Dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình: Hoàn thiện khuôn khổ bảo vệ trẻ em

ThS. Đặng Văn Trình - ThS. Nguyễn Hữu Sứ
Bạo lực gia đình đối với trẻ em đã và đang để lại hậu quả hết sức nguy hại. Trẻ em bị bạo lực không chỉ ảnh hưởng về thể chất, sức khỏe mà còn liên quan đến yếu tố tinh thần.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình: Hoàn thiện khuôn khổ bảo vệ trẻ em
Bạo lực gia đình đối với trẻ em để lại hậu quả hết sức nguy hại. (Nguồn: Global Giving)

Năm 2021 bạo lực trẻ em đã giảm 1,6% so với năm 2020 nhưng lại xảy ra một số vụ việc bạo lực trẻ em trong gia đình đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận, xã hội. Với quan điểm: bảo vệ trẻ em là một trong những chiến lược quan trọng, dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đang đang được Quốc hội thảo luận nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi bạo lực, đặc biệt là bạo lực gia đình và mang lại môi trường sống an toàn cho trẻ.

Những nguy cơ đáng báo động

Bảo vệ trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất nước. Một thực tế đáng buồn trong thời gian qua tuy đã giảm 1,6% nhưng tình hình xâm hại trẻ em lại diễn biến phức tạp, xảy ra một số vụ việc bạo lực trẻ em trong gia đình đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong xã hội. Theo báo cáo của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), năm 2021, trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 72,84%, tăng 5,3% so với năm 2020.

Bạo lực gia đình đối với trẻ em đã và đang để lại hậu quả hết sức nguy hại. Trẻ em bị bạo lực không chỉ ảnh hưởng về thể chất, sức khỏe mà còn liên quan đến yếu tố tinh thần. Theo các chuyên gia, phản ứng về mặt tâm lý khi trẻ em đối mặt với những tình huống bạo lực là rất lớn ngay cả trước khi tình huống bạo lực xảy ra; ảnh hướng đến sự tự tin, khiến trẻ phải sống trong lo sợ; không chỉ ám ảnh lúc thức mà còn in hằn vào trong giấc mơ.

Những vết thương về mặt tinh thần sẽ để lại những di chứng, khuyết tật tâm lý nặng nề sau này. Hành vi bạo lực của người thân trong gia đình còn là gương xấu, ảnh hưởng đến hành vi của các em đối với bạn bè, những người xung quanh và thậm chí là với con của các em sau này.

Trẻ em với nhân cách, thể trạng chưa hoàn thiện, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào người lớn, vào cha mẹ, người nuôi dưỡng, cần có môi trường lành mạnh để hoàn thiện. Nạn nhân bị bạo lực gia đình là trẻ em khó có khả năng phản ứng, kháng cự, kêu cứu. Thực tế thời gian qua cho thấy nhiều vụ bạo lực gia đình đối với trẻ em đặc biệt nghiêm trọng xảy ra, trường hợp trẻ em bị bạo hành trong một thời gian dài chỉ bị phát hiện khi các em đã được đưa đến bệnh viện trong tình trạng đã tử vong hoặc nguy kịch đến tính mạng.

Gia đình là nền móng của xã hội, vốn được xem là môi trường an toàn với trẻ em, nhưng đa phần các vụ việc xâm hại trẻ em đến từ người thân. Tình trạng này đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu gia đình và Giới thực hiện năm 2019 chỉ ra rằng 69% trẻ em cho biết đã từng bị bố mẹ xử phạt bằng bất kỳ hình thức nào như đánh, đấm, đạp, tát… và 31,6% cha mẹ thừa nhận họ đã xử phạt con bằng hình thức bạo lực. Mặt khác, trẻ em cũng là nhóm xã hội có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục trong gia đình, theo đó trong số trẻ bị xâm hại tình dục có tới 21,3% bị chính người thân trong gia đình xâm hại.

Năm 2021, theo thống kê của Bộ Công an, trong tổng số gần 2.000 vụ xâm hại trẻ em, hầu hết do chính người thân trong gia đình gây ra. Cũng trong năm 2021, theo Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em trong tổng số cuộc gọi liên quan đến bạo hành trẻ em thì số vụ do chính những người thân trong gia đình gây ra chiếm tới 75%.

Nhiều vụ việc bạo hành trẻ em thương tâm xảy ra trong gia đình với các trường hợp cha mẹ ly thân, ly hôn, trẻ em bị bạo hành bởi cha dượng, mẹ kế, chồng hờ, vợ hờ của cha mẹ. Điều đáng lên án là một số vụ bạo hành có sự dung túng, bao che, tiếp tay bởi chính những người ruột thịt của các em, đây là hồi chuông báo động cho các cơ quan liên quan, cộng đồng xã hội và những bậc làm cha, mẹ trong thời gian qua.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu gia đình và Giới thực hiện năm 2019: 69% trẻ em cho biết đã từng bị bố mẹ xử phạt bằng bất kỳ hình thức nào như đánh, đấm, đạp, tát… và 31,6% cha mẹ thừa nhận họ đã xử phạt con bằng hình thức bạo lực. Mặt khác, trẻ em cũng là nhóm xã hội có nguy cơ cao bị xâm hại tình dục trong gia đình. Theo đó, trong số trẻ bị xâm hại tình dục có tới 21,3% bị chính người thân trong gia đình xâm hại.

Hướng tới bảo vệ nạn nhân là trẻ em

Trước thực trạng đó, để bảo vệ trẻ em khỏi những nguy cơ bạo lực gia đình, Quốc hội dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) (dự thảo Luật) gồm có 6 chương, 56 điều đang được tiếp tục cho ý kiến, thảo luận với một số nội dung hướng tới nạn nhân là trẻ em sau:

Nguyên tắc nguyên tắc phòng, chống, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình bạo lực gia đình của dự thảo Luật đều hướng tới bảo vệ trẻ em. Trong đó, Khoản 6, Điều 5 dự thảo Luật quy định: “Ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên yếu thế trong gia đình (phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ, trẻ em…)”; Khoản 2 Điều 31 nêu rõ: “Ưu tiên bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật”.

Có thể thấy, trẻ em luôn là đối tượng đầu tiên dự thảo Luật hướng tới để bảo vệ khỏi bạo lực cũng như ảnh hưởng của các hành vi bạo lực gia đình. Trong quá trình xét xử các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình, luôn cần quan tâm đến việc bảo đảm quyền và lợi ích của trẻ em khi trẻ là nạn nhân hay trực tiếp hoặc gián tiếp bị ảnh hưởng của các hành vi bạo lực gia đình. Đồng thời, khi bạo lực gia đình xảy ra, trẻ em cũng là đối tượng ưu tiên trước nhất được bảo vệ, hỗ trợ.

Bên cạnh đó, bạo lực với trẻ em là “tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình”. Có thể thấy, pháp luật Việt Nam nói chung và dự Luật nói riêng luôn xử lý nghiêm minh hành vi làm tổn hại đến trẻ em.

Dự thảo Luật dành một mục lớn để quy định về biện pháp hỗ trợ, kiểm soát hành vi bạo lực gia đình nhằm ngăn chặn, đẩy lùi hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em từ sớm, từ xa. Trong đó, quy định rõ ràng, cụ thể về biện pháp kiểm soát hành vi bạo lực (Điều 53); giáo dục kiến thức pháp luật cho người có hành vi bạo lực (Điều 54); giáo dục kỹ năng kiểm soát cho người có hành vi bạo lực gia đình (Điều 55) và cai nghiện rượu, bia đối với trường hợp gây bạo lực gia đình (Điều 56).

Đây là những điểm mới, nổi bật để phòng tránh, đẩy lùi nguy cơ bạo lực gia đình, từ đó tạo ra môi trường sống an toàn cho trẻ; đồng thời nêu cao trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi, nguy cơ bạo lực từ sớm.

Luật hóa trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc giám sát người có hành vi bạo lực sau khi bị xử lý nhằm bảo vệ nạn nhân nói chung và nạn nhân là trẻ em nói riêng khỏi nguy cơ tái diễn bạo lực gia đình. Điều 50 quy định: “Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; thành viên Ban công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thôn, tổ dân phố; chi hội trưởng các tổ chức chính trị-xã hội; công an cấp xã có trách nhiệm giám sát người có hành vi bạo lực gia đình sau khi được xử lý theo quy định của pháp luật”.

Điều này cho thấy sự vào cuộc mạnh mẽ, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc nắm bắt tình hình, giải quyết những vấn đề phát sinh tại cơ sở, ngăn chặn, phòng ngừa nguy cơ bạo lực gia đình đối với trẻ em.

Quy định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan chức năng trong việc phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn bạo lực gia đình cùng như các cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm thực hiện và xã hội hóa công tác này để bảo vệ trẻ em.

Trong đó, luật hóa trách nhiệm từ trung ương đến địa phương; từ các bộ, ban ngành đến các tổ chức xã hội, chính quyền sở tại. Điều này cho thấy, phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ, chăm sóc nạn nhân đặc biệt nạn nhân là trẻ em không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là của cả hệ thống chính trị, xã hội để mang lại môi trường sống an toàn tại gia đình. Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng quy định về các biện pháp nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tinh thần, danh dự, các quyền, lợi ích của trẻ em.

Khắc phục những hạn chế, bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam nhất là liên quan đến trẻ em. Sau 15, Luật hiện hành đã bộc lộ những tồn tại về công tác phối hợp liên ngành trong bảo vệ trẻ em; khó khăn, trở ngại trong khai báo, cung cấp thông tin khi bị bạo hành; tiêu chí của hòa giải viên, tổ hòa giải cũng như những quy định cụ thể về việc cứu người trong trường hợp cấp thiết, đặc biệt với các nạn nhân là trẻ em…

Do vậy, dự thảo Luật đã bổ sung tiêu chuẩn đối với hòa giải viên (Điều 28), nhân viên tư vấn, nhân viên hỗ trợ (Điều 67)…; việc phối hợp liên ngành (Điều 38)… Để bảo đảm những nhu cầu thiết yếu cho người bị bạo lực gia đình, đặc biệt là trẻ em, dự thảo Luật ban hành những nội dung về hỗ trợ khẩn cấp nhưng nhu cầu thiết yếu như chỗ ở, ăn mặc, vật dụng cá nhân phù hợp với lứa tuổi nhằm bảo đảm những điều kiện tốt nhất cho trẻ em.

Dự thảo Luật quy định rõ ràng, cụ thể về biện pháp kiểm soát hành vi bạo lực (Điều 53); giáo dục kiến thức pháp luật cho người có hành vi bạo lực (Điều 54); giáo dục kỹ năng kiểm soát cho người có hành vi bạo lực gia đình (Điều 55) và cai nghiện rượu, bia đối với trường hợp gây bạo lực gia đình (Điều 56). Đây là những điểm mới, nổi bật để phòng tránh, đẩy lùi nguy cơ bạo lực gia đình, từ đó tạo ra môi trường sống an toàn cho trẻ; đồng thời nêu cao trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi, nguy cơ bạo lực từ sớm.

Hoàn thiện pháp luật để bảo vệ trẻ

Bên cạnh những nội dung mới, nổi bật trong việc bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình, dự thảo Luật vẫn cần được hoàn thiện, bổ sung một số vấn đề sau:

Trước hết, cần làm rõ riêng các hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em, trong đó có thể bổ sung hành vi cưỡng ép, sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác. Đồng thời, bổ sung các quy định về biện pháp hòa giải trong phòng ngừa bạo lực gia đình đối với trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình là trẻ em.

Hai là, cần có quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ việc xác định vai trò, trách nhiệm của người giám hộ hay người đại diện theo pháp luật của trẻ em trong bảo đảm quyền và nghĩa vụ người bị bạo lực. Theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2015, người chưa đủ 16 không có năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch dân sự của người chưa đủ 16 do người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Trẻ em không thể yêu cầu các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn; không thể trực tiếp yêu cầu bồi thường thiệt hại; thậm chí quyền khiếu nại, tố cáo về phòng, chống bạo lực gia đình cũng không thể thực hiện. Mặt khác, việc cung cấp thông tin không phù hợp đối với đối tượng trẻ em phải thông qua người giám hộ hay người đại diện theo pháp luật.

Ba là, cần nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật trong trường hợp người gây ra hành vi bạo lực với trẻ lại người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của trẻ em. Theo đó, quy định rõ ràng, chi tiết quyền và trách nhiệm của người giám hộ đương nhiên, người giám hộ được cử, người đại diện theo pháp luật để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, đồng thời phù hợp với quy định tại khoản 3, điều 53, Luật Trẻ em năm 2016.

Bốn là, bổ sung quy định cần phát huy vai trò của nhà trường, đội ngũ giáo viên trong tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em nhất là trẻ từ 6 tuổi trở lên vào mục các hình thức tư vấn nhằm tăng cường sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong bảo vệ trẻ em trước các hành vi bạo lực do chính người thân của trẻ gây ra. Có thể mở rộng phạm vi, địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác bạo lực gia đình phù hợp với trẻ em.

Nỗ lực phòng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam

Nỗ lực phòng, chống bạo lực gia đình tại Việt Nam

Ngày 12/9, đại diện các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng chia sẻ những hoạt động góp phần phòng, chống bạo ...

Phát động cuộc thi sáng tạo ý tưởng trò chơi bảo vệ trẻ em

Phát động cuộc thi sáng tạo ý tưởng trò chơi bảo vệ trẻ em

Ngày 08/9/2022 tại Hà Nội, Lễ phát động cuộc thi Sáng tạo Ý tưởng trò chơi bảo vệ trẻ em đã được Cục Trẻ em ...

Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em - Ưu tiên hàng đầu trong ASEAN

Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em - Ưu tiên hàng đầu trong ASEAN

Cùng với hai trụ cột Chính trị-An ninh và Kinh tế của ASEAN, trụ cột Văn hóa-Xã hội luôn được Việt Nam quan tâm và ...

Ngôi nhà Ánh dương: Thúc đẩy mục tiêu không còn bạo lực giới cùng các hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ngôi nhà Ánh dương: Thúc đẩy mục tiêu không còn bạo lực giới cùng các hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 15/7, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đã cam kết triển khai các ...

Trao quà cho người nghèo và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Nghệ An

Trao quà cho người nghèo và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Nghệ An

Ngày 11/6, đồng chí Lê Doãn Hợp, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Chủ ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; vòng bảng bóng đá nam Olympic Paris 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/7 và sáng 28/7: Lịch thi đấu giao hữu - Arsenal vs MU; môn bóng đá nam Olympic Paris 2024 - Nhật Bản ...
Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Điểm chuẩn đại học 2024 sẽ biến động thế nào?

Các chuyên gia tuyển sinh dự báo, điểm chuẩn đại học năm nay có thể tăng cao ở nhiều ngành, trường.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương chung tay, phối hợp trong bảo vệ và bảo đảm quyền con người

Văn phòng thường trực về nhân quyền phối hợp BCĐ Nhân quyền Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, tập huấn công tác năm 2024.
Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ứng phó hiệu quả với các mối đe dọa trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 22/7 đã diễn ra Hội thảo 'Phụ nữ, Hòa bình và An ninh mạng' nhằm giúp phụ nữ và trẻ em gái ứng phó với các thách thức trên không gian mạng.
Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Bình Định phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường

Chương trình phối hợp “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã tạo hiệu ứng tích cực trong công tác ...
Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Tăng cường hợp tác đa phương cần đặt người dân ở vị trí trung tâm

Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện các cam kết trong các lĩnh vực hòa bình, an ninh, phát triển bền vững và thúc đẩy nhân quyền.
'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

'Thắp sáng tương lai' cho những nạn nhân chất độc da cam/dioxin

Hưởng ứng Ngày vì nạn nhân chất độc da cam, chương trình nhắn tin 'Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam' nhận được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng.
Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam đề nghị các nước cùng triển khai hành động chung, dựa trên cam kết chung, nhận thức chung, mục tiêu chung để tạo môi trường di cư an toàn.
Bài 2: Cuộc chiến toàn lực và dài hơi với tội phạm mua bán người

Bài 2: Cuộc chiến toàn lực và dài hơi với tội phạm mua bán người

Đấu tranh với tội phạm mua bán người, Việt Nam đã nỗ lực thông qua những cam kết, hợp tác quốc tế mạnh mẽ và triển khai nhiều giải pháp.
Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người

Bài 1: Vạch trần các thủ đoạn tinh vi nhằm dụ con mồi 'sập bẫy' của tội phạm mua bán người

Tội phạm mua bán người thường sử dụng các nền tảng mạng xã hội, ứng dụng trên internet để tiếp cận nạn nhân với các phương thức, thủ đoạn tinh vi.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Tỉnh An Giang thực hiện tốt các chương trình, chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tại Việt Nam: Đã đến lúc phải đánh giá khách quan!

Tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tại Việt Nam: Đã đến lúc phải đánh giá khách quan!

Là quốc gia với đời sống tín ngưỡng tôn giáo phong phú, Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm không ai bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo...
Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết do Việt Nam 'chấp bút': Thay lời muốn nói!

Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết do Việt Nam 'chấp bút': Thay lời muốn nói!

Hội đồng Nhân quyền thông qua Nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người là lời kêu gọi hành động mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.
Phải hành động trong tất cả các giai đoạn của chu trình di cư

Phải hành động trong tất cả các giai đoạn của chu trình di cư

Trong quá trình di cư, người di cư phải đối mặt nhiều rủi ro, do đó, để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của họ, cần một góc nhìn '360' độ.
Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hàng trăm nghìn trẻ em ở Gaza mất quyền được học tập

Hơn 625.000 trẻ em Palestine đã không được học hành trong hơn 8 tháng qua, kể từ khi Israel mở chiến dịch tấn công Hamas ở Dải Gaza.
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Ủy ban bầu cử độc lập (IEC) của Nam Phi cho biết hôm 6/6, hơn 43% đại diện mới được bầu vào Quốc hội nước này là phụ nữ.
Phiên bản di động