Vài năm trở lại đây, TP. Quy Nhơn (Bình Định) là điểm đến hấp dẫn bởi phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, dịch vụ lưu trú thuận tiện… Đặc biệt, ẩm thực ở Quy Nhơn cũng có nét đặc trưng riêng mà du khách nhất định phải thử khi đặt chân đến. (Nguồn: Dân trí)
Bún sứa là món ăn thanh mát, thích hợp cho những ngày hè nắng nóng tại Quy Nhơn. Sứa tươi được sơ chế kỹ để giữ được độ giòn và vị ngọt tự nhiên, ăn kèm với bún tươi, rau sống và nước dùng thanh mát. Nước dùng của bún sứa được ninh từ xương cá, mang lại vị ngọt dịu, không gây ngán, tạo cảm giác dễ chịu khi thưởng thức. (Nguồn: Vinwonders)
Bánh xèo tôm nhảy là món ăn đặc trưng ở rất nhiều nơi. Nhưng ở Quy Nhơn, bánh xèo có những nét riêng không thể lẫn được. Nhân được lựa chọn là những con tôm tươi, được bắt trong đầm từ đêm hôm trước, bột bánh nhào nặn bằng tay. Nước chấm là thứ không thể thiếu để tạo nên sự thơm ngon cho bánh. (Nguồn: Vinwonders)
Bánh ít lá gai được biết như một món ăn làm quà mỗi lần ghé chân đến Quy Nhơn. Tuy dẻo nhưng ăn không hề bị dính. Khách thưởng thức có thể cảm nhận vỏ bánh mềm, mịn, thơm của nếp, nhân dừa ngọt vừa đủ. (Nguồn: Quy Nhơn)
Bánh hỏi lòng heo là một trong những đặc sản độc đáo của Quy Nhơn, kết hợp giữa hương vị thanh đạm của bánh hỏi và vị đậm đà của cháo lòng. Bánh hỏi được làm từ bột gạo, cuộn thành từng lớp mỏng, mềm và có độ dai vừa phải. Khi thưởng thức, bánh hỏi được phết một lớp dầu hẹ để tạo độ thơm ngậy, cuốn với rau sống, chấm nước mắm chua ngọt để tăng thêm hương vị. (Nguồn: Du lịch Quy Nhơn)
Bánh tráng nước dừa là món ăn dân dã, quen thuộc của người dân Quy Nhơn, nổi bật với hương vị béo ngậy từ nước cốt dừa. Được làm từ bột gạo, nước dừa, mè đen cùng với một số gia vị, bánh tráng nước dừa giòn, bùi, thơm, thích hợp dùng kèm mắm nhum hoặc mắm ruốc. Khi nướng, bánh tỏa ra hương thơm phức, kích thích vị giác của thực khách. (Nguồn: nucuoimekong.com)
Được chế biến từ thịt heo nạc giã hoặc xay nhuyễn, trộn đều với mỡ cùng các gia vị như muối, tiêu, ớt, đường, tỏi… rồi nắm thành hình vuông, nem chợ Huyện hội tụ đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.... Nem có thể được xiên que và nướng trên bếp than hồng. Đặc trưng hơn, món ăn này cũng được bóc ăn liền, cuốn bánh tráng, thêm diếp cá, dưa leo, xoài xanh… sau đó chấm ngập trong bát nước chấm, đưa lên thưởng thức và cảm nhận. (Nguồn: Sacotravel)
Bánh hồng, món đặc sản của vùng đất Bình Định, nhìn hao hao chè lam. Nguyên liệu làm ra bánh hồng đều rất dân dã gồm gạo nếp, đường kính và dừa. Bánh không quá ngọt, lại vừa dẻo vừa dai dai, sần sật của dừa cũng như dậy thơm mùi nếp. Tuy nhiên, khi để ngoài không khí lâu, bánh sẽ đanh lại, mất đi độ mềm. (Nguồn: Vinwonders)
Chả ram tôm đất được nằm trong tốp món ngon Quy Nhơn, bởi không chỉ ngày thường mà vào dịp đặc biệt như lễ, Tết, món này không thể thiếu trong bữa cơm. Nguyên liệu chính làm chả ram tôm đất khá đơn giản, gồm tôm đất, thịt ba chỉ, bánh tráng. Miếng chả ram chiên giòn rụm, nóng hổi, ăn kèm với rau sống và chấm nước mắm chua ngọt sẽ khiến thực khách ăn mãi không chán. (Nguồn: nucuoimekong.com)
Bánh canh da heo gây thương nhớ với phần nước dùng thanh ngọt và da heo giòn. Nước dùng được hầm từ xương heo, mang vị ngọt tự nhiên, trong khi da heo được làm sạch và nấu vừa tới để giữ được độ giòn. Món bánh canh này thường được ăn kèm với rau sống, hành lá và nước mắm ớt cay, tạo nên sự hòa quyện hài hòa về hương vị. (Nguồn: vivu5sao)
Mực rim rất phổ biến ở nhiều địa phương, cũng là món ăn vặt được nhiều du khách lựa chọn mua làm quà. Có rất nhiều loại khác nhau như mực rim đường, mực rim tỏi ớt... thế nhưng mực rim tỏi ớt cay vẫn là món được yêu thích nhất. Vị mặn mòi của khô mực, vị cay nồng của tỏi và ớt kết hợp chút đường đã khiến món ăn thêm đậm vị. (Nguồn: nucuoimekong.com)
Gà chỉ Quy Nhơn thực chất không phải tên của một loại món ăn hay một loại gà. Đây là hoạt động độc đáo và được xem là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người dân Quy Nhơn – Bình Định. Các món gà mặc dù không đa dạng nhưng cách chế biến ngon và lạ. Thịt gà mềm, mỗi món là một hương vị khác nhau. Một con có thể chế biến được hai món, lòng mề đem nấu với miến hoặc cháo. Nước chấm cũng rất đa dạng, mỗi món đều có nước chấm khác nhau để tăng hương vị cho món ăn. (Nguồn: Vinwonders)
Tré là món đặc sản của nhiều tỉnh miền Trung, đặc biệt là Bình Định. Món này thường được dùng như món khai vị trong các bữa ăn. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được vị mặn, ngọt, chua, cay và có chút chan chát. Nguyên liệu để làm món Tré đều là những thứ quen thuộc như: Thịt tai heo, thịt đầu heo, ba chỉ cùng với gia vị mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi. (Nguồn: Đặc sản 3 miền)
Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.