Diễn đàn quan trọng chiến lược của Đông Nam Á và Việt Nam

TS. Santiago Velasquez
Phó Chủ nhiệm chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam
APEC đóng vai trò là nền tảng để Việt Nam có thể tiếp tục khẳng định mình là một trong những lựa chọn hấp dẫn nhất trong khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TS.Santiago Velasquez, Phó Chủ nhiệm chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam.
TS.Santiago Velasquez, Phó Chủ nhiệm chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam. (Nguồn: TGCC)

Song song với việc hướng tới Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở San Francisco (Mỹ), các nền kinh tế Đông Nam Á đang phải đối phó với áp lực từ cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn đang tiếp diễn và gia tăng căng thẳng gần đây ở Trung Đông, sau khi chiến sự nổ ra giữa Israel và Hamas. Những căng thẳng này làm phức tạp thêm sứ mệnh thúc đẩy hợp tác về tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư và biến đổi khí hậu của APEC.

Tuy nhiên, có một số chủ đề vẫn được các nền kinh tế Đông Nam Á đề cao và họ kỳ vọng APEC đóng vai trò là một diễn đàn hữu ích.

Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC là một diễn đàn quan trọng đối với Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và những thay đổi kinh tế toàn cầu. Tầm quan trọng càng được nâng cao trong bối cảnh cân nhắc các hoạt động chiến lược nhằm theo đuổi sự ổn định, tăng trưởng và thương mại bền vững, trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc hiện tại và các liên minh mới tiềm năng ngoài khuôn khổ APEC hiện nay.

Tổ chức điều phối hợp tác xuyên biên giới

Các Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vẫn đóng vai trò là nơi các nền kinh tế Đông Nam Á có thể tìm thấy tiếng nói chung, hình thành các liên minh chiến lược, ủng hộ sự bền vững và tăng cường thương mại quốc tế. Với vai trò là tổ chức điều phối hợp tác xuyên biên giới, APEC phục vụ nhiều mục tiêu cho các nền kinh tế như Việt Nam, vốn đã vượt qua sự hỗn loạn của đại dịch Covid-19 toàn cầu một cách khá “lành lặn”.

Đối với Việt Nam, APEC tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, góp phần vào con số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) kỷ lục đạt 22,4 tỷ USD vào năm 2022 (theo thống kê của Bộ Tài chính). Điều quan trọng là APEC đóng vai trò là nền tảng để Việt Nam có thể tiếp tục khẳng định mình là một trong những lựa chọn hấp dẫn nhất trong khu vực cho Chiến lược “Trung Quốc +1”.

Các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam đang chú ý đến các cuộc đàm phán về quy định thương mại và tìm cách tạo ảnh hưởng để môi trường thương mại toàn cầu thúc đẩy các hoạt động thị trường công bằng. APEC mang đến cho họ một diễn đàn để vận động cho các chính sách đem lại sự công nhận và hỗ trợ phù hợp cho các nhu cầu riêng biệt của từng nền kinh tế nhỏ đang phát triển trong khu vực.

Việt Nam và các nền kinh tế thành viên APEC khác có thể sử dụng diễn đàn này để giải quyết những khó khăn ngoại giao nảy sinh từ căng thẳng Mỹ - Trung Quốc, hiện càng gia tăng sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra và căng thẳng Trung Đông bùng phát mạnh mẽ vào tháng 10 năm nay. Ở khía cạnh này, các nền kinh tế APEC phải đối mặt với sự lựa chọn giữa các kế hoạch lớn khác nhau của Trung Quốc và Mỹ cho tương lai của khu vực.

APEC mang đến cơ hội chiến lược để Mỹ giải quyết những thách thức phức tạp như chuỗi cung ứng mong manh, biến đổi khí hậu và bất bình đẳng trong khuôn khổ khu vực. Trước những căng thẳng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là với Trung Quốc, APEC mang lại một diễn đàn để Mỹ thúc đẩy các chính sách thương mại bền vững nhằm đẩy mạnh quá trình phục hồi của nền kinh tế.

Tham gia APEC cho phép Mỹ tăng ảnh hưởng để kêu gọi hỗ trợ cho các chính sách kinh tế toàn diện và bền vững, đồng thời có tiềm năng đóng góp cho sự thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặt khác, APEC có giá trị đối với Trung Quốc vì nó cung cấp một nền tảng để thể hiện cam kết của nền kinh tế số hai thế giới đối với thương mại mở.

APEC - điễn đàn quan trọng chiến lược của Đông Nam Á và Việt Nam
Các Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vẫn đóng vai trò là nơi các nền kinh tế Đông Nam Á có thể tìm thấy tiếng nói chung. (Nguồn: Getty Images)

Mở rộng tiềm năng của APEC

Cho đến nay, các nền kinh tế tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, vẫn đang theo đuổi đường lối trung lập thận trọng. Do đó, APEC nên đóng vai trò là nơi tìm kiếm sự cân bằng về ngoại giao.

Hơn nữa, APEC cũng cần được sử dụng như một cơ chế để xây dựng liên minh chiến lược với các nền kinh tế chưa là thành viên. Có nhiều nền kinh tế đang háo hức chờ đợi để gia nhập APEC (như Bangladesh, Pakistan, Colombia, Panama và Ecuador). Đối với Việt Nam, quan hệ đối tác với các nước Mỹ Latinh hiện tại và trong tương lai không chỉ giúp Việt Nam tiếp cận các thị trường kinh tế đó mà còn là cơ hội thúc đẩy đối thoại và hợp tác Nam - Nam.

Trung Quốc đang tích cực xây dựng các mối quan hệ và mời các đối tác Nam Mỹ thúc đẩy thương mại. Cách đây vài tuần, Tổng thống Colombia Gustavo Francisco Petro Urrego đã đến thăm Bắc Kinh trong một động thái có thể làm rung chuyển (ở một mức độ nào đó) sự kiểm soát của Mỹ trong khu vực – còn được gọi là Học thuyết Monroe. Việc củng cố các mối quan hệ Nam - Nam này có thể cho phép các nền kinh tế chia sẻ kiến thức trong rất nhiều ngành nghề, từ dệt may, điện tử, đến nông nghiệp và lâm nghiệp. Tất cả các ngành này đều có đóng góp chính vào thu nhập quốc gia của Việt Nam.

Các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế này hy vọng còn được thúc đẩy mạnh hơn bởi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Sự mở rộng của RCEP (thể hiện gần đây thông qua sự gia nhập của Philippines) có thể mang lại sự cộng hưởng với các mục tiêu của APEC.

RCEP, tương tự APEC, hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), thông qua các quy tắc xuất xứ dễ chấp nhận hơn và khả năng tiếp cận thị trường được cải thiện. Hơn nữa, RCEP có thể đóng vai trò là hình mẫu cho chuỗi cung ứng linh hoạt và các hoạt động thương mại hướng tới tương lai, qua đó có khả năng củng cố các nền kinh tế Đông Nam Á trong một khu vực thương mại thống nhất và thuận lợi.

Tóm lại, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 2023 là một diễn đàn quan trọng để các nền kinh tế Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, bày tỏ mối quan ngại của mình và tìm ra lộ trình mới trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc và xung đột toàn cầu. Với tư cách là một nền tảng thống nhất, APEC không chỉ thúc đẩy hội nhập kinh tế và FDI tại Việt Nam mà còn tạo sân chơi để thúc đẩy các hoạt động thương mại công bằng phù hợp với nhu cầu khu vực và toàn cầu.

Tiềm năng mở rộng của APEC, trong đó có quan hệ mới với các nước Mỹ Latinh, mở ra cánh cửa tiếp cận các thị trường đa dạng và hợp tác Nam - Nam hiệu quả, cũng như làm phong phú thêm bức tranh kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, sự liên kết của RCEP với các mục tiêu của APEC có thể góp phần đem lại hiệu quả cao hơn cho các hoạt động kinh doanh và củng cố các chuỗi cung ứng.

Việt Nam cùng APEC kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Việt Nam cùng APEC kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Tranh thủ tốt các nguồn lực của APEC, vượt qua các hạn chế nội tại, Việt Nam tiếp tục góp phần tạo động lực mạnh ...

Ấn Độ mong muốn không ngừng thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Ấn Độ mong muốn không ngừng thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành hữu quan của hai bên nỗ lực triển khai các biện pháp nhằm đưa kim ...

Việt Nam là đối tác quan trọng của EC trong việc triển khai các chiến lược, sáng kiến hợp tác với khu vực

Việt Nam là đối tác quan trọng của EC trong việc triển khai các chiến lược, sáng kiến hợp tác với khu vực

Chủ tịch EC khẳng định sẽ tiếp tục ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, tăng trưởng ...

Hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Hàn Quốc vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng

Hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Hàn Quốc vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng

Ngày 1/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn chiến lược ...

Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược xanh giữa Chính phủ Việt Nam và Đan Mạnh

Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược xanh giữa Chính phủ Việt Nam và Đan Mạnh

Tối 1/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ngay sau hội đàm, ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong ...
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Ở tuổi 28, diễn viên Việt Hoa phim Độc đạo sở hữu nhan sắc trẻ trung, ngọt ngào.
Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng hiện đại Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng hiện đại Cộng hoà Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền, Thị trưởng thành phố Santo Domingo Carolina Mejia.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Đòn 20 tỷ Bảng của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump có thể đặt ra thách thức nặng nề cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao củaThủ tướng Keir Starmer.
Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ

Chính sách thuế quan với hàng hóa nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về chi phí sản xuất và lạm phát trong nước.
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'

Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu ‘đi vay’, Đan Mạch đã lên tiếng về vấn đề này?
Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc

Trung Quốc đã trở thành một 'tấm gương' trong chuyển đổi năng lượng sạch với những cách tiếp cận, bước đi, chính sách táo bạo, hiệu quả.
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu

Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu

Nhóm BRICS, trong đó Nga-Trung Quốc là thành viên, được thành lập nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế, chống lại sự bá quyền của Mỹ-phương Tây.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Phiên bản di động