Chứng cuồng ăn ở người mắc tiểu đường là luôn có cảm giác đói dai dẳng, bất thường và không thỏa mãn sau khi ăn và gặp ở tất cả ở những người mắc tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, chứng cuồng ăn cũng có thể do các bệnh lý khác như trầm cảm và cường giáp gây ra.
Nguyên nhân gây ra bệnh cuồng ăn ở người tiểu đường, trước hết là do tăng đường huyết. Theo đó, insulin - một loại hormone kiểm soát glucose trong máu đi đến các tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Tuy nhiên, người mắc tiểu đường kháng insulin, nên dù có lấy được bao nhiêu glucose từ thức ăn thì glucose trong máu vẫn không thể đến được các tế bào, khiến năng lượng không được sản sinh, dẫn đến tình trạng người bệnh cảm thấy đói thường xuyên.
Nguyên nhân thứ hai là do hạ đường huyết do không ăn đủ chất và lượng đường trong máu giảm hoặc cũng có thể có quá nhiều insulin trong máu khiến gan ngừng tiết glucose, lúc này lượng đường trong máu giảm xuống. Không có đủ glucose, mức năng lượng giảm xuống, cảm giác đói tăng lên.
Nhiễm toan ceton do tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin. Insulin dần giảm, lượng đường trong máu tăng tương ứng có thể biểu hiện ở cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, khi nhiễm toan ceton ngày càng trở nên nghiêm trọng sẽ ức chế một loại hormone được gọi là ghrelin sẽ càng kích thích cơn đói.
Ngoài ra, tổn thương vùng dưới đồi, cường giáp cũng có thể khiến một người thèm ăn hơn mức bình thường. Trong trường hợp thường xuyên cảm thấy đói, ăn nhiều nhưng không thoả mãn, thì người bệnh tiểu đường nên đến gặp bác sĩ.
Để điều trị chứng cuồng ăn, người mắc bệnh tiểu đường có thể dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, đồng thời cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, quản lý lượng đường trong máu và thường xuyên tập thể dục… không chỉ giúp kiểm soát cơn đói mà còn giải quyết một số tình trạng sức khoẻ khác.