TIN LIÊN QUAN | |
Doanh nghiệp nhỏ, câu chuyện lớn | |
Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thực chất |
Theo kế hoạch, Dự thảo được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV khai mạc vào hôm nay (20/10).
Ở các quốc gia, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tỷ lệ cao trong tổng số DN, được xác định là động lực tăng trưởng, “xương sống” của nền kinh tế. Tại Việt Nam, DNNVV hiện chiếm hơn 97% tổng số DN, sử dụng tới hơn 50% lực lượng lao động và đóng góp hơn 40% GDP. Nhưng hiện nay DNNVV vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trở ngại trong tiếp cận các nguồn lực kinh doanh như tín dụng, mặt bằng sản xuất, thị trường…
Phải giải được bài toán thuế và tín dụng
“Trong khi có nhiều DN “đại gia” chỉ cần gọi điện đến ngân hàng là có thể được vay vài chục nghìn tỷ đồng, còn với các DNNVV thì “van” không xong, “xin” chẳng được”, ông Mại thẳng thắn nói.
“Trong khi có nhiều DN “đại gia” chỉ cần gọi điện đến ngân hàng là có thể được vay vài chục nghìn tỉ đồng, còn với các DNNVV thì “van” không xong, “xin” chẳng được”, GS. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. (Ảnh: Nguyễn Việt) |
Vẫn theo GS. Nguyễn Mại, nếu không giải được bài toán thuế và tín dụng thì không thể làm cho DNNVV lớn lên được. Bộ Tài chính có đề nghị giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 17%/năm, nhưng đề xuất này cũng không đáp ứng được mong mỏi của các DNNVV, vì thực tế họ không có lãi nên cũng không thể có tiền để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Muốn DN có lãi thì cần phải có những ưu đãi khác, chứ không chỉ có thuế thu nhập doanh nghiệp.
“Thuế GTGT có nên giảm xuống không? Đây mới là yếu tố quyết định đến khả năng tích lũy của các DNNVV. Nếu ai đó nghĩ rằng, giảm thuế cho DNNVV sẽ dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách, tôi khẳng định đây là một quan điểm sai. Vì khi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tạo ra một khoảng kích thích rất lớn đối với đầu tư, không chỉ hiện tại mà còn hướng đến tương lai’, ông Mại khẳng định.
Thực tế, khi hội nhập kinh tế quốc tế, từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến WTO và bây giờ là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Bộ Tài chính nhận định giảm thuế sẽ dẫn đến giảm thu ngân sách. Nhưng ngân sách không giảm mà chỉ có tăng, bởi giảm thuế sẽ tác động rất lớn đến sản xuất và kinh doanh.
Về tín dụng, GS. Mại cho biết, các quy định đã rất đầy đủ nhưng DNNVV lại không thể tiếp cận được. Trong khi nợ xấu hiện nay chủ yếu nằm ở các tập đoàn lớn, từ tập đoàn nhà nước đến tập đoàn kinh tế tư nhân. Còn với DNNVV hầu như không có “vết nhơ” nợ xấu.
“Tôi đã nhiều lần đề nghị NHNN công bố tỉ lệ nợ xấu trong các DNNVV nhưng đến nay vẫn chưa có con số cụ thể”, ông Mại nói.
Hãy thương những “đứa con bé bỏng”
Tại sao những nhà đầu tư lớn của nước ngoài như Samsung lại được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10%/năm? Dù rằng đây là một chủ trương rất đúng, trong khi lại không ưu đãi cho những “đứa con bé bỏng” là các DNNVV trong khoảng thời gian cụ thể nào đó. Nếu nhận được ưu đãi này, cơ may phát triển sản xuất kinh doanh tốt hơn sẽ đến với 97% DNNVV Việt Nam.
“Samsung được hưởng 10% ưu đãi thuế GTGT nhưng chỉ tạo ra 130.000 việc làm cho người lao động. Trong khi đó, tất cả các DNNVV trong nước đang tạo ra 7,5 triệu việc làm cho người lao động. Vậy tại sao chúng ta không ưu đãi cho DNNVV như Samsung?”, ông Mại đặt câu hỏi.
Hiện nay, DN nhà nước đang tạo ra 2 triệu việc làm cho người lao động, DN FDI 3,5 triệu, còn các DNNVV tạo ra 7,5 triệu việc làm. Con số này buộc những người làm chính sách phải suy nghĩ.
“Tôi xuống thăm các DNNVV và cảm nhận thấy họ rất khổ sở vì phải cậy cục mà không thể vay được vốn. Một vài DN tại TP.HCM than rằng, thiếu tiền trả lương cho công nhân trong khi đang có 500 triệu đồng tiền hoàn thuế chưa lấy, họ xin vay 300 triệu đồng nhưng không được, đành vay tín dụng đen với mức lãi suất 3%/tháng. Như thế thì quá nguy hiểm”, ông Mại ái ngại.
Đồng quan điểm, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thống kê thời gian qua cho thấy nợ xấu ở các ngân hàng không phải nằm ở nhóm DNNVV mà lại nằm ở các “ông lớn và đại gia”. DNNVV, hộ vay nhỏ rất có trách nhiệm, không trả được nợ họ sẽ sẵn sàng bán nhà để trả. Chính "các ông lớn" mới gây ra thiệt hại cho nền kinh tế.
Thứ trưởng Đặng Huy Đông phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Việt) |
TS.Trần Bá Trung, Phó Chủ tịch Hội các nhà quản trị DN Việt Nam đánh giá, hiện nay tất cả các DNNVV vẫn chưa được xã hội động viên, khích lệ hay hỗ trợ. Khi nhắc đến hai chữ DN, nhiều người liên tưởng nó phải rất “hoành tráng”, từ đấu thầu hay liên doanh, liên kết. Với các DNNVV dường như bị xem thường, coi nhẹ, thậm chí khinh thường.
“Vậy, các DNNVV có còn đủ động lực để phát triển hay không? Từ vấn đề này đã dẫn đến hiện tượng rất nhiều DNNVV có vốn đăng ký thực tế chỉ từ 500 triệu đến 5 tỷ đồng nhưng cũng cố thổi phồng vốn điều lệ lên… 50 tỷ chỉ để bớt đi một phần mặc cảm. Rất ít DN dám ghi số vốn thật của mình”, ông Trung bày tỏ.
Do đó, ông Trung mong muốn cả xã hội cùng động viên, khích lệ cho những người tham gia xây dựng DNNVV có động lực và niềm tin tạo ra nhiều việc làm hơn nữa từ khu vực tư nhân, nơi thu hút hơn một nửa là lao động nữ, đồng thời góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu có 1 triệu DN hoạt động vào cuối năm 2020.
Nhìn nhận vấn đề này, Thứ trưởng Đặng Huy Đông dẫn chứng, đích thân ông dẫn một doanh nghiệp đổi mới sáng tạo xuống 1 tỉnh được coi là “mẫu mực” về thu hút đầu tư chỉ cách Hà Nội 50km. Nhưng khi xuống đến nơi thì cả Thứ trưởng và DN kia nhận được một câu tuyên bố “xanh rờn” của vị lãnh đạo tỉnh này rằng, khu công nghiệp của chúng tôi không dành cho DNNVV Việt Nam, chỉ dành cho DN Hàn Quốc.
Thực vậy, quan điểm của ông Đông cũng đồng nhất với ý kiến của doanh nghiệp. Việc DNNVV bị xem thường là có thật chứ không còn là ngoại lệ. Nếu thực trạng này còn tiếp diễn thì sẽ rất bất lợi về chiến lược phát triển DNNVV của Việt Nam trong tương lai.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Hãy nói để được bảo vệ Các doanh nghiệp được chú ý đặc biệt của Luật hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là nhóm những doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) có sức ... |
2000 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguồn vốn được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong cơn khát vốn hiện tại. |
Tăng tiềm lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Dự án “Phát triển chuỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)" do Chính phủ Italy tài trợ, Cục Phát triển DN - Bộ Kế hoạch ... |