Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

TS. Tô Anh Tuấn
Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao
Thế giới đang bước vào giai đoạn chuyển mình nơi nhiều mối quan hệ được thành lập từ cách đây gần 80 năm đã không còn phù hợp nhưng cấu trúc của trật tự thế giới mới vẫn chưa được định hình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dự báo 10 vấn đề nổi bật năm 2025
Các động lực của quan hệ quốc tế năm 2024 cho thấy năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư khiến so sánh lực lượng giữa các nước thay đổi nhanh chóng và chưa dừng lại. Nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống đã và đang nảy sinh khiến cộng đồng quốc tế phải cùng ứng phó. Trong bối cảnh đó, các động lực của quan hệ quốc tế năm 2024 cho thấy năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.

1. Cạnh tranh Mỹ-Trung lan rộng và leo cao

Cạnh tranh Mỹ-Trung đã được nhận định là cuộc cạnh tranh chiến lược mang tính cấu trúc giữa một cường quốc tại vị và một cường quốc đang lên.

Năm 2025, Tổng thống Donald Trump nhiều khả năng sẽ đẩy cao chính sách “Nước Mỹ trước tiên”, cứng rắn hơn với Trung Quốc không chỉ trong các lĩnh vực chính trị, thương mại, công nghệ chiến lược như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, khoáng sản thiết yếu mà có thể mở ra các không gian chiến lược khác như Bắc Cực, khoảng không vũ trụ, đáy đại dương…

2. Mỹ đơn phương giữa các cơ chế đa phương

Trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Donald Trump có thể lại rút khỏi nhiều tổ chức và thỏa thuận quốc tế. Chính quyền Trump có thể dừng tham gia các cơ chế mà ông cho rằng không có lợi cho Mỹ như Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)…

Nhưng Mỹ cũng ở lại và gây sức ép theo hướng có lợi cho Mỹ tại các cơ chế đa phương mà Mỹ cho rằng vẫn cần thiết như Liên hợp quốc, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)…

Việc Mỹ lạnh nhạt với các cơ chế đa phương có thể tạo khoảng trống để các cường quốc khác đề cao vai trò tại các cơ chế đa phương hiện tại và phát triển các cơ chế đa phương không có Mỹ như Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)…

3. Các điểm nóng cũ hạ nhiệt

Xung đột Nga-Ukraine, chiến sự giữa Israel và các lực lượng Hồi giáo, nội chiến tại Syria… đang là các điểm nóng phức tạp nhất trên thế giới, nhưng đều đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Các bên tham chiến tại các cuộc xung đột này có vẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đứng trước nhiều sức ép từ bên trong và bên ngoài về việc tìm các giải pháp ngừng bắn.

Tuy nhiên, các cuộc xung đột này có tìm được các giải pháp hòa bình hay không còn phụ thuộc vào diễn biến thực địa, tình hình nội bộ các bên tham chiến, áp lực từ cộng đồng quốc tế trong đó Mỹ có vai trò quan trọng.

4. Các điểm nóng mới bùng lên hơn

Trong khi các xung đột vũ trang có thể hạ nhiệt, các điểm nóng tiềm tàng lại có thể bùng lên mạnh mẽ hơn. Trong năm 2024, thế giới có 120 cuộc xung đột, liên quan đến gần 60 quốc gia; cao nhất từ năm 1946 cho đến nay. Nhiều khả năng cộng đồng quốc tế sẽ chứng kiến thêm nhiều cuộc xung đột khác trong năm 2025.

Các điểm nóng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương như tình hình Triều Tiên, eo biển Đài Loan, Biển Đông, Myanmar… ít có khả năng chuyển thành các xung đột vũ trang lớn; nhưng nhiều khả năng sẽ nóng hơn, không loại trừ xảy ra các sự cố phức tạp, do các nước lớn, các bên có lợi ích liên quan đều muốn tranh thủ cuộc cạnh tranh quyền lực ở khu vực để bảo vệ lợi ích của mình.

5. ASEAN nỗ lực khẳng định mình

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của thế giới, nơi có sự phát triển kinh tế năng động nhưng cũng đứng trước cạnh tranh quyết liệt của các nước lớn, và nhiều điểm nóng phức tạp. Năm 2025 là năm đầu tiên ASEAN hướng đến Tầm nhìn Cộng đồng 2045 sau Tầm nhìn Cộng đồng 2025.

Dưới vai trò Chủ tịch của Malaysia, ASEAN sẽ cần nỗ lực vạch ra phương hướng củng cố vai trò trung tâm, giải quyết các vấn đề nội khối phức tạp trong đó có vấn đề Myanmar, để tiếp tục là cơ chế đa phương hấp dẫn của khu vực và thế giới.

6. Vấn đề hạt nhân quay trở lại

Năm 2024, các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc đều sửa đổi hoặc khẳng định lại các học thuyết hạt nhân của mình. Nhiều nước có dấu hiệu tiếp tục hiện đại hóa các khu vũ khí hạt nhân; các chương trình hạt nhân tại Iran, Triều Tiên vẫn khiến nhiều nước lo ngại do thiếu thông tin.

Trong khi đó, các cơ chế chống phổ biến, kiểm soát vũ khí chiến lược, giải trừ quân bị hạt nhân tiếp tục bế tắc. Mặt khác, nhu cầu năng lượng tăng cao khiến nhiều nước quay trở lại hoặc cân nhắc triển khai các dự án năng lượng điện hạt nhân. Nga, Trung Quốc triển khai các dự án lò phản ứng hạt nhân mới, Mỹ bắt đầu xây dựng các lò tiên tiến thế hệ III+; các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, UAE… đưa các nhà máy điện hạt nhân vào vận hành.

Dự báo 10 vấn đề nổi bật năm 2025
Thế giới năm 2025 dự báo là năm nhiều biến động với các thách thức và thời cơ đan xen. (Nguồn: Financial Times)

7. Kinh tế thế giới phân mảnh rõ hơn

Dưới tác động của cạnh tranh nước lớn và hệ lụy của đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới năm 2025 sẽ có xu hướng phân mảnh rõ nét hơn. Các chuỗi cung sẽ được điều chỉnh mạnh hơn theo cả ba hướng re-shoring (đưa sản xuất trở lại trong nước), near-shoring (đưa sản xuất về gần nước mình), và friend-shoring (đưa sản xuất về các nước bạn bè).

Các nước lớn sẽ vừa tăng cường cản trở thương mại chiến lược với các nước thù địch, vừa đẩy mạnh liên kết thương mại với các nước bạn bè. Điều này sẽ khiến thế giới phân mảnh hơn và xuất hiện các liên kết kinh tế mới.

8. Thách thức y tế cao hơn trong khi nhân loại già hơn

Mặc dù đại dịch Covid-19 đã lắng dịu, nhưng nguy cơ bùng phát các đại dịch mới vẫn hiện hữu. Năm 2024, nhiều dịch bệnh đã bùng phát tại châu Phi, châu Á, châu Âu liên quan đến các loại virus có độc lực cao hoặc lây lan nhanh như các virus Marburg, Nipah, Dengue, Ebola, bệnh X… WHO cảnh báo hơn 30 loại virus có thể gây bùng phát các đại dịch mới trong thời gian tới.

Trong khi đó, nhân loại ngày càng nhiều hơn và già hơn. Dân số thế giới ước tính sẽ tiến đến mốc 8,3 tỷ người trong năm 2025; độ tuổi trung bình của thế giới sẽ tăng từ mức 30,62 năm 2024 lên 30,86 năm 2025. Tỷ lệ người già trên 60 tuổi sẽ tăng gần gấp đôi từ mức 12% năm 2015 lên 22% năm 2050. Nguy cơ dịch bệnh gia tăng trong bối cảnh dân số ngày càng già hóa sẽ gây nguy cơ và thách thức xã hội tại nhiều nước.

9. Trái đất nóng hơn nhưng nỗ lực chống biến đổi khí hậu lạnh hơn

Năm 2024, lần đầu tiên nhiệt độ Trái đất đã vượt mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hội nghị COP29 đã có bước tiến quan trọng khi thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu và thỏa thuận tài chính khí hậu. Tuy nhiên, nhiều quốc gia cho rằng cam kết 300 tỷ USD hàng năm không đủ để tài trợ cho các nước đang phát triển giảm phát thải.

