Đây cũng là nội dung căn bản và quan trọng trong nhằm bảo đảm quyền con người và được Việt Nam thể hiện bằng chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, được luật hóa và thực thi trong toàn xã hội.
Ngay sau khi nước nhà độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh tuyên bố “tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra ba nguyên tắc cụ thể trong thực hiện chính sách tôn giáo: lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mẫu số chung; không chạm đến đức tin của tôn giáo nói chung và của từng tôn giáo nói riêng; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ban Tôn giáo Chính phủ ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” nhằm giúp độc giả trong và ngoài nước hiểu rõ và đầy đủ về chính sách tôn giáo, đời sống tôn giáo ở nước ta. (Ảnh: Vinh Hà) |
Tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước kế thừa, phát triển, thể chế hóa qua từng thời kỳ, giai đoạn sau luôn tốt hơn giai đoạn trước cả về nội dung và giá trị pháp lý. Từ Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị, Điều 70 Hiến pháp năm 1992, Điều 24 trong Hiến pháp 2013, rồi đến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành 18/11/2016…
Nhờ việc tạo hành pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền của các tổ chức và cá nhân trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam đã trở thành quốc gia đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo. Ước tính có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.
Việt Nam hiện có 40 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Tổng số tín đồ các tôn giáo hiện nay khoảng 26,5 triệu, chiếm 27% dân số; hơn 54.000 chức sắc; hơn 135.000 chức việc; hơn 29.000 cơ sở thờ tự; hàng nghìn điểm, nhóm được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo đậm chất nhân văn tôn giáo và trách nhiệm với đất nước.
Theo TS. Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, thành tựu đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam đã thúc đẩy và tạo đà cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo gắn bó đồng hành cùng dân tộc. Tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo, tạo sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau giữa cán bộ các cấp và chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo, tạo sự đồng thuận trong thực hiện chính sách tôn giáo và chính sách xã hội.
Những năm qua, các tôn giáo đều tăng về số lượng và quy mô hoạt động cả trong nước và quốc tế. Đại bộ phận chức sắc, tín đồ các tôn giáo tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ủng hộ sự nghiệp đổi mới của đất nước, đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Đây là minh chứng sống động cho thấy mọi thành quả đổi mới đất nước của Việt Nam luôn gắn với việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
| Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận góp phần quan trọng làm nên sự đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, đồng bào Chăm ở Ninh Thuận là một bộ phận không thể tách rời trong khối đại ... |
| Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới Thành quả đổi mới đất nước của Việt Nam luôn gắn với việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ... |
| Tôn giáo Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường Môi trường luôn là vấn đề hệ trọng, là điều kiện sinh tồn của mỗi quốc gia, nên bảo vệ môi trường và ứng phó ... |
| Tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên không gian mạng Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển của Internet và các thế hệ điện thoại thông minh, đặc biệt là truyền thông và ... |
| Mỗi bước đi đều mang theo khát vọng vươn mình Còn nhớ trong một trả lời phỏng vấn trước thềm Xuân Giáp Thìn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn từng nhắc đến ước vọng ... |