TIN LIÊN QUAN | |
Em gái Chủ tịch Kim Jong-un nhân tố tiêu biểu trong chiến lược “ngoại giao bóng hồng” | |
Hôm nay, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thăm chính thức Việt Nam |
Hai bên chưa chuẩn bị đủ tốt
Theo TAZ, cuộc gặp giữa Donald Trump và Kim Jong-un không đạt được kết quả vì thiếu sự chuẩn bị. Eric Ballbach, người đứng đầu nhóm nghiên cứu “Triều Tiên và an ninh quốc tế” tại FU Berlin cũng có nhận định tương tự. Ông bình luận trên DW: “Có vẻ như cả Mỹ và Triều Tiên đã chưa chuẩn bị tốt cho thượng đỉnh, hoặc ít nhất là không đủ tốt. Đó cũng là vì các kênh tiếp xúc hai bên rất mới và có ít thời gian để chuẩn bị tất cả các chi tiết. Cả hai nước cũng không có quan hệ ngoại giao chính thức”.
TAZ đánh giá, không có một chiến lược hay một cách tiếp cận nhất quán nào từ phía Mỹ. Hành vi thất thường là một phần trong chiến lược đàm phán của ông Trump và điều này đã ít nhiều thể hiện ở Hà Nội. Kể từ lần gặp đầu tiên cách đây 8 tháng tại Singapore, cả hai bên thậm chí không thể thống nhất về ý nghĩa của việc “phi hạt nhân hóa”. Cách tiếp cận của ông Trump tại Hà Nội chỉ ra rằng, nguy cơ tranh chấp hạt nhân tại một trong những khu vực kinh tế quan trọng nhất trên thế giới vẫn chưa giảm.
Ngoài ra, TAZ cũng cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump không đưa ra thỏa thuận chung là chính xác bởi ông không thể đưa ra quá nhiều nhượng bộ trong khi không kiểm soát được vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đi dạo bên ngoài khách sạn Metropole vào sáng ngày 28/2. Nguồn: AP) |
Một nỗ lực dài hơi
Tờ Süddeutsche Zeitung (SZ) thì không quá bất ngờ khi Mỹ và Triều Tiên chưa có tiến bộ trong giải quyết vấn đề hạt nhân. Tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên ở Singapore, hai nhà lanh đạo đã nhắc đến mục tiêu hấp dẫn là “phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên”, tuy nhiên hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về ý nghĩa của cụm từ này, chứ đừng nói gì đến các bước thực hiện và khả năng hoàn thành mục tiêu.
Giới chuyên gia nhận định rằng, việc giải quyết chương trình hạt nhân của Triều Tiên phải mất từ 10 - 15 năm để hoàn thành - trong trường hợp ông Kim Jong-un sẵn sàng tham gia.
SZ bình luận: “Đã có những hoài nghi rất lớn. Các quy trình kỹ thuật phức tạp sẽ phải được thống nhất và hai bên cần có một kế hoạch chi tiết, với các bước xây dựng lòng tin cùng các biện pháp minh bạch hóa các cơ sở hạt nhân khép kín. Việc đàm phán sẽ phải mất nhiều năm. Ngay cả với thỏa thuận hạt nhân Iran, hàng trăm chuyên gia đến từ các đơn vị khác nhau tham gia trong 3 năm mà cũng không thu được gì”.
Còn theo DW, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump – Kim Jong-un tại Hà Nội đã truyền đi thông điệp quan trọng rằng, các hoạt động chính trị tượng trưng là chưa đủ. Bước tiếp theo cần thiết là tất cả các bên liên quan trong khu vực – Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc - nên ngồi lại với Mỹ và Triều Tiên để tìm giải pháp mà tất cả đều có thể chấp nhận được cho phi hạt nhân hóa. Đây là cách duy nhất để đặt nền tảng cho hòa bình lâu dài trong khu vực.
SZ nhận định: “Một quá trình đàm phán đa phương đầy gian nan có thể là một sợi chỉ đỏ đối với Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo, nhưng đây là chiến lược đầy hứa hẹn duy nhất.”
Khám phá nền kinh tế “bí ẩn nhất thế giới” Đường phố ở Thủ đô Bình Nhưỡng giờ đã có đủ ôtô để dịch vụ rửa xe xuất hiện, người dân có thể dùng ứng ... |
Phản ứng của giới nghị sỹ Mỹ sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 Ngày 28/2, mặc dù trở về nước và không đạt được một thỏa thuận nào sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim ... |
Nga, Trung đồng quan điểm "quá trình giải quyết vấn đề Triều Tiên cần phải có thời gian" Ngày 28/2, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova cho biết, nước này hoan nghênh việc Tổng thống Mỹ Donald Trump và ... |