Việc Mỹ có thể một lần nữa rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và ủng hộ các dự án năng lượng hóa thạch dự báo sẽ gây nhiều khó khăn cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu do Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nước đứng thứ hai về tổng lượng phát thải khí nhà kính, chiểm hơn 11% tổng lượng phát thải toàn cầu.

10. Công nghệ mới - Bùng nổ, cạnh tranh

Năm 2024, thế giới chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt trên các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử, năng lượng tái tạo, y tế, công nghệ không gian… Năm 2025, sự kết hợp của các thành tựu công nghệ trên các lĩnh vực khác nhau dự báo sẽ tạo ra những phát triển mới chưa từng có.

Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực công nghệ sẽ gay gắt hơn không chỉ giữa các công ty mà cả các quốc gia. Các công ty sẽ gia tăng các biện pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên, chống vi rút và tin tặc nhằm bảo vệ các thành quả công nghệ.

Các cường quốc sẽ vừa tìm cách tận dụng các thành tựu công nghệ, vừa ngăn chặn sự phát triển công nghệ của các nước khác thông qua các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, bảo vệ sở hữu trí tuệ, hay quản lý khoáng sản thiết yếu.

Năm 2025 dự báo sẽ là một năm nhiều biến động với các thách thức và thời cơ đan xen. Để có thể vượt qua thách thức và nắm bắt thời cơ, các nước cũng như các doanh nghiệp cần theo dõi sát các diễn biến quốc tế và chủ động thích ứng với các thay đổi để vươn lên.

Năm 2024 mờ mịt hy vọng đã qua, hãy biến Năm mới 2025 trở thành điểm khởi đầu cho tương lai tốt đẹp hơn!

Năm 2024 mờ mịt hy vọng đã qua, hãy biến Năm mới 2025 trở thành điểm khởi đầu cho tương lai tốt đẹp hơn!

Đó là lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres trong thông điệp chào đón Năm mới, được công bố ...

Thế giới rực rỡ thời khắc chào đón Năm mới 2025

Thế giới rực rỡ thời khắc chào đón Năm mới 2025

Pháo hoa thắp sáng bầu trời đêm Giao thừa trên khắp thế giới, khi người dân toàn cầu chào đón Năm mới 2025.

Năm 2024 ăn nên làm ra của các tỷ phú thế giới, hé lộ lĩnh vực làm túi tiền 'phình to'

Năm 2024 ăn nên làm ra của các tỷ phú thế giới, hé lộ lĩnh vực làm túi tiền 'phình to'

Tổng giá trị tài sản ròng của 500 người giàu nhất thế giới đã vượt 10.000 tỷ USD, đánh dấu một năm 2024 túi tiền ...

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất nặng nề từ đại ...

Điểm danh các 'hot trend' kinh tế thế giới năm 2024

Điểm danh các 'hot trend' kinh tế thế giới năm 2024

Năm 2024, dù tăng trưởng ở nhiều quốc gia vẫn chậm lại so với mức trước năm 2020, nhưng nền kinh tế thế giới đã ...

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 6/1/2025: Giá cà phê robusta có tín hiệu đảo chiều, nhiều khả năng giảm trong tuần này, những tín hiệu mới từ thị trường?

Giá cà phê hôm nay 6/1/2025: Giá cà phê robusta có tín hiệu đảo chiều, nhiều khả năng giảm trong tuần này, những tín hiệu mới từ thị trường?

Giá cà phê hôm nay 6/1/2025: Giá cà phê robusta có tín hiệu đảo chiều, nhiều khả năng giảm trong tuần này, những diễn biến mới từ thị trường?
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/1 và sáng 8/1: Lịch thi đấu Carabao Cup - Arsenal vs Newcastle; Cup Nhà vua Tây Ban Nha - CD Eldense vs Valencia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/1 và sáng 8/1: Lịch thi đấu Carabao Cup - Arsenal vs Newcastle; Cup Nhà vua Tây Ban Nha - CD Eldense vs Valencia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/1 và sáng 8/1: Lịch thi đấu Carabao Cup - Arsenal vs Newcastle; Kings Cup Saudi Arabia - Al Hilal vs Al Ittihad.
'Ông lớn' ngành năng lượng Czech đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam

'Ông lớn' ngành năng lượng Czech đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam

Ông Gabriel Staněk, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam của Tập đoàn Sev.en GI cho biết, các doanh nghiệp Czech rất quan tâm đến môi trường đầu tư tại ...
Bài tarot hôm nay 7/1: Bạn và người ấy xung khắc với nhau ở điểm nào?

