Nhỏ Bình thường Lớn

Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023: Phát huy tối đa nội lực, khai thác hiệu quả ngoại lực trong bối cảnh mới

Chiều 19/9, tại Hà Nội, đã diễn ra Phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” và bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023.
Bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023
Các đại biểu dự Phiên toàn thể - tọa đàm cấp cao với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”. (Nguồn: Quốc hội)

Phát biểu tại phiên toàn thể, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia cho biết, kể từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Khó khăn, thách thức mới xuất hiện nhiều hơn là cơ hội, nặng nề hơn so với dự báo, cũng như so với các nhiệm kỳ gần đây. Đó là xung đột Nga-Ukraine, dịch bệnh (nhất là đại dịch Covid-19), thiên tai (khí hậu thất thường, khắc nghiệt và nhiều thiên tai hơn).

Thời kỳ này đã khiến kinh tế-xã hội thế giới và Việt Nam bất thường hơn, bấp bênh và rủi ro hơn - điều mà giới kinh doanh vẫn gọi là thế giới VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ).

Với sự đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều chính sách, giải pháp quyết liệt, quy mô, kể cả chưa có tiền lệ, được các cấp có thẩm quyền ban hành đi kèm việc thành lập, kiện toàn tổ chức - bộ máy chỉ đạo, thực hiện. Do đó, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận.

Theo TS. Cấn Văn Lực, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở là 5,2-5,5%. Với kịch bản tiêu cực là kinh tế thế giới suy thoái nặng hơn, tận dụng được ít các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng dự báo là 4,4-4,5%.

"Tuy nhiên, với kịch bản tích cực là kinh tế thế giới sớm phục hồi và khai thác được các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số, đẩy mạnh liên kết vùng với việc thúc đẩy 2 động lực chính là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), tăng trưởng có thể đạt 5,5-6%", chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhấn mạnh.

bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023.
Toàn cảnh Phiên họp. (Ảnh: GT)

Cũng tại phiên toàn thể, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương TS. Trần Thị Hồng Minh cho rằng, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2023 đã mang lại một số kết quả tích cực.

Trong đó, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng số hóa, xanh hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cơ cấu lại một số lĩnh vực trọng tâm như hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân sách nhà nước và đầu tư công đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà tăng trưởng. Không gian kinh tế được mở rộng, tạo được động lực mới, liền mạch và bền vững hơn.

Việc ban hành và thực hiện các quy hoạch (quốc gia, ngành, vùng) gắn với hoàn thiện thể chế, chính sách liên kết vùng đã tạo điều kiện thúc đẩy dịch chuyển các nguồn lực, phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương. Các loại thị trường tiếp tục phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững hơn….

Phân tích bối cảnh, tình hình hiện nay, TS. Trần Thị Hồng Minh nêu rõ, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, có khát vọng phát triển với tầm nhìn 2045 và lại ở một khu vực châu Á-Thái Bình Dương phát triển năng động. Chính vì vậy, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và an sinh xã hội chính là những nền tảng không thể thiếu, song vẫn phải phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu đề ra, trong đó có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có chất lượng, có tính bền vững.

TS. Trần Thị Hồng Minh khẳng định: "Điểm tích cực là đã có những nền tảng cho đổi mới tư duy. Tuy nhiên, hiện thực hóa những tư duy ấy đòi phải có đánh giá thấu đáo, toàn diện hơn về nội lực của nền kinh tế. Nội lực ấy không chỉ giới hạn ở lượng tiền, vàng và các tài sản khác mà người dân Việt Nam đang nắm giữ, mà cần khai thác nguồn lực về thể chế".

Tại phiên toàn thể, các đại biểu nhất trí rằng, năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát và hoành hành dữ dội. Ngay sau đó, Quốc hội đã cụ thể hóa chỉ đạo của Đảng bằng các sáng kiến lập pháp chưa có tiền lệ. Sau hàng loạt các quyết sách quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, năm 2022, kinh tế Việt Nam có bước tăng trưởng ấn tượng.

GDP tăng 8,02%, mức cao nhất trong 12 năm, gấp đôi mức lạm phát. Tăng trưởng cao, lạm phát thấp được xem là kỳ tích trong bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao. Đáng chú ý, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong Top 20 toàn cầu.

Bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023. (Nguồn: Quốc hội)

* Phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, sau một ngày làm việc tích cực, nghiêm túc, trách nhiệm, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, thu hút sâu sắc dư luận xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như các cơ quan thông tấn báo chí của trung ương và địa phương.

Theo thống kê của Ban Tổ chức, có khoảng 450 đại biểu đã tham dự trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Diễn đàn cũng được kết nối trực tuyến với 6 Học viện và trường Đại học với khoảng hơn 1.000 giảng viên, học sinh, sinh viên trực tiếp theo dõi.

Tại diễn đàn đã có 7 báo cáo tham luận của các diễn giả tại các phiên toàn thể và phiên thảo luận chuyên đề cùng hơn 40 bài viết của các tổ chức, chuyên gia và nhà khoa học. Đồng thời, có hơn 40 ý kiến của các diễn giả, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các đại biểu trong và ngoài nước tham gia trao đổi, thảo luận tương tác lẫn nhau.

Ghi nhận những kết quả của Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, diễn đàn đã dành nhiều thời gian trọng tâm vào các vấn đề kinh tế - xã hội mang tính thời sự, ngắn hạn đồng thời tiếp cận các vấn đề lớn, mang tính bao quát, những xu hướng mới định hình của thế giới, các động lực, các hướng đi mới cho tăng trưởng và phát triển bền vững của Việt Nam.

"Xét về ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, Việt Nam đều cần tập trung phát huy tối đa nội lực, trong đó đề cao, coi trọng năng lực nội sinh; tranh thủ, khai thác hiệu quả ngoại lực, kiến tạo động lực tăng trưởng mới, là 'chìa khóa' để thích ứng, chống chọi và phát triển trong bối cảnh mới nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng. Đây là những nội dung hết sức quan trọng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cũng là thông điệp xuyên suốt, nhất quán, gắn liền với chủ đề của Diễn đàn hôm nay", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Kinh tế Việt Nam 2023: Nhận diện thách thức và động lực tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam 2023: Nhận diện thách thức và động lực tăng trưởng

Bối cảnh kinh tế thế giới khiến lực cầu giảm, gây áp lực lên nền kinh tế Việt Nam trong năm nay. Tuy nhiên, Việt ...

Định vị thương hiệu, đưa 'hạt gạo làng ta' vươn biển lớn

Định vị thương hiệu, đưa 'hạt gạo làng ta' vươn biển lớn

Gạo Việt Nam đang ngày càng vươn xa, khẳng định vai trò vị thế trên thị trường xuất khẩu thế giới. Tuy nhiên, mặt hàng ...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xám màu của toàn cầu

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong bức tranh xám màu của toàn cầu

Sáng 19/9, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề "Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực ...

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, 'sống dai' nhưng 'chậm lớn'

PGS.TS. Trần Đình Thiên: Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, 'sống dai' nhưng 'chậm lớn'

Sáng 19/9, phiên thảo luận Chuyên đề 1 với chủ đề “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó” ...

Hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động cần được triển khai mạnh mẽ hơn

Hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động cần được triển khai mạnh mẽ hơn

Để nâng cao năng suất lao động, trong năm 2023, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến các chính sách tạo nền tảng thúc ...

Tin cũ hơn

Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không tăng? Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không tăng?
Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Thế giới chốt phiên tăng nhẹ; xăng trong nước chiều nay nhiều khả năng sẽ giảm Giá xăng dầu hôm nay 14/11: Thế giới chốt phiên tăng nhẹ; xăng trong nước chiều nay nhiều khả năng sẽ giảm
Việt Nam mở cửa, kết nối, cân bằng trong hợp tác APEC Việt Nam mở cửa, kết nối, cân bằng trong hợp tác APEC
Giá heo hơi hôm nay 14/11: Tăng tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ; Tiếp tục làm chặt quy trình nhập khẩu thịt để bảo vệ người tiêu dùng Giá heo hơi hôm nay 14/11: Tăng tại khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ; Tiếp tục làm chặt quy trình nhập khẩu thịt để bảo vệ người tiêu dùng
Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình
Giá tiêu hôm nay 14/11/2024: Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân Giá tiêu hôm nay 14/11/2024: Nhận định thời điểm xuất khẩu tiêu Việt tăng, kỳ vọng lớn từ thị trường tỷ dân
Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới Hà Nội giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới
Giá cà phê hôm nay 13/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh từ đầu tuần, giá trong nước cao gấp đôi, thời điểm chờ phán quyết từ EU Giá cà phê hôm nay 13/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh từ đầu tuần, giá trong nước cao gấp đôi, thời điểm chờ phán quyết từ EU
Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Đồng USD tăng cao nhất trong 4 tháng, gây áp lực lên giá dầu Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Đồng USD tăng cao nhất trong 4 tháng, gây áp lực lên giá dầu
Giá heo hơi hôm nay 13/11: Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ Giá heo hơi hôm nay 13/11: Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chuyển đổi số là 'động lực mới' của PetroVietnam Chuyển đổi số là 'động lực mới' của PetroVietnam
Giá tiêu hôm nay 13/11/2024: Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025 Giá tiêu hôm nay 13/11/2024: Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025