tất cả mọi người”, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam khẳng định.
Cũng theo bà Caitlin Wiesen, trong bối cảnh Covid-19, chuyển đổi kỹ thuật số đã trở thành động lực quan trọng giúp thúc đẩy các dịch vụ trực tuyến. “Các dịch vụ trực tuyến và chuyển đổi kỹ thuật số có thể đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng và suôn sẻ trong bối cảnh các biện pháp hạn chế về khoảng cách xã hội. Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa được tổ chức tại Hà Nội cũng là Hội nghị Cấp cao ASEAN thường niên đầu tiên được tổ chức trong suốt 53 năm lịch sử”, bà Caitlin Wiesen nói.
Toàn cảnh Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN. |
Trong phiên buổi sáng do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp (VCCI) tổ chức, Diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm về sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của một số nước ASEAN, từ thực tế triển khai của Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ, từ đó tìm ra những giải pháp; mô hình hiệu quả giúp ASEAN trở thành Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở châu Á.
Hiện tại, từng quốc gia ASEAN đang theo đuổi những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp riêng nên cần kết nối với nhau, tạo dựng được một hệ sinh thái khởi nghiệp chung cho ASEAN. Trong khi đó, khu vực ASEAN với lợi thế khoảng 60% dân số dưới 35 tuổi, hứa hẹn tiềm năng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Đặc biệt, Diễn đàn cũng bàn đến một chủ đề rất mới mà VCCI đi tiên phong, đưa vào giảng dạy trong các khóa đào tạo, huấn luyện về giảng viên nguồn cũng như cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đó là kinh doanh liêm chính.
Theo bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư Thiên Thần Việt Nam, Cố vấn đổi mới sáng tạo của Đề án 844 (Bộ Khoa học & Công nghệ), điều kiện tiên quyết để chọn doanh nghiệp đầu tư là phải kinh doanh liêm chính, bởi vì, chỉ khi kinh doanh liêm chính, doanh nghiệp mới tạo được sự minh bạch cho đối tác, cổ đông, nhà đầu tư và khách hàng để phát triển bền vững.
Buổi chiều, Diễn đàn tập trung vào chủ đề: Cơ hội mới trong thời đại kỹ thuật số với các nội dung giới thiệu Dự án Di sản của ASEAN BAC - Digital STARS; Đẩy mạnh áp dụng công nghệ số - thực trạng của Việt Nam; Khởi nghiệp công nghệ ASEAN - Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ (MSME) đảm bảo mục tiêu phát triển bao trùm.
| Khởi nghiệp và mối nguy của những 'cái đầu rỗng' thời 4.0 TGVN. Chia sẻ với TG&VN về phong trào khởi nghiệp trong giới trẻ hiện nay, TS. Bùi Phương Việt Anh đưa ra cảnh tỉnh về ... |
| (Trực tuyến Tọa đàm của Báo TG&VN): Start up 4.0 - Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Sáng 11/9, tại Hà Nội, bên lề Diễn đàn toàn thể (Open Forum) về khởi nghiệp sáng tạo trong thời đại CMCN 4.0 trong khuôn ... |
| Tọa đàm Start up 4.0 - Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo Từ ngày 11 – 13/9, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN) với chủ đề: “ASEAN 4.0: Tinh ... |