Nhỏ Bình thường Lớn

Dù là đối thủ đáng gờm, Mỹ vẫn khó 'dứt tình' với Trung Quốc

Khuôn khổ cho chính sách can dự đối với Trung Quốc được mong đợi từ lâu của chính quyền Tổng thống Joe Biden, được Ngoại trưởng Antony Blinken công bố vào tháng trước, có thể được tóm lược bằng các cụm từ: "Đầu tư, liên kết, cạnh tranh".

Bài phát biểu của ông Blinken tại trường Đại học George Washington hôm 26/5, diễn ra sau khi Mỹ công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF), được coi là bước tiến lớn nhằm đưa Washington vượt qua trạng thái đối đầu thuần túy, vốn đang chi phối mối quan hệ với Bắc Kinh.

Dù là đối thủ đáng gờm, Mỹ vẫn khó 'dứt tình' với Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Biden thừa nhận, việc Bắc Kinh tham gia đầy đủ hơn vào trật tự quốc tế có thể mang lại lợi ích đáng kể cho tất cả các bên. (Nguồn: Socialist Appeal)

Đôi bên cùng có lợi

Chính quyền Tổng thống Biden thừa nhận rằng, mặc dù Trung Quốc là một cường quốc đối thủ, việc Bắc Kinh tham gia đầy đủ hơn vào trật tự quốc tế có thể mang lại lợi ích đáng kể cho tất cả các bên.

Nếu chính quyền Tổng thống Biden muốn đạt tiến bộ nhanh chóng trong tiến trình can dự tích cực hơn với Trung Quốc, cơ sở hạ tầng chính là lĩnh vực thích hợp để bắt đầu. Ngoại trưởng Blinken cho rằng, đầu tư nghiên cứu và phát triển là lĩnh vực mà Trung Quốc đã vượt Mỹ, bên cạnh cơ sở hạ tầng vốn cũng là một lĩnh vực khác mà Mỹ đã đánh mất vị thế.

Trung Quốc hiện đầu tư 8% GDP vào hạ tầng so với 1% GDP ở Mỹ. Bắc Kinh đã tích cực sử dụng nền tảng hạ tầng để nâng cao vị thế quốc tế thông qua Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) và các chương trình khác.

Tin liên quan
Với Mỹ, Trung Quốc là gì? Với Mỹ, Trung Quốc là gì?

Trong khi đó, bất chấp quy mô lớn của Đạo luật Việc làm và đầu tư hạ tầng liên bang (IIJA) trị giá 1.200 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Biden, Mỹ lại đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề này.

Do đó, Washington kỳ vọng việc duy trì hợp tác và cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ giúp giải quyết sự mất cân bằng này, đáp ứng nhu cầu cấp bách của cả hai quốc gia và hỗ trợ cả ba trụ cột trong chính sách can dự với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Biden.

Đối với trụ cột đầu tiên là đầu tư, Ngoại trưởng Blinken đã nói đến đầu tư của Mỹ vào năng lực tạo dựng nền tảng cạnh tranh vững chắc hơn. IIJA là minh chứng đầu tiên cho chiến lược này nhờ nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden, song vẫn chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu cơ sở hạ tầng của Mỹ.

Trong khi IIJA chỉ cung cấp 1.200 tỷ USD tài trợ cho nền tảng hạ tầng trong 8 năm, Hiệp hội Kỹ sư xây dựng Mỹ vào năm 2021 ước tính, nguồn kinh phí cần thiết để phát triển hạ tầng của Mỹ trong 10 năm tới còn thiếu tới 2.600 tỷ USD so với mức tối thiểu, tức là mức duy trì hạ tầng hiện có bằng các sửa chữa cần thiết mà chưa có dự án mới nào.

Đầu tư tư nhân là cần thiết để bù đắp sự thiếu hụt này và một ngân hàng hạ tầng là cơ chế đầu tư đúng đắn. Điều này sẽ kích thích đầu tư tư nhân và đảm bảo hoạt động cấp vốn trên cơ sở dài hạn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ngân hàng này sẽ hoạt động độc lập với chu kỳ chính trị, vốn thúc đẩy tư duy ngắn hạn. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư tư nhân, cũng như các nhà đầu tư công, chẳng hạn như quỹ hưu trí nhà nước, bằng cách đóng vai trò là trung tâm thanh toán bù trừ, lựa chọn các dự án có triển vọng nhất.

Ngoài ra, ngân hàng sẽ đóng vai trò như một nguồn cung cấp kiến thức chuyên môn về quản lý dự án cho các chính quyền tiểu bang và địa phương, những nơi thường thiếu các nguồn lực này.

