TIN LIÊN QUAN | |
RCEP có thể làm sống lại một TPP đã chết? | |
RCEP thông qua điều khoản về doanh nghiệp vừa và nhỏ |
RCEP là hiệp định thương mại tự do chất lượng cao, hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác toàn diện giữa ASEAN và 6 nước đối tác đã có FTA với ASEAN bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. So với các hiệp định đã ký, RCEP có mức độ cam kết mở rộng và cam kết tự do hóa sâu hơn trong thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
Hơn nữa, các nước thành viên của RCEP chiếm tới 24% GDP toàn thế giới và 28% thương mại toàn cầu. Vì vậy, Hiệp định này hứa hẹn mang lại những cơ hội lớn cho các quốc gia thành viên, nhất là các quốc gia có mức độ phát triển thấp.
Đón cơ hội từ Hiệp định RCEP |
Theo các chuyên gia thương mại, các hiệp định có mức độ hội nhập sâu rộng thì các nước chậm phát triển sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Đối với RCEP, Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia có mức độ phát triển thấp hơn các nền kinh tế còn lại, nên cơ hội để Việt Nam và Campuchia hưởng lợi từ hiệp định này là rất lớn. Không chỉ vậy, Việt Nam còn đang ở giai đoạn đầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong khi RCEP lại có mức độ cam kết hội nhập sâu, rộng hơn về thương mại, đầu tư. Điều này sẽ tác động mạnh mẽ, tích cực đến hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Để tận dụng tốt nhất cơ hội từ RCEP, các chuyên gia thương mại nhấn mạnh: Chính phủ và các cơ quan chức năng cần những động thái tích cực hơn trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng cho mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, cũng cần có những định hướng tuyên truyền rõ ràng giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức và có định hướng đầu tư phù hợp.
Đưa ra lời khuyên với các doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng: RCEP là một trong những khu vực có mạng lưới sản xuất kinh doanh năng động và phát triển trên thế giới. Vì thế, doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kỹ và gắn đầu tư vào các mạng lưới cũng như chuỗi giá trị cụ thể. Ngoài ra, các mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị thuộc khu vực RCEP rất chuyên nghiệp, nhưng đa phần dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn kinh tế đến từ các nước lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Do đó, doanh nghiệp phải tìm hiểu rất kỹ đối tác đang chi phối chuỗi này mới có thể thành công trong kinh doanh.
Thông tin trên trang Web của Trung tâm WTO –VCCI cho biết, phiên đàm phán thứ 17 của RCEP được tổ chức tại Kobe (Nhật Bản) trong tuần cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2017 vừa qua, nhằm thúc đẩy hoàn tất đàm phán vào tháng 11 năm nay.
RCEP đứng trước nguy cơ “lỡ hẹn” Việc bổ sung thêm một số thành tố trong Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào RCEP sẽ khiến tiến ... |
Australia, Trung Quốc sẽ thảo luận về RCEP, Biển Đông Trung Quốc mong muốn chuyến đi thăm Australia của Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ thành công trong việc mở rộng ảnh hưởng của Bắc ... |
Ai sẽ lèo lái RCEP? Tờ Financial Times nhận định, cuộc ganh đua nhằm tạo dựng khuôn khổ của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) ... |