Bài tarot hôm nay 7/1: Bạn và người ấy xung khắc với nhau ở điểm nào?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá điểm xung khắc giữa bạn và người ấy.
Kết quả xổ số hôm nay, 6/1: XSMN 6/1/2025 - Xổ số TP.HCM, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

Kết quả xổ số hôm nay, 6/1: XSMN 6/1/2025 - Xổ số TP.HCM, xổ số Đồng Tháp và xổ số Cà Mau

XSMN 6/1 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 6/1/2025. Kết quả xổ số hôm nay 6/1, được các công ty Xổ số TP Hồ Chí Minh, Đồng ...
Ecuador nhắn nhủ các ứng cử viên Tổng thống 'khoan dung và tôn trọng' lẫn nhau

Ecuador nhắn nhủ các ứng cử viên Tổng thống 'khoan dung và tôn trọng' lẫn nhau

Ngày 5/1, chiến dịch tranh cử Tổng thống kéo dài một tháng tại Ecuador chính thức khởi động, trong bối cảnh đương kim Tổng thống Daniel Noboa đang đối mặt ...
Ecuador nhắn nhủ các ứng cử viên Tổng thống 'khoan dung và tôn trọng' lẫn nhau

Ecuador nhắn nhủ các ứng cử viên Tổng thống 'khoan dung và tôn trọng' lẫn nhau

Ngày 5/1, chiến dịch tranh cử Tổng thống kéo dài một tháng tại Ecuador chính thức khởi động, trong bối cảnh đương kim Tổng thống Daniel Noboa đang đối mặt với một loạt thách thức.
Iran cáo buộc liên minh của Mỹ 'vi phạm chủ quyền' Yemen

Iran cáo buộc liên minh của Mỹ 'vi phạm chủ quyền' Yemen

Ngày 5/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baghaei phản đối mạnh mẽ các cuộc không kích của liên minh hải quân do Mỹ dẫn đầu ở miền Bắc Yemen, cũng như vụ ...
Ngoại trưởng Mỹ vừa sang Hàn Quốc, Triều Tiên lập tức hành động không nể nang

Ngoại trưởng Mỹ vừa sang Hàn Quốc, Triều Tiên lập tức hành động không nể nang

Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo chưa xác định ra vùng biển phía Đông, giữa lúc Ngoại trưởng Mỹ có chuyến thăm Hàn Quốc.
Mỹ: 'Giặc rét' ập đến, thủ đô Washington trong tình trạng khẩn cấp, Quốc hội vẫn họp về chiến thắng của ông Trump

Mỹ: 'Giặc rét' ập đến, thủ đô Washington trong tình trạng khẩn cấp, Quốc hội vẫn họp về chiến thắng của ông Trump

Bất chấp bão tuyết lớn đang hoành hành khắp nước Mỹ, Quốc hội vẫn sẽ nhóm họp vào ngày 6/1 để xác nhận về chiến thắng cuộc bầu cử cho ông Trump.
Khủng hoảng Hàn Quốc: CIO tìm cách gia hạn lệnh bắt Tổng thống, Tòa án chốt ngày điều trần luận tội Thủ tướng, đối đầu căng giữa người biểu tình

Khủng hoảng Hàn Quốc: CIO tìm cách gia hạn lệnh bắt Tổng thống, Tòa án chốt ngày điều trần luận tội Thủ tướng, đối đầu căng giữa người biểu tình

Cơ quan điều tra Hàn Quốc nỗ lực thực hiện lệnh bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol, trong bối cảnh lệnh này hết hạn vào nửa đêm 6/1.
Danh tính nhân vật vừa được Tổng thống Mỹ đắc cử Trump gọi là 'người phụ nữ tuyệt vời làm chấn động châu Âu'

Danh tính nhân vật vừa được Tổng thống Mỹ đắc cử Trump gọi là 'người phụ nữ tuyệt vời làm chấn động châu Âu'

Thủ tướng Italy Meloni đã có chuyến đi bất ngờ tới Florida và là một trong những nhà lãnh đạo châu Âu hiếm họi gặp Tổng thống Mỹ đắc cử Trump.
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động