Gặp gỡ báo chí thông tin về việc tổ chức Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp”, ngày 28/7 tại Hà Nội. (Ảnh: Vân Chi) |
Ngày 28/7, tại Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc vận động xây dựng Xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam (Ban 248) tổ chức gặp gỡ báo chí để thông tin về việc tổ chức Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” và khởi động chương trình xét, công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” lần thứ ba năm 2023.
Phát biểu tại sự kiện, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban 248, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) cho biết, mục đích của Diễn đàn nhằm góp phần hiện thực hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; khẳng định vai trò, tầm quan trọng của văn hoá trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; khai thác tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực văn hóa như là đòn bẩy và trợ lực quan trọng để phục hồi và phát triển kinh tế.
Diễn đàn cũng là dịp để Lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp gỡ, trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp, lắng nghe các kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế; tôn vinh các doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam; lan tỏa sâu rộng Cuộc vận động “Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Tin liên quan |
Văn hóa là chìa khóa, sự bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững |
Điểm nhấn của Diễn đàn là Hội thảo “Văn hóa Kinh doanh-Dòng chảy Phát triển và Hội nhập” với các nội dung thảo luận như: Những giá trị “Được và mất” trong văn hóa giao thương Việt Nam qua các thời kỳ phát triển lịch sử: Điều tự hào (đã xây và gìn giữ đến hôm nay) và Điều nuối tiếc (đã có nhưng mất đi trong quá trình phát triển và hội nhập); Nhận diện và gọi tên bản sắc của văn hóa kinh doanh Việt Nam (của doanh nghiệp và doanh nhân Việt): Chúng ta là ai và Chúng ta đại diện cho những giá trị cốt lõi nào; Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam “hòa nhập nhưng không hòa tan”, định hướng nỗ lực hội nhập của văn hóa kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh của thế giới đa cực (VUCA) và cuộc cách mạng công nghệ, chuyển đổi số, và năng lực tận dụng công nghệ/chuyển đổi số cho sự phát triển văn hóa kinh doanh.
Đặc biệt, trong khuôn khổ Diễn đàn, sẽ diễn ra lễ tôn vinh và trao chứng nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam” năm 2023.
Sau thành công của năm 2021 và 2022, chương trình xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam” năm 2023 tiếp tục được tổ chức nhằm tôn vinh và công nhận các doanh nghiệp đã áp dụng, thực thi tốt văn hóa kinh doanh, đáp ứng các chuẩn mực, tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam do Hội đồng quốc gia xét duyệt lựa chọn dựa trên Bộ tiêu chí đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tham gia xây dựng và có sự đóng góp trí tuệ, tâm huyết của các nhà khoa học, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp và báo chí.
Đáng chú ý, theo ông Hồ Anh Tuấn, các doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình không phải đóng bất cứ một khoản kinh phí nào và Ban tổ chức không nhận tài trợ từ các doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình. "Đây là quyết định nhằm bảo đảm việc xét tặng một cách công khai, minh bạch, công bằng nhất", ông Tuấn nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, Ban tổ chức sẽ tổ chức đoàn đại biểu doanh nghiệp tiếp kiến Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Thành uỷ, UBND TP. Hồ Chí Minh. Thành phần đoàn gồm các doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam các năm 2021, 2022 và 2023 cùng với một số doanh nghiệp đã có thành tích đặc biệt xuất sắc hưởng ứng Cuộc vận động “Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam” trong thời gian qua.
Chia sẻ về vai trò của việc phát triển văn hoá trong doanh nghiệp, ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) dẫn chứng, những tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc, Việt Nam như Samsung, Viettel, Vinfast… đều xây dựng được văn hóa doanh nghiệp vững chắc, có giá trị cốt lõi riêng.
"Các doanh nghiệp phát triển lớn mạnh đều có văn hóa doanh nghiệp vững chắc. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa, sẽ giống con người không có định hướng, mục tiêu. Một doanh nghiệp có văn hóa tích cực sẽ thu hút nhân viên tiềm năng, mang lại cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh lớn”, ông Hong Sun nhấn mạnh.
| Tầm nhìn - khởi nguồn của văn hóa kinh doanh Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa kinh doanh nói riêng là những giá trị cốt lõi đảm bảo ... |
| Thúc đẩy xây dựng văn hóa kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với Doanh nghiệp” lần thứ hai sẽ được tổ chức vào ngày 3/12 tại Hà Nội, dự ... |
| Triển khai Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam tại 8 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam là bộ chuẩn mực đầu tiên về văn hóa kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ ... |
| Tăng cường giá trị văn hóa đa dạng, bình đẳng và bao trùm trong doanh nghiêp, hướng tới phát triển bền vững Văn hóa đa dạng, bao trùm và bình đẳng rất ưu việt, những doanh nghiệp có yếu tố này sẽ tạo ra cho mình một ... |
| Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công: Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam, lấy đức làm gốc Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu cho ý chí, nghị lực của dân tộc không cam chịu đói nghèo, vươn lên làm giàu, sánh vai ... |