TIN LIÊN QUAN | |
Hà Nội chưa đồng ý cho đơn vị nào lập quy hoạch bờ sông Hồng | |
Bộ Nông nghiệp nói gì về đề xuất hạ cốt đê sông Hồng? |
Để khách Tây cũng thích
Các công ty lữ hành Hà Nội đang tích cực quảng bá, thu hút khách tham gia các tour ngoạn cảnh sông Hồng và những thắng cảnh hai bên bờ. Thông thường, tàu thủy đưa du khách đi dọc con sông chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cây cầu - nhân chứng lịch sử cho sự phát triển của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến như cầu Chương Dương, Long Biên, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân và Thăng Long.
Du khách nghe giới thiệu về lịch sử các ngôi đền cổ trong tour sông Hồng. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Trong tuyến kết nối Hà Nội với Hưng Yên, du khách được đưa vào thăm đền Đại Lộ, đền Dầm, đền Chử Đồng Tử - những di tích lịch sử nổi tiếng thờ các vị thánh, cuối cùng ghé thăm và mua quà lưu niệm tại làng gốm Bát Tràng.
Các tour du lịch trên sông Hồng thường diễn ra trong ngày, có thể tham khảo tour “Sông Hồng – Những nhịp cầu”, “Sông Hồng - Hành trình những bản tình ca”, “Trở lại Hoa Lư”, “Khám phá Phố Hiến xưa và nay”… Trên hành trình sông nước, du khách không chỉ được nghe lịch sử những cây cầu mà còn được thả đèn hoa đăng, nghe hát quan họ, hát chầu văn, chèo, ca trù... tại các điểm đến.
Chị Hoàng Khánh Vân, hướng dẫn viên du lịch cho biết: “Nhiều du khách quốc tế, nhất là những người đến Hà Nội lần thứ hai, muốn khám phá những làng cổ ven sông để tìm hiểu văn hóa và lối sống Việt Nam”. Tuy nhiên, chị cho rằng hiện nay cơ sở hạ tầng bến bãi ở đây còn nghèo nàn. Để thu hút được khách nước ngoài, các công ty lữ hành phải đa dạng hóa sản phẩm du lịch. “Thí dụ, nếu cung cấp thêm dịch vụ du lịch đi xe đạp tham quan các làng ven sông, sẽ có nhiều du khách “Tây” ưa thích. Tuy vậy, họ cũng đòi hỏi chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp”, chị Vân nói.
Cần điểm nhấn
Lẽ ra với tiềm năng như vậy, các tour sông Hồng có thể trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Nội từ lâu. Tuy nhiên, hiện sản phẩm này mới chỉ thu hút được lượng khách khiêm tốn, khoảng 20.000 du khách mỗi năm, trong đó khách quốc tế chiếm 30%.
Lý giải về điều này, bà Đặng Bích Thọ, Giám đốc một công ty khai thác tuyến du lịch này nhận xét: “Tour sông Hồng đã có từ nhiều năm nhưng chưa phát triển như mong muốn. Tuy sông Hồng đã được trị thủy, luồng nước êm ả nhưng cảnh quan chưa đẹp mắt. Hai bên bờ còn một số bãi phế thải, hút cát… nên không hấp dẫn khách”.
Theo chị Thanh Huyền, quản lý một công ty du lịch khác ở Hà Nội, muốn thu hút khách quốc tế thì phải thay đổi nhiều yếu tố. Khách nước ngoài đòi hỏi tour có điểm nhấn, mà các tour này chưa làm được. Ngoài ra, chương trình, sản phẩm, dịch vụ cũng phải thay đổi để chuyên nghiệp và hấp dẫn khách quốc tế hơn. “Ví dụ, đối với khách nước ngoài, việc ngồi trên tàu mấy tiếng đồng hồ và nghe thuyết minh gây tâm lý mệt mỏi. Điều hấp dẫn họ là được vào thăm những làng nghề truyền thống hai bên sông, tìm hiểu những nét văn hóa, lịch sử ở các điểm đến trong chuyến đi”.
Bà Ứng Bích Thuận, du khách từ Hà Nội, nhận xét rằng cần có chương trình giao lưu giữa các du khách khi ngồi trên tàu để tăng sự gần gũi.
“Khi chúng tôi vào thăm các đền, giá như được xem biểu diễn hầu đồng thì hay biết mấy. Khi vào Bát Tràng, nếu được tham quan các công đoạn làm gốm sứ tại các lò gốm sẽ thú vị hơn là chỉ đi thăm chợ. Chúng tôi mong rằng các tour du lịch sông Hồng sẽ được cải thiện nhiều hơn”.
Hà Nội đề xuất hạ đê sông Hồng để giảm ùn tắc UBND TP. Hà Nội đề nghị Bộ NN&PTNT thống nhất phương án cho hạ cao trình mặt đê tại đoạn từ Khách sạn Thắng lợi ... |
Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt Dự án tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng Ngày 9/5, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường về ... |
Hà Nội tăng cường bảo trì “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” Thực hiện Năm Trật tự văn minh đô thị và triển khai các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô, ... |