Cơ sở hạ tầng là điểm khởi đầu

Liên quan đến trụ cột thứ hai là liên kết, can dự với các đồng minh của Mỹ và các thể chế đa phương về hạ tầng để khôi phục ảnh hưởng quốc tế của Washington, cũng như thiết lập lằn ranh đối với Trung Quốc.

Để cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và con đường, Mỹ và châu Âu nên rót vốn vào các tổ chức đa phương hiện có, như Ngân hàng Thế giới (WB) và các ngân hàng phát triển khu vực.

Mỹ cũng có thể hợp tác với BRI của Trung Quốc để tích hợp sáng kiến này vào hệ thống dựa trên quy tắc quốc tế. Điều này cần sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và các thể chế đa phương nhằm thực hiện các dự án phát triển tương tự trong nhiều thập kỷ và thiết lập các tiêu chuẩn được công nhận về đầu tư có trách nhiệm.

Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính hỗ trợ phát triển cũng được tài trợ tốt hơn, bao gồm các tổ chức quốc gia như Công ty Tài chính phát triển quốc tế Mỹ, có thể cung cấp một nền tảng như vậy.

Ngoài ra, Mỹ và Nhật Bản nên tham gia Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB). Việc Mỹ tẩy chay tổ chức này là một sai lầm. Sự tham gia của Mỹ và Nhật Bản sẽ giúp đảm bảo, AIIB và các công ty Trung Quốc có liên quan được tích hợp vào hệ thống toàn cầu dựa trên quy tắc.

Tin liên quan
Khẳng định không tìm cách thay đổi Trung Quốc, Mỹ tính kế gì với Bắc Kinh? Khẳng định không tìm cách thay đổi Trung Quốc, Mỹ tính kế gì với Bắc Kinh?

Cuối cùng, khi nói đến trụ cột thứ ba là cạnh tranh, việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng khiến Mỹ có sức cạnh tranh hơn với Trung Quốc, song vẫn có không gian cho sự hợp tác.

Trung Quốc đang dư thừa năng lực cơ sở hạ tầng ở trong nước và có cả vốn đầu tư dự phòng. Trong khi đó, Mỹ lại cần vốn để phát triển hạ tầng và cần cơ sở để can dự mang tính xây dựng với Bắc Kinh. Do đó, việc mời Trung Quốc đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong nước Mỹ là một giải pháp hợp lý.

Khoản đầu tư như vậy phải được quản lý cẩn thận trong bối cảnh các hiệp định toàn diện sẽ giải quyết một loạt các mục tiêu của Mỹ và quốc tế. Cơ hội đầu tư sẽ là một đòn bẩy. Các điều khoản và điều kiện phải được áp đặt, cả về chi tiết đầu tư và hỗ trợ các mục tiêu chính sách của Mỹ.

Điều này có một số lợi thế tiềm năng. Nỗ lực hợp tác để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng cấp bách của khu vực Á-Âu, cũng như tiềm năng hợp tác sẽ nâng cao các tiêu chuẩn và thông lệ của Trung Quốc, bao gồm cả hoạt động cho vay đối với các dự án quốc tế và viễn cảnh các công ty.

Việc Trung Quốc nâng cao tiêu chuẩn của họ để tham gia vào các dự án sẽ đưa ra những thông lệ tốt nhất đó trở lại Trung Quốc, mang lại lợi ích toàn cầu.

Có thể nói, đối với chính sách can dự giữa Mỹ và Trung Quốc, hợp tác mang tính xây dựng là đáp án và cơ sở hạ tầng là điểm khởi đầu.

Chấm dứt cuộc chiến thương mại với Trung Quốc không giúp Mỹ đủ sức mạnh ngăn 'cơn bão' lạm phát

Chấm dứt cuộc chiến thương mại với Trung Quốc không giúp Mỹ đủ sức mạnh ngăn 'cơn bão' lạm phát

Một số nhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế và hiệp hội thương mại cho rằng, thuế quan từ thời cựu Tổng thống Mỹ ...

Mỹ xác nhận quan hệ thương mại với Trung Quốc đang trong giai đoạn khó khăn

Mỹ xác nhận quan hệ thương mại với Trung Quốc đang trong giai đoạn khó khăn

Ngày 31/1, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết, quan hệ thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đang ở giai đoạn khó ...

(theo Nikkei Asia)

Tin cũ hơn

Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Một công ty tại New York bị trừng phạt, Washington siết giao dịch mua bất động sản của nước ngoài gần căn cứ quân sự Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Một công ty tại New York bị trừng phạt, Washington siết giao dịch mua bất động sản của nước ngoài gần căn cứ quân sự
Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua