Nhỏ Bình thường Lớn

Dù xảy ra bất kỳ điều gì, Trung Quốc sẽ không 'quay lưng' với phần còn lại của thế giới

TGVN. Thành viên Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Yu Yongding đã có bài viết về chiến lược 'tuần hoàn kép' của Trung Quốc, trong đó khẳng định, dù xảy ra bất kỳ điều gì, Trung Quốc sẽ không bao giờ 'quay lưng' với phần còn lại của thế giới.
Dù xảy ra bất kỳ điều gì, Trung Quốc sẽ không 'quay lưng' với phần còn lại của thế giới
Triển vọng kinh tế Trung Quốc trong quý IV/2020 sẽ ổn định hoặc cải thiện. (Nguồn: SCMP)

Theo ông Yu Yongding, qua thời gian, một chu trình nhập khẩu hàng hóa trung gian để gia công và sau đó xuất khẩu ra thế giới được thiết lập; dự trữ ngoại hối dần dần được tích tụ, để từ đó tiếp tục giúp nhập khẩu thêm hàng hóa trung gian phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

Ông Yu Yongding cho rằng, việc đưa ra khái niệm mới "tuần hoàn kép" không hàm ý bất kỳ sự thay đổi căn bản nào trong nhân sinh quan tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Dù xảy ra bất kỳ điều gì, Trung Quốc sẽ không bao giờ quay lưng lại với phần còn lại của thế giới.

Trong khi đó, theo một báo cáo gần đây, dù đại dịch tác động tiêu cực đến sự tích tụ của cải toàn cầu, Trung Quốc vẫn đứng thứ hai thế giới về số lượng tỷ phú.

Tính đến cuối tháng 7/2020, trong số 2.189 tỷ phú được xác định bởi PricewaterhouseCoopers (PwC) và UBS có tới 415 tỷ phú đến từ Trung Quốc. Đây là con số cao lịch sử, đưa Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai sau Mỹ về số người có tài sản trên 1 tỷ USD. Tổng tài sản của các tỷ phú tính đến cuối tháng 7/2020 là 10.200 tỷ USD, trong đó Trung Quốc đóng góp 17%.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2019, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc là 136,9 tỷ USD, giảm 4,3%, song quy mô dòng đầu tư chỉ đứng sau Nhật Bản với 226,5 tỷ USD về lưu lượng.

Vào cuối 2019, tổng lượng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ra nước ngoài là 2.200 tỷ USD, đứng sau Mỹ với 7.700 tỷ USD, Hà Lan là 2.600 tỷ USD, đứng thứ 2 về qui mô dòng đầu tư và thứ 3 về tổng lượng đầu tư trực tiếp. Báo cáo cũng cho biết, dòng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc chiếm 10,4% của toàn thế giới, tổng lượng chiếm 6,4%.

Số liệu mới nhất của Tổng cục thuế quốc gia Trung Quốc cũng cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã cắt giảm 1.877,3 tỷ Nhân dân tệ thuế và phí.

Khảo sát đối với 100.000 công ty là đối tượng nộp thuế trọng điểm của Tổng cục thuế quốc gia cho thấy, 89,4% kỳ vọng tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2020 sẽ "ổn định" hoặc "cải thiện", tăng 4,7% so với dự báo quý 3/2020.

Theo phản hồi của doanh nghiệp, trong 5 năm qua, các chính sách ưu đãi về thuế không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, củng cố niềm tin của doanh nghiệp, mà còn đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi và nâng cấp ngành nghề.

Trong lĩnh vực dịch vụ, theo số liệu của Caixin, chỉ số Caixin/Market PMI ngành dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 9/2020 đạt 54,8%, tăng 0,8% so với tháng 8/2020, tháng thứ 5 liên tiếp nằm trên mức trung tính (50%).

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết trong 8 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã hoàn thành giải ngân 2,1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (NDT) (khoảng 303 tỷ USD), tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái; xây dựng 232 công trình giao thông lớn trên toàn quốc, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nhiều địa phương Trung Quốc kỳ vọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là giải pháp để đối phó với giảm tốc kinh tế do tác động của đại dịch, đồng thời tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực dân sinh như y tế, sức khỏe, giáo dục sẽ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội tồn tại.

Trong lĩnh vực năng lượng, Trung Quốc đang đầu tư hàng chục tỷ USD vào các dự án hóa dầu mới, mặc dù nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu nội địa dự kiến sẽ bão hòa trong vòng 5 năm tới, dẫn đến nguy cơ phá giá sản phẩm tinh chế tại thị trường khu vực.

Hiện có ít nhất 4 dự án công suất khoảng 1,4 triệu thùng/ngày đang trong quá trình xây dựng tại các tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và Yên Đài, đó là chưa kể việc bổ sung công suất 1 triệu thùng/ngày từ đầu năm 2019. Mặc dù các dự án mới chủ yếu hướng tới hóa dầu và nhựa nhằm cạnh tranh với đối thủ Đài Loan và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, nguồn cung nhiên liệu trong nước hiện đã vượt xa cầu, dẫn đến việc các doanh nghiệp lọc hóa dầu Trung Quốc buộc phải xuất khẩu gần 1 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, nhu cầu nội địa có thể sẽ tăng chậm hơn trong tương lai khi Trung Quốc bắt đầu quá trình chuyển đổi trung hòa khí thải dài hạn đến năm 2060.

Dự kiến, Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 5.000 tỷ USD để mở rộng quy mô điện gió và điện mặt trời lên 5.040 GW (tăng 11 lần so với hiện nay), cũng như chi trả các chi phí xã hội liên quan đến việc cắt giảm 50% tiêu thụ than.

Trong khi đó, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đức. Bộ Thương mại Trung Quốc gần đây cho biết, Trung Quốc và Đức lâu nay là bạn hàng thương mại quan trọng nhất đối với mỗi nước.

Theo số liệu, từ 2016 tới nay, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Đức trên thế giới. Quý II/2020, Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn nhất của Đức. Việc thương mại hai nước phát triển nhanh chóng có lợi cho quan hệ hai nước tốt đẹp, bổ sung ưu thế kinh tế, có lợi cho việc Trung Quốc mở cửa thị trường không ngừng.

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ hậu Covid-19

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ hậu Covid-19

TGVN. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 9 vừa qua tăng mạnh trong bối cảnh một số đối tác thương mại ...

Trung Quốc liệu có thắng trong cuộc đua phục hồi kinh tế hậu Covid-19 ?

Trung Quốc liệu có thắng trong cuộc đua phục hồi kinh tế hậu Covid-19 ?

TGVN. Trong khi phần lớn thế giới đang phải 'ra sức' ngăn chặn các ca nhiễm Covid-19 mới thì kinh tế Trung Quốc đã đạt ...

Nobel Kinh tế - Giải Nobel khác biệt nhất tìm được chủ, khép lại mùa giải 2020

Nobel Kinh tế - Giải Nobel khác biệt nhất tìm được chủ, khép lại mùa giải 2020

TGVN. Chiều 12/10 (theo giờ Việt Nam), hai nhà kinh tế Mỹ Paul. R.Milgrom và Robert B.Winson đã giành giải Nobel Kinh tế năm 2020.

(theo Bloomberg/China Daily/Tân Hoa Xã)

Tin cũ hơn

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn' Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh, doanh nghiệp nói Mỹ đang thực hiện 'cái bẫy lớn'
Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc