Dòng khí đốt của Nga có một sức mạnh ma mãnh để len lỏi, chia cắt chính trường châu Âu. (Nguồn: Oreanda) |
Ấy thế nhưng trong cuộc gặp với người đồng cấp Ba Lan là ông Mateusz Morawiecki, tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz lại bày tỏ mong muốn sớm đưa vào vận hành tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 2, dự án hợp tác giữa Nga và Đức vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu.
Lâu nay, phương Tây muốn gây sức ép với Nga trong vấn đề Ukraine bằng cách vô hiệu hóa nguồn lực quan trọng của nước này là khí đốt. Tuy nhiên, việc thực thi lại chẳng dễ dàng vì mỗi nước một ý.
Nguyên nhân là bởi đã nửa thế kỷ này, dòng khí đốt từ Nga luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng cho châu Âu. Theo thống kê, Nga đáp ứng tới 40% nhu cầu khí đốt của châu lục này.
Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng gia tăng sau đại dịch Covid-19, giá dầu lại vừa mới lên “cơn sốt”, nhiều nước phải xả kho dự trữ để tránh kinh tế lao dốc, làm sao có thể ngoảnh mặt với nguồn khí đốt giá rẻ, lại tốt như của Nga.
Không biết Anh thế nào nhưng Hungary, Serbia đang mừng như bắt được vàng, khi vừa ký được hợp đồng mua khí đốt của Nga với giá rẻ không ngờ, chỉ 270 USD/1.000 mét khối, trong khi giá thị trường tới gần 1.000 USD. Đức thì cũng ngóng từng ngày với dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Với công suất 55 tỷ mét khối khí/năm, dự án này hứa hẹn đem lại cho Berlin hàng tỷ USD lợi nhuận, đồng thời giúp giải cơn khát năng lượng của châu Âu.
Xem ra, dòng khí đốt của Nga có một sức mạnh ma mãnh để len lỏi, chia cắt chính trường châu Âu. Kìm hãm Nga là chuyện dài kỳ của các chính trị gia, còn trước mắt thì những đồng USD mà dòng khí này đem lại mới là thứ cần quan tâm.