TIN LIÊN QUAN | |
Hơn 5 thập kỷ Học bổng ITEC | |
Du học Ấn Độ: Đi tìm giá trị thực |
Tham dự sự kiện có Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish, GS. TS Phạm Văn Đức - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, GS. Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Hà Minh Huệ. Tham dự sự kiện còn có đại diện nhiều trường đại học của Ấn Độ và Việt Nam.
Đại sứ Ấn Độ Parvathaneni Harish phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: MH) |
Phát biểu tại sự kiện, GS. TS Phạm Văn Đức cho biết: “Hợp tác về giáo dục đạo tạo giữa Việt Nam và Ấn Độ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bước ngoặt trong quan hệ song phương. Nó có khả năng thay đổi chất lượng mối quan hệ giữa hai nước trong dài hạn. Hệ thống giáo dục Ấn Độ có rất nhiều thế mạnh và tiềm năng nhưng chưa được khai thác, sự hiểu biết của sinh viên Việt Nam về giáo dục Ấn Độ còn hạn chế. Vì vậy, cần tăng cường kết nối giáo dục đào tạo giữa hai bên”.
Cũng tại sự kiện, Đại sứ Parvathaneni Harish nhấn mạnh: “Là một quốc gia đa dạng về dân tộc và văn hóa, Ấn Độ luôn thu hút hàng ngàn sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, tạo sự tương tác đa văn hóa. Việc tương tác giữa các nền văn hóa khác tạo sự khoan dung, chấp nhận sự đa dạng và giúp xây dựng mối quan hệ văn hóa gần gũi. Hệ thống giáo dục của Ấn Độ trong hai thập kỷ qua có những bước phát triển mạnh và trở thành một trung tâm giáo dục hàng đầu châu Á. Ấn Độ là nước có nền giáo dục chất lượng mà chi phí hợp lý".
Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: MH). |
Buổi hội thảo đã thu hút các nhà hoạch định chính sách, các nhà giáo dục và các doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ để thảo luận và chia sẻ kiến thức, tạo sự phát triển trong quan hệ đối tác chiến lược trong ngành giáo dục giữa hai nước.
Hiện, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 thế giới về lượng sinh viên du học chuyển tiếp ở Mỹ, đứng thứ 2 thế giới ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia. Giáo dục Ấn Độ, với nhiều tiêu chí thuận lợi như: Học phí hợp lý, môi trường đào tạo nghiên cứu theo chuẩn quốc tế, đội ngũ giảng viên đến từ nhiều cơ sở đào tạo giáo dục hàng đầu thế giới, cơ hội học chuyển tiếp tốt và hoạt động tuyển sinh tích cực… đã thu hút được số lượng lớn sinh viên Việt Nam đến đây học tập. Theo các chuyên gia tư vấn giáo dục, ước tính có hơn 500 sinh viên Việt Nam đến Ấn Độ du học.
(Từ phải qua trái) Đại sứ Parvathaneni Harish (thứ 2 từ phải) và GS.TS Phạm Văn Đức (thứ 3, từ phải) cùng các đại biểu thăm gian hàng. (Ảnh: MH) |
Đặc biệt, hàng năm, Chính phủ Ấn Độ dành nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam thông qua nhiều chương trình khác nhau như: Chương trình Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật (ITEC), Chương trình học bổng văn hóa (GCSS), Chương trình trao đổi giáo dục (EEP), Chương trình hợp tác Mekong - Sông Hằng...
Chia sẻ về chương trình, chị Bạch Thanh Bình, giảng viên Trường Học viện Ngoại giao cho hay: “Gần đây, người Việt bắt đầu biết nhiều về Ấn Độ qua báo chí, phim ảnh, hiểu và yêu thích văn hóa Ấn Độ hơn. Tuy nhiên, cũng báo chí, có những nguồn thông tin về môi trường không an toàn đối với các học sinh nữ. Do vậy, họ có những e dè nhất định. Tôi là người học tập ở Ấn Độ 7 năm và thấy rằng môi trường học tập ở đây rất tốt và an toàn. Với chất lượng tốt và chi phí rẻ hơn nhiều so với học tập ở các nước phương Tây, tôi nghĩ sẽ có nhiều sinh viên lựa chọn học tập tại đây”.
Đại sứ quán Mỹ tổ chức Triển lãm Du học Ngày 12/3, Trung tâm Tư vấn Giáo dục Mỹ EducationUSA, trực thuộc Phòng Văn hoá Thông tin, Đại sứ quán (ĐSQ) Mỹ tại Hà Nội ... |
Ngày hội Giáo dục Vương quốc Anh 2018 Ngày hội Giáo dục Vương quốc Anh 2018 là cơ hội để các học sinh và các bậc phụ huynh trực tiếp gặp gỡ đại ... |
Kỷ niệm 50 năm học bổng ITEC Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Ấn Độ đã tổ chức Ngày hội ITEC nhân kỷ niệm 50 năm Chương trình hợp tác ... |