Đối với Ấn Độ, Hội nghị thượng đỉnh SCO phức tạp và hơn thế nữa

Hồng Phúc
Trong bài viết đăng trên The Diplomat mới đây, TS. Rajeswari Pillai Rajagopalan nhận định những xung đột ở các cấp độ khác nhau giữa các quốc gia thành viên SCO gây khó khăn cho sự cam kết của Ấn Độ với tổ chức này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ban đầu gồm có Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan; sau đó có thêm Ấn Độ và Pakistan tham gia vào năm 2017 và mới đây, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh SCO lần thứ 22 ngày 15/9, Iran đã ký một bản ghi nhớ về việc gia nhập SCO.
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị thượng đỉnh SCO 2022 tại Samarkand, Uzbekistan. (Nguồn: AFP)
Không có cuộc gặp song phương cũng như nụ cười và cái bắt tay giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh SCO 2022. (Nguồn: AFP)

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 22 của SCO diễn ra hồi tuần trước tại Samarkand, Uzbekistan, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa có hồi kết, căng thẳng biên giới Ấn-Trung vẫn đang âm ỉ và sự bùng phát xung đột ở biên giới Kyrgyzstan-Tajikistan.

Hội nghị gồm có 2 phiên họp - một cuộc họp hẹp giữa những người đứng đầu các quốc gia thành viên (Hội đồng nguyên thủ quốc gia SCO) và một cuộc họp mở rộng với sự tham dự của cả các quốc gia có tư cách quan sát viên như Iran và Afghanistan, và khách mời của chủ nhà Uzbekistan.

Kết thúc hội nghị, Uzbekistan đã bàn giao chức Chủ tịch luân phiên SCO cho Ấn Độ.

Tại đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gặp nhau lần đầu tiên kể từ cuộc xung đột ở Thung lũng Galwan cách đây hơn 2 năm, nhưng không có cuộc gặp song phương riêng. Hai nhà lãnh đạo đứng cạnh nhau, nhưng không có nụ cười hay cái bắt tay nào…

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Modi đã có các cuộc gặp song phương với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev.

Cuộc gặp không dễ chịu

Về cuộc gặp Modi-Putin, đó rõ ràng không phải là cuộc tương tác dễ chịu nhất. Trên thực tế, lần đầu tiên Ấn Độ đã công khai bày tỏ “sự khó chịu” đối với chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine.

Thủ tướng Modi nói với nhà lãnh đạo Nga rằng, “thời đại ngày nay không phải là thời đại của chiến tranh" và Ấn Độ đã "nhiều lần nói với ngài qua các cuộc điện đàm rằng dân chủ, ngoại giao và đối thoại là những điều giúp ích cho thế giới”.

Tổng thống Putin đã đáp lại một cách sắc sảo rằng ông hiểu quan điểm của chính phủ Ấn Độ về cuộc xung đột ở Ukraine cũng như mối những quan ngại của quốc gia Nam Á.

Ông chủ Điện Kremlin khẳng định “sẽ làm mọi thứ có thể để kết thúc cuộc chiến này càng sớm càng tốt”, song cũng đổ lỗi cho Ukraine tiếp tục cuộc chiến khi từ chối đàm phán.

“Họ tuyên bố muốn đạt được mục tiêu thông qua quân sự hoặc như họ nói, trên chiến trường”, ông nhấn mạnh.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh SCO, Thủ tướng Modi đã nhắc đến đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở Ukraine, trong đó nhấn mạnh những thách thức nảy sinh từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng, dẫn đến “một cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực chưa từng có”.

Ông cũng kêu gọi SCO thích ứng và “phát triển các chuỗi cung ứng đáng tin cậy, linh hoạt và đa dạng, điều này đòi hỏi các nước phải có sự trao đổi và phối hợp hiệu quả hơn".

Bất đồng và nghi ngờ

Mục đích của SCO ngày càng bị nghi ngờ do có những bất đồng và nghi ngờ nội bộ nghiêm trọng trong khối. Mặc dù Trung Quốc là đối tác chiến lược thân thiết nhất của Nga, song Moscow vẫn ngờ vực và cảnh giác trước Bắc Kinh, và mối quan hệ đó sẽ phát triển như thế nào trong tương lai vẫn là điều chưa thể đoán trước.

Quan hệ Ấn-Nga cũng không ở trạng thái tốt nhất trong những năm gần đây. Khi mà sự gần gũi chiến lược ngày càng tăng giữa Moscow và Bắc Kinh, khó có khả năng nhanh chóng giải quyết các vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa Moscow và New Delhi.

Tin liên quan
Áp lực trung lập của Ấn Độ trong xung đột Nga-Ukraine Áp lực trung lập của Ấn Độ trong xung đột Nga-Ukraine

Trên thực tế, những thách thức đó có thể không vượt qua được vì Nga nhiều khả năng sẽ tiếp tục tìm kiếm mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc khi đối mặt với sự gia tăng thù địch từ phương Tây.

Trong khi đó, với Ấn Độ, Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của nước này. Và với việc Nga phát triển quan hệ thân thiết hơn với Trung Quốc khiến Ấn Độ bị thiệt hại, những rạn nứt trong mối quan hệ Ấn-Nga sẽ ngày càng lớn.

Ngoài những thiện chí ngoại giao, Nga cũng đã bán các loại vũ khí tiên tiến hơn cho Trung Quốc, điều này rõ ràng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của Ấn Độ và cán cân quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Nỗ lực của New Delhi nhằm duy trì mối quan hệ bền chặt với Nga cũng trở thành nhân tố có ảnh hưởng lớn đối với các đối tác an ninh mới của nước này như Mỹ, Nhật Bản, Australia và Pháp.

Những quan hệ đối tác an ninh mới này rất quan trọng đối với Ấn Độ trong việc kiềm chế một Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ. Do đó, không ngạc nhiên khi Ấn Độ đang giữ khoảng cách nhất định với Nga.

Nhìn chung, theo TS. Rajeswari Pillai Rajagopalan, Hội nghị thượng đỉnh không thành công đối với Tổng thống Putin. SCO có thể tồn tại, nhưng quá trình khôi phục của nó sẽ mất thời gian.


* Giám đốc Trung tâm nghiên cứu An ninh, chiến lược và công nghệ (CSST) thuộc Quỹ nghiên cứu nhà quan sát (ORF) có trụ sở ở New Delhi.

Điểm tin thế giới sáng 22/9: Thượng đỉnh Nhật Bản-Hàn Quốc, Mỹ kêu gọi cải tổ Liên hợp quốc, Bulgaria tiệm cận thỏa thuận máy bay F-16

Điểm tin thế giới sáng 22/9: Thượng đỉnh Nhật Bản-Hàn Quốc, Mỹ kêu gọi cải tổ Liên hợp quốc, Bulgaria tiệm cận thỏa thuận máy bay F-16

Thượng đỉnh Hàn Quốc-Nhật Bản lần đầu tiên từ 2019, Tổng thống Mỹ phát biểu tại Liên hợp quốc, Ngoại trưởng EU họp khẩn.. là ...

Điểm tin thế giới sáng 21/9: Indonesia 'vượt cạn' thành công, tàu chiến Mỹ qua eo biển Đài Loan, dự trữ cà phê của Brazil 'xuống đáy'?

Điểm tin thế giới sáng 21/9: Indonesia 'vượt cạn' thành công, tàu chiến Mỹ qua eo biển Đài Loan, dự trữ cà phê của Brazil 'xuống đáy'?

Indonesia tham gia mạng lưới vaccine toàn cầu, tàu chiến Mỹ, Canada quá cảnh qua eo biển Đài Loan, các nước châu Âu tìm cách ...

Bên lề Thượng đỉnh SCO, Thủ tướng Ấn Độ không gặp song phương hai nhà lãnh đạo này

Bên lề Thượng đỉnh SCO, Thủ tướng Ấn Độ không gặp song phương hai nhà lãnh đạo này

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh SCO tại Uzbekistan, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp song phương với 4 nhà lãnh đạo.

Thượng đỉnh SCO: Nước đi mới trong ‘ván cờ’ địa-chính trị quốc tế

Thượng đỉnh SCO: Nước đi mới trong ‘ván cờ’ địa-chính trị quốc tế

Trong lịch sử 21 năm kể từ khi ra đời (năm 2001) đến nay, chưa bao giờ các hoạt động trong khuôn khổ Tổ chức ...

Lịch trình bận rộn của Tổng thống Nga Putin bên lề Thượng đỉnh SCO

Lịch trình bận rộn của Tổng thống Nga Putin bên lề Thượng đỉnh SCO

Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ có các cuộc gặp riêng rẽ với lãnh đạo Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran bên ...

Uzbekistan kỳ vọng ‘đột phá mới’ tại hội nghị thượng đỉnh SCO

Uzbekistan kỳ vọng ‘đột phá mới’ tại hội nghị thượng đỉnh SCO

Chính phủ Uzbekistan kỳ vọng hội nghị thượng đỉnh SCO tới ‘có thể trở thành nền tảng để đoàn kết các nước có ưu tiên ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

Hãng xe Trung Quốc MG dự kiến sẽ trình làng một mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ hoàn toàn mới mang tên MG QS vào cuối năm 2025.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động