Đối thoại Shangri-La năm 2023, thông điệp, hy vọng và những trở ngại

TS. Vũ Đăng Minh
Đối thoại Shangri-La năm 2023 vừa khẳng định vai trò, vị trí địa chiến lược của khu vực vừa cho thấy nhiều căng thẳng, thách thức an ninh đang tiềm ẩn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đối thoại Shangri-La năm 2023, thông điệp, hy vọng và những trở ngại
Đối thoại Shangri-La khép lại với nhiều nhận thức, tuyên bố quan trọng, nhưng vẫn còn những vấn đề chưa tìm ra cách tiếp cận mới.

Đối thoại Shangri-La là diễn đàn an ninh hàng đầu của châu Á-Thái Bình Dương; nơi trao đổi, tranh luận về những thách thức an ninh cấp bách, các khác biệt và hy vọng tìm ra cách tiếp cận mới. Khủng hoảng Ukraine, xung đột Mỹ-Trung, nguy cơ tiềm ẩn ở eo biển Đài Loan, Biển Đông, bán đảo Triều Tiên, xu hướng gia tăng năng lực quân sự và các thách thức an ninh phi truyền thống toàn cầu phủ bóng hội nghị lần thứ 20 năm 2023, đậm đặc trong 7 chủ đề thảo luận chung và các cuộc tiếp xúc riêng.

Việc Nga vắng mặt, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc không gặp nhau và sự hiện diện của đoàn đại biểu Liên minh châu Âu (EU) là những sự kiện đáng chú ý. Đó là những lý do thu hút hơn 550 đại biểu từ gần 50 quốc gia trong và ngoài khu vực tham dự hội nghị.

Các nhà lãnh đạo chính phủ, Bộ Quốc phòng và chuyên gia nói gì trong 7 phiên họp toàn thể, 6 phiên thảo luận song song và nhiều cuộc gặp song phương? Họ trông đợi gì ở hội nghị? Khu vực sẽ dịch chuyển ra sao?... Là điều các quốc gia, chính khách, chuyên gia quan tâm và còn nghiền ngẫm sau hội nghị. Các vấn đề đó có thể phần nào tìm thấy trong các thông điệp của Đối thoại Shangri-La năm 2023.

Một là, thúc đẩy hợp tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; xây dựng châu Á-Thái Bình Dương ổn định và cân bằng. Đối thoại Shangri-La năm 2023 vừa khẳng định vai trò, vị trí địa chiến lược của khu vực vừa cho thấy nhiều căng thẳng, thách thức an ninh đang tiềm ẩn. Đó là trật tự an ninh hàng hải, sự hiện diện của các cường quốc; sự phát triển của nhiều cấu trúc an ninh, thỏa thuận hợp tác an ninh ba, bốn bên và đa phương giữa Mỹ - Nhật - Ấn, Nhật - Ấn - Australia, Bộ tứ (Quad), Hiệp định đối tác an ninh Mỹ - Anh - Australia (AUKUS), hay cơ chế hợp tác tuần duyên giữa 5 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam)…

Căng thẳng, mệt mỏi vì khủng hoảng ở Ukraine; đối đầu giữa Nga và phương Tây; nguy cơ va chạm hạt nhân, xu hướng chạy đua vũ trang, đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế…, khu vực không muốn có thêm một cuộc chiến địa chính trị trên không gian hợp tác phát triển của mình. Điều này thể hiện trong các bài phát biểu của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, diễn giả chính; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J.Austin; Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc và nhiều đại biểu khác.

Nguyện vọng chung là động lực thúc đẩy nỗ lực hợp tác, đối thoại của khu vực, nhưng cũng bị chia rẽ, cản trở bởi sự khác biệt trong mục tiêu chiến lược, lợi ích cốt lõi, sự khác biệt trong nhận thức và hành động của một số nước, nhất là nước lớn.

Đối thoại Shangri-La năm 2023, thông điệp, hy vọng và những trở ngại
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 ở Singapore. (Nguồn: Bloomberg)

Hai là, Mỹ-Trung vừa mâu thuẫn vừa cần nhau, nhưng chưa tìm ra cách “hạ nhiệt”. Căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung là một chủ đề chính chi phối hội nghị. Thể hiện quan điểm, khẳng định vai trò, phê phán đối thủ, tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia khác là nội dung chính trong bài phát biểu của đại diện Mỹ và Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J.Austin nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; bày tỏ quan ngại sâu sắc khi Trung Quốc không sẵn sàng tham gia nghiêm túc vào các cơ chế xử lý khủng hoảng tốt hơn giữa quân đội hai nước; có các hành động gây hấn không cần thiết...

Trong bài phát biểu về sáng kiến an ninh mới của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc không nêu đích danh, nhưng đủ rõ để cáo buộc Mỹ tăng cường chạy đua vũ trang, thiết lập các liên minh quân sự “kiểu NATO” ở châu Á Thái Bình Dương, cố ý can thiệp công việc nội bộ nước khác, đẩy khu vực vào “vòng xoáy xung đột”. Ông nhấn mạnh Mỹ không nhìn nhận đúng các mối quan ngại của Trung Quốc và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng xấu đi trong quan hệ song phương.

Vấn đề Đài Loan là một chỉ dấu quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Trung hiện nay. Ngay trước Đối thoại Shangri-La, Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) ký kết “Sáng kiến Mỹ-Đài Loan về thương mại thế kỷ XXI". Theo Đài Loan, đây không chỉ là một sáng kiến lịch sử về kinh tế, thương mại mà có ý nghĩa biểu tượng nhiều mặt, đánh dấu một bước khởi đầu mới. Trung Quốc ra sức phản đối, coi Mỹ hỗ trợ Đài Loan tăng cường khả năng tự vệ là “hành động khủng bố”.

Dù vậy, các quốc gia cũng nhìn thấy tia hy vọng trong các bài phát biểu. Bộ trưởng Lý Thượng Phúc cho rằng Trung Quốc và Mỹ có các hệ thống và nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, điều này không nên ngăn cản hai bên tìm những điểm chung và lợi ích chung để phát triển quan hệ song phương, làm sâu sắc thêm hợp tác.

Ông Lloyd J.Austin cũng bày tỏ, cạnh tranh không bao giờ được phép chuyển thành xung đột và Mỹ không hướng đến một cuộc Chiến tranh lạnh mới. Bởi họ thừa hiểu, một cuộc xung đột hoặc đối đầu nghiêm trọng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là thảm họa không thể chịu đựng được đối với thế giới. Mỹ cũng mệt mỏi trong cuộc đối đầu với Nga, bất lợi khi đồng thời mở “hai mặt trận” với hai đối thủ lớn nhất.

Chủ nhà Singapore có chủ ý bố trí đại diện Mỹ, Trung Quốc ngồi đối diện trong cùng một bàn tiệc; phát biểu mở đầu trong các phiên họp quan trọng ngày 3, 4/6. Các đại biểu khác dành sự quan tâm lớn đến quan điểm của hai cường quốc. Nhưng sự khác biệt quan điểm rõ ràng, sự thiếu vắng lòng tin trong tuyên bố và hành động của Mỹ và Trung Quốc chưa cho thấy khả năng, cách thức để “hạ nhiệt” căng thẳng.

Các quốc gia đều mong muốn Mỹ và Trung Quốc đối thoại, tháo gỡ mâu thuẫn, căng thẳng. Một số quốc gia cũng có phần quan ngại nếu hai cường quốc thỏa hiệp theo hướng phân chia khu vực ảnh hưởng, không quan tâm đúng mức đến lợi ích, nguyện vọng chung của cộng đồng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, chính khách, điều này ít khả năng xảy ra.

Ba là, cách thức thúc đẩy hợp tác, duy trì hòa bình lâu dài, ổn định tại khu vực. Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu, nguyện vọng chung của các quốc gia. Điểm nổi bật trong Đối thoại Shangri-La năm 2023 là các đại biểu thống nhất cao về “chìa khóa” để mở cánh cửa, thực hiện mục tiêu nêu trên.

Đó là thượng tôn luật pháp quốc tế; nỗ lực tăng cường liên lạc, đối thoại, củng cố lòng tin chiến lược; vừa hợp tác vừa cạnh tranh, xây dựng cơ chế quản lý rủi ro, ổn định, cân bằng quan hệ dựa trên các quy tắc và chuẩn mực quốc tế; đề cao trách nhiệm của các quốc gia trong và ngoài khu vực, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nhấn mạnh, luật lệ áp dụng cho tất cả, các quốc gia đều bình đẳng, dù là quốc gia nhỏ nhất hay quốc gia lớn nhất. Ý kiến của ông được các đại biểu đồng tình.

Trách nhiệm trước hết và lớn nhất thuộc về Mỹ và Trung Quốc. Nhưng các quốc gia, nhất là quốc gia đang phát triển, mới nổi, có vai trò ngày càng quan trọng đối với “ngôi nhà chung”; đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng.

Thực tế cho thấy các tổ chức cơ chế hợp tác tiểu khu vực giữa các quốc gia đang phát triển, mới nổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, ngoại giao, vì lợi ích riêng và chung của khu vực ngày càng phát huy vai trò, tác dụng. Cộng đồng ASEAN là một minh chứng cho xu hướng này. Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little đánh giá mối quan hệ lâu dài giữa các quốc gia nhỏ hơn là “điều giúp mọi thứ cân bằng”. Đây cũng là nhận thức của nhiều đại biểu khác.

Bốn là, trở ngại chính và câu hỏi còn bỏ ngỏ. Các quốc gia có diễn đàn để thể hiện quan điểm, đề xuất, đóng góp, nêu quan ngại và tranh luận, phản biện lập trường của quốc gia khác. Trung Quốc và Mỹ cũng đều thừa nhận, càng trao đổi nhiều, càng tránh được hiểu lầm và tính toán sai lầm có thể dẫn đến khủng hoảng hoặc xung đột.

Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt trong nhận thức về lợi ích cốt lõi, lợi ích chung và riêng. Một số nước lớn tuyên bố ủng hộ hòa bình, hợp tác và phát triển, nhưng lại muốn môi trường, xu thế đó nằm trong vòng ảnh hưởng, chịu sự chi phối và mang lại lợi ích cho mình.

Các quốc gia đều tuyên bố thượng tôn luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, nhưng lại diễn giải biện minh cho chiến lược, chính sách của mình, vận dụng nó phục vụ cho mục tiêu quốc gia, không tính đến lợi ích chính đáng của các quốc gia khác.

Cản trở lớn nhất là sự không thống nhất giữa tuyên bố và hành động, nhất là của các nước lớn. Các quốc gia khác nhận thức được vấn đề này, không muốn phải chọn bên. Nhưng làm thế nào để hóa giải được trở ngại lớn nhất lại là chuyện khó và là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

***

Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La, đoàn Việt Nam Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã tham dự đầy đủ các phiên họp toàn thể và nhiều cuộc gặp gỡ song phương. Qua đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm cao đối với các vấn đề quốc tế, khu vực; thể hiện thiện chí, mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác trong giải quyết những thách thức chung.

Diễn đàn Đối thoại Shangri-La năm 2023 khép lại với nhiều nhận thức, tuyên bố quan trọng, nhưng vẫn còn những vấn đề chưa tìm ra cách tiếp cận mới. Thế giới, khu vực vẫn tiếp tục vận động. Nhiều diễn đàn, hội nghị, hoạt động khác sẽ tiếp tục diễn ra, nhằm tìm cách giải quyết các vấn đề còn bỏ ngỏ, các vấn đề nảy sinh. Mỗi sự kiện là một cột mốc trên hành trình phát triển của nhân loại.

Thượng đỉnh G7: Tổng thống Mỹ gửi thông điệp hòa bình, công bố thêm viện trợ quân sự cho Kiev; ông Zelensky trực tiếp dự phiên hòa bình và an ninh

Thượng đỉnh G7: Tổng thống Mỹ gửi thông điệp hòa bình, công bố thêm viện trợ quân sự cho Kiev; ông Zelensky trực tiếp dự phiên hòa bình và an ninh

Ngày 20/5, chính phủ Nhật Bản cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ phấn đấu hướng tới một thế giới không có ...

Đối thoại Shangri-La: Mỹ ca ngợi 'bước tiến lịch sử' tại Đông Nam Á, Trung Quốc lên tiếng phải đối vấn đề này

Đối thoại Shangri-La: Mỹ ca ngợi 'bước tiến lịch sử' tại Đông Nam Á, Trung Quốc lên tiếng phải đối vấn đề này

Ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thúc đẩy tầm nhìn về một chiến lược phòng thủ chung "linh hoạt và có sức ...

Đàm phán cấp Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên giữa Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines

Đàm phán cấp Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên giữa Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Nhật Bản, Mỹ, Australia và Philippines gặp nhau bên lề diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La tại Singapore, ...

Đối thoại Shangri-La: 'Trùm' tình báo thế giới họp kín, không có Nga

Đối thoại Shangri-La: 'Trùm' tình báo thế giới họp kín, không có Nga

Các quan chức tình báo Mỹ và Trung Quốc cùng với hơn 20 cơ quan tình báo lớn trên thế giới đã tổ chức cuộc ...

Điểm tin thế giới sáng 5/6: Ấn Độ đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, triển vọng hòa bình Armenia-Azerbaijan, gia tăng vụ đụng độ ở Sudan

Điểm tin thế giới sáng 5/6: Ấn Độ đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, triển vọng hòa bình Armenia-Azerbaijan, gia tăng vụ đụng độ ở Sudan

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/6.